Thư tay đặc biệt của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa hơn 1.700km
Từ vùng cao Sơn La, một bức thư tay đặc biệt đã vượt hơn 1.700km, qua 2 lần phà, đò để đến với xã đảo duy nhất của TP.HCM.
Người viết bức thư đặc biệt ấy là cô giáo Quàng Thị Xuân (SN 1990, dân tộc Thái), Phó hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn – một ngôi trường nằm trong xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Còn người nhận bức thư đặc biệt này là cô Quãng Thị Thu Cúc – giáo viên trường Mầm non Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM).
Cô Quàng Thị Xuân chụp ảnh cùng học trò.
Theo cô Xuân, với nhiều em học sinh nơi đây, việc đến trường, được học con chữ, biết thêm những điều mới mẻ về thế giới ngoài kia không chỉ là mơ ước mà còn là hành trình đầy gian nan. Thế nhưng, chính những điều kiện thiếu thốn ấy lại là động lực thôi thúc nữ giáo viên và đồng nghiệp cố gắng hết mình, để học trò được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến.
Với mong muốn hiểu rõ hơn việc dạy và học nơi đảo xa, cũng như những khó khăn thách thức trên hành trình gieo mầm tri thức, cô Xuân quyết định viết thư gửi tới các đồng nghiệp nơi đây.
“Các anh chị đồng nghiệp thân mến! Theo em được biết, để dạy học ở nơi hải đảo xa xôi, các thầy cô giáo cũng rất vất vả. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng… Nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc.
Em viết lá thư này một phần cũng vì muốn hiểu rõ hơn về việc dạy học nơi đảo xa. Chỗ anh chị công tác có còn thực trạng học sinh bỏ học không? Ở đảo cơ sở vật chất đã đảm bảo chưa, có còn phòng học tạm không? Để góp sức mình cho sự nghiệp trồng người, thầy cô đã vượt qua khó khăn như thế nào?…”, cô Xuân viết trong thư.
Video đang HOT
Bức thư viết tay của cô giáo Quàng Thị Xuân. (Ảnh: NVCC)
Nữ giáo viên vùng cao không quên nhắn hỏi, hàng năm vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy cô nơi đảo xa thường nhận được tình cảm của các trò ra sao. “Còn chúng em nơi miền núi cứ mỗi dịp 20/11 về thường nhận được rất nhiều tình cảm của các trò qua những bó hoa dại xuyến chi, dã quỳ… nhưng chúng em cảm thấy ấm lòng bởi những điều chân chất, giản dị ấy”, cô Xuân hạnh phúc kể.
Cuối thư, cô Xuân bày tỏ mong ước cùng các đồng nghiệp chung sức, chung lòng, vượt qua mọi khó khăn, vất vả của vùng miền, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp trồng người mà thầy cô đã lựa chọn.
Bày tỏ niềm xúc động khi nhận được những lời nhắn gửi chân tình từ đồng nghiệp, cô Quãng Thị Thu Cúc nói qua thư, cô cảm thấy khoảng cách giữa biên giới – hải đảo như xích lại gần hơn.
“Bức thư giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, những khó khăn mà các đồng nghiệp đang công tác nơi vùng cao như chị Xuân đang trải qua. Điều này khiến cho những thách thức mà giáo viên xã đảo chúng tôi đang phải đối mặt vơi đi phần nào”, cô Cúc nói.
Theo cô Cúc, những khó khăn trong hành trình dạy học của bản thân, nhỏ hơn rất nhiều so với những gì đồng nghiệp nơi hải đảo tiề.n tiêu, vùng biên cương của Tổ quốc đang phải trải qua. 10 năm công tác tại xã đảo duy nhất của TP.HCM, điều khiến cô tự hào vẫn luôn là câu nói: “Tôi là một giáo viên!”.
Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không
Hơn 16 năm bám bản gieo chữ, cô giáo Long Thị Duyên (SN 1986) luôn nuôi dưỡng tình yêu trẻ với mong muốn đem con chữ đến với vùng cao.
Lớn lên trên mảnh đất Pác Nặm (Bắc Kạn), cô Long Thị Duyên phần nào thấu hiểu những khó khăn người đồng bào nơi đây đã và đang trải qua. Cuộc sống vùng cao thiếu thốn nên các bậc làm cha, làm mẹ dành nhiều thời gian trên nương rẫy hơn việc chăm sóc con cái, "đám trẻ cứ thế lớn lên như cây cỏ". Tuổ.i thơ của cô cũng không ngoại lệ, bố mẹ đi làm xa, phải tự lập, do vậy từ nhỏ cô luôn ấp ủ trở thành giáo viên mầm non để yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các em nhỏ.
Những năm học phổ thông, cô kiên trì mục tiêu vào đại học, rồi làm giáo viên để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ. Cô Duyên thi đỗ ngành sư phạm Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hải Phòng (nay là Đại học Hải Phòng).
Lớp học 7 không
Được đến giảng đường đại học với cô Duyên là một kỳ tích. Vượt quãng đường hơn 300km từ bản làng đến trường đại học, n.ữ sin.h dân tộc Tày khi ấy không ngừng nỗ lực, chăm chỉ học tập và rèn luyện. Năm 2007 cô xuất sắc tốt nghiệp đại học.
Cầm trên tay tấm bằng cử nhân sư phạm, cô Duyên chọn xin về gần nhà dạy hợp đồng tại trường Mầm non Bộc Bô.
"Tôi được phân công về dạy ở điểm trường Khẩu Vai, cách trường chính và trung tâm xã chừng 7 km. Ngày ấy, đường vào điểm trường toàn đất đỏ, đi lại khó khăn, nhiều đoạn dốc cao chỉ có thể đi bộ. Từ trung tâm xã đi vào điểm trường mất khoảng 1-2 tiếng", cô Duyên nhớ lại.
Dù sinh ra ở vùng cao, nhưng đến khi trở thành giáo viên, đến tận nơi dạy học, cô Duyên thấm hết những cơ cực của đồng bào nơi đây, cả bản chỉ thấp thoáng vài ngôi nhà gỗ, phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng nương. "Những ngày đầu vào điểm trường, lớp được dựng tạm bằng tre, ngày mưa thì dột ước hết sách vở, ngày lạnh thì cô trò co ro ôm nhau sưởi ấm bên bếp lửa giữa lớp, gió rít bốn bề", cô Duyên nói.
Ngày ấy, các cô giáo thường đùa nhau đây là điểm trường 7 không: không phòng học kiên cố, không thiết bị học tập, không bảng phấn, không điện, không nước, không sóng điện thoại, không thể giao tiếp với học sinh, phụ huynh. Học trò 100% là dân tộc Mông, Dao, các em đến lớp không biết tiếng Kinh, cô trò chỉ có giao tiếp bằng cử chỉ, diễn tả hành động, quá trình dạy học càng gian nan.
"Dạy tiếng phổ thông cho trẻ người dân tộc rất khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn và phát âm chuẩn. Khi phát âm, trẻ thường bị pha lẫn tiếng mẹ đẻ, dẫn đến bị ngọng, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì sửa, nhắc lại nhiều lần, diễn tả bằng khẩu hình chậm để các em quan sát và phát âm theo", cô Duyên chia sẻ.
Để học trò làm quen với Tiếng Việt tốt hơn, cô Duyên chuẩn bị nhiều tranh ảnh, đồ dùng bắt mắt có chú thích chữ cái gây thích thú. Cô cũng nghĩ ra nhiều trò có tính tương tác cao để học trò vừa học vừa chơi, tiếp thu bài giảng nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Cô Duyên nhớ nhất những ngày dạy trẻ các bài ca dao, đồng dao, bài hát..., nhìn các trò bi bô đồng thanh đọc theo, cô càng tin lựa chọn trở thành giáo viên là đúng.
Hàng ngày, sau giờ học trên lớp, cô Duyên phải dành thời gian đến nhà phụ huynh để vận động cho con đến lớp đầy đủ, không bỏ học. Thậm chí phải cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với nhiều gia đình, họ mới tin tưởng, cho con đến lớp.
Cuộc sống bám bản gieo con chứ cứ thế trôi, đến nay cũng hơn 16 năm cô Duyên gắn bó với mảnh đất núi rừng này.
Mong cho học sinh có bữa no
Đi qua ngần ấy năm thăng trầm, cô Duyên chia sẻ, để làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định.
Từ những ngày bắt đầu theo nghề, cô Duyên luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cô luôn giản dị trong ăn mặc, tóc buộc cao để dễ dàng chăm sóc những học trò nhỏ từ việc học đến từng bữa ăn giấc ngủ. Chỉ những ngày trường có sự kiện quan trọng, cô giáo người Tày mới 'ăn diện' áo dài và xoã tóc.
Cô nói, vì điểm trường còn nghèo nên muốn tích góp đồng lương để thỉnh thoảng mua thêm kẹo bánh, đồ chơi cho các em nhỏ.
Là giáo viên mầm non, cô Duyên luôn xác định rõ vai trò "giáo viên như mẹ hiền". Mỗi khi nhìn học trò bị suy dinh dưỡng, cô đau đáu tìm cách cải thiện. "Tôi nhớ mãi những ngày đích thân đến nhà từng em để động viên phụ huynh cho con ăn ngủ tại lớp. Thời gian đầu chưa được hưởng ứng tích cực nhưng theo thời gian, việc học bán trú dần trở thành điều quen thuộc. Nhờ đó tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể", cô Duyên mừng rỡ khi sự kiên trì của mình được đền đáp bằng sự mạnh khoẻ của các học trò.
Mong muốn lớn nhất của cô Duyên là góp sức tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, tất cả tr.ẻ e.m tới trường đều được ăn no, mặc ấm và an toàn. "Các con đã đến trường, dù hoàn cảnh thế nào cũng được chăm sóc như nhau, không bạn nào được ưu ái hơn và cũng không bạn nào bị bỏ lại phía sau", cô giáo nói.
Nhờ sự bền bỉ với nghề và tình yêu học trò sâu sắc, giờ đây cô Duyên trở thành người mẹ thứ hai, không thể thiếu, tại điểm trường Mầm non Bộc Bố, huyện Pác Nặm.
Nhiều năm liên tiếp cô Duyên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 3, danh hiệu Lao động tiên tiến. Cô cũng nhận nhiều giấy khen do tỉnh, thành phố trao tặng vì có thành tích thi đua, dạy học xuất sắc cùng nhiều sáng kiến hay cho ngành giáo dục.
Năm học này là năm thứ 17 công tác trong ngành giáo dục, cô giáo người Tày vẫn luôn tâm niệm được làm nghề mỗi ngày, được học trò yêu quý, được phụ huynh và đồng nghiệp tôn trọng là món quà, động lực quý giá nhất.
Không ngại vất vả, cô giáo tiểu học nhận nuôi b.é gá.i vùng cao Với đồng lương giáo viên ít ỏi, còn nhiều khó khăn nhưng cô Nguyễn Thu Hằng - giáo viên khối 1 Trường Tiểu học Yên Sở (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã nhận nuôi thêm một b.é gá.i người dân tộc Thái Trắng. Em thiếu thốn tình cảm và sự giáo dưỡng của bố mẹ, nên cô Hằng phải uốn nắn...