Thủ thuật kéo dài chân: tăng chiều cao, thêm nguy hiểm
Các thủ thuật kéo dài chân ban đầu được sử dụng để điều trị các khuyết tật hoặc thương tích ở chi, nhưng gần đây, tại Ấn Độ đã xuất hiện xu hướng làm những thủ thuật này chỉ với mục đích duy nhất là tăng chiều cao.
Phẫu thuật thẩm mỹ không dừng lại ở việc tiêm Botox hay nâng mũi – mà nhiều khi nó có thể khá kỳ quặc với những thủ thuật khác nhau, từ cấy ria mép đến “phẫu thuật tự sướng”. Nhưng có lẽ đáng báo động hơn cả là những thủ thuật thẩm mỹ nhằm mục đích kéo dài chân, cho những ai muốn được cao hơn và có đôi chân dài hơn.
Ở Ấn Độ và nhiều nước khác, chiều cao và đôi chân dài “miên man” được xem là đặc điểm uyến rũ. Nó mang đến cảm giác rằng việc kéo dài chân sẽ được thêm vào danh sách các phẫu thuật thẩm mỹ và biến đổi cơ thể vốn có.
Năm ngoái, người mẫu Alexandra Transer đã kéo dài chân thêm 5cm để đạt được mục tiêu tham vọng của mình trong giới người mẫu.
Video đang HOT
Còn cô gái 24 tuổi Komal đến từ Kota, miền tây Ấn Độ, ca ngợi thủ thuật đã mang lại cho cô một cuộc sống mới: “Giờ đây tôi tự tin hơn nhiều,” cô nói với tờ The Guardian. “Tôi chỉ cao có 1m35. Mọi người thường chế nhạo tôi vì điều đó và tôi không thể kiếm được việc làm. Bây giờ em gái tôi cũng đang kéo dài chân”.
Đối với khách du lịch chữa bệnh muốn tìm kiếm những thủ thuật giá rẻ, thì ngành công nghiệp này ở Ấn Độ khá hấp dẫn. Nhưng khi tình trạng thiếu quản lý và thiếu đào tạo cho bác sĩ diễn ra tràn lan, thì những thủ thuật này có thể gây hại nhiều hơn là lợi – và trong trường hợp xấu nhất nó có thể cướp đi cuộc sống của bạn.
“Đây là một trong những phẫu thuật thẩm mỹ khó nhất, vậy mà nhiều người thực hiện nó chỉ sau khóa học một hai tháng”, bác sĩ Amar Sarin, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Delhi đã thực hiện nhiều ca mổ kéo dài chân cho biết. “Không có trường lớp, không được đào tạo bài bản, không có gì hết”.
Các bác sĩ như Sarin cho rằng rằng việc phẫu thuật chỉ nên tiến hành khi không còn cách nào khác có tác dụng. Đó là để điều trị hoặc chữa trị các tình trạng bệnh như biến dạng chi hoặc chấn thương.
“Chúng tôi thường từ chối mọi người. Đầu tiên chúng tôi cố gắng tư vấn cho họ, nhưng đã có những bệnh nhân thậm chí đe dọa sẽ tự tử nếu tôi từ chối làm phẫu thuật. Tôi đã hai lần phải gọi cảnh sát trong tình huống khẩn cấp như thế”.
Tất nhiên, có những thủ thuật kéo dài chân được thực hiện vì lý do y học thuần túy,. Trên thực tế, phẫu thuật này lần đầu tiên được phát triển bởi Gavriil Ilizarov, một bác sĩ người Ba Lan sống tại một thị trấn nhỏ ở Siberia. BS Ilizarov sáng tạo ra những thủ thuật để giúp những người bị thương ở chi hoặc bị dị tật bẩm sinh.
Theo đó, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ đập vỡ xương chân của bệnh nhân, đặt vào đó dụng cụ implants, sau đó chờ bệnh nhân nằm trong khung kéo trong nhiều tháng cho đến khi họ có thể đi lại được.
Theo BĐT Dân Trí
Làn da săn chắc không cần phẫu thuật
Công nghệ Thermage phát ra sóng vô tuyến có tần số cao xuyên qua lớp bề mặt và đi sâu vào những lớp trong của da, giúp da săn chắc, đồng thời kích thích các tế bào còn "ngủ quên", sản sinh ra các bó sợi collagen mới.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, khi bước qua tuổi 25, khả năng sản sinh tế bào mới của da giảm dần và da dễ mất nước, ảnh hưởng đến các rào chắn của biểu bì, dẫn đến sự hư hỏng các sợi collagen và elestine là nguyên nhân chính làm giảm chức năng tái tạo da. Kết quả là da sẽ hình thành các nếp nhăn và vết chân chim, bắt đầu một quá trình lão hóa da.
Với sự tiến bộ của khoa học, phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp quay ngược thời gian, mang đến tuổi trẻ cho làn da, nhưng lại gây đau đớn, cần nghỉ dưỡng nhiều ngày và ẩn chứa nhiều rủi ro. Bên cạnh việc các thẩm mỹ viện áp dụng nhiều phương pháp trẻ hóa da như: Kỹ thuật siêu mài mòn bằng đầu ống kim cương, chất độn silicon và restylane để xóa nếp nhăn trên da... còn có biện pháp tiêm botox, giúp các nếp nhăn trên da mặt dần biến mất. Nhưng do phương pháp này chỉ có hiệu quả 4-8 tháng, bạn phải định kỳ đến các cơ sở thẩm mỹ và chuẩn bị tinh thần cho những mũi tiêm mới nếu không muốn làn da tái lão hóa thậm chí chứng kiến những nếp nhăn ngày càng sâu hơn trước.
Tuy nhiên, hiện nay, săn chắc da không phẫu thuật đã trở thành một trào lưu thẩm mỹ mới được nhiều khách hàng lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn cao. Trong lĩnh vực này, dù mới du nhập vào Việt Nam, nhưng tại nhiều nước trên thế giới, công nghệ Thermage của Mỹ luôn đứng hàng đầu trong lựa chọn điều trị săn chắc da của khách hàng. Đây là công nghệ được chứng nhận bởi FDA Mỹ trong việc làm săn chắc da hiệu quả và tạo các đường nét tự nhiên, mềm mại cho cơ thể và khuôn mặt chỉ sau một lần điều trị duy nhất.
Công nghệ Thermage có thể áp dụng với mọi loại da và nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể như: vùng mi mắt, khuôn mặt, cánh tay, bụng, mông... với cơ chế phát ra sóng vô tuyến có tần số cao (RF - Radio Frequency). Mỗi lần tiếp xúc với da, năng lượng sẽ xuyên qua lớp bề mặt và đi sâu vào những lớp trong của da, ngay lập tức làm nóng đều các vùng thể tích collagen mà nó tiếp xúc, khiến cho các bó sợi này co lại, đàn hồi hơn, giúp da săn chắc tức thì, đồng thời kích thích các tế bào còn "ngủ quên" sản sinh ra các bó sợi collagen mới.
Theo VNExpress
Mỹ nhân "miệng méo, mắt trợn trừng" sau phẫu thuật thẩm mỹ Nhiều sao Hàn và sao Hoa ngữ đã khiến cho khán giả giật mình với khuôn mặt cứng đơ và méo mó của mình. Các mỹ nhân đẹp lên nhờ dao kéo nhiều, song trường hợp bị chúng "vùi dập" nhan sắc không ít. Đặc biệt khi tuổi tác ngày càng tăng, những ai ham hố dao kéo sẽ lộ rõ những di...