Thứ rau nhiều người chê đắng hóa ra chính là “thảo dược quý” của Đông y, trị dứt điểm 6 bệnh, đặc biệt điều hòa kinh nguyệt rất tốt
Có giá rất rẻ xong loại rau này có thể đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, được Đông y sử dụng như một thảo dược chữa bệnh.
Việt Nam vốn nổi tiếng với những món rau xanh thơm ngon và bổ dưỡng. Rau ngải cứu là một trong số đó. Nhiều người nghĩ ngải cứu là loại rau mọc dại trong vườn cộng thêm có vị hơi đắng nên thường không coi trọng. Thực tế, rau ngải cứu có thể đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, được Đông y sử dụng như một thảo dược chữa bệnh.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam): Rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Ngoài làm rau ăn, ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai. Đặc biệt, ngải cứu là loại rau rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt cho chị em phụ nữ.
Một số món ăn/bài thuốc từ rau ngải cứu trong Đông y
1. Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trước ngày kinh dự kiến và những ngày đang có kinh, phụ nữ có thể lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, cho đến khi sắc còn 100ml thì dừng lại. Chia để uống làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường, sẽ có tác dụng cải thiện kinh nguyệt.
Ngoài ra, chị em cũng có thể ăn canh ngải cứu nấu thịt nạc để trị chứng kinh nguyệt không đều. Cách làm vô cùng đơn giản: Chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, đem tẩm ướp gia vị tùy thích rồi xào qua, nêm nước, đun sôi, sau đó cho rau ngải cứu vào đun sôi. Tắt bếp, nêm thêm hạt nêm cho vừa miệng, ăn với cơm khi còn nóng.
2. Điều trị cảm cúm do ho lạnh
Cách làm vô cùng đơn giản: Chỉ cần lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi( hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.
Video đang HOT
3. Trị đau đầu
Bạn có thể lấy 150g lá ngải cứu non, tươi đi rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó cho 2 quả trứng gà vào đánh tan, trộn với lá ngải cứu vừa thái, nêm thêm gia vị rồi đem rán. Ăn khi còn nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày sẽ có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
4. Điều trị suy nhược cơ thể
Cách làm: Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Sau đó, chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.
5. Trị đau lưng bằng rau ngải cứu
Theo Đông y, bạn có thể điều trị đau lưng do gai cột sống bằng cách sử dụng 250g ngải cứu tươi, 150ml dấm gạo cùng vài miếng vải mỏng, mềm.
Bạn đem ngải cứu đi rửa sạch, giã nát và trộn với giấm đã đun nóng. Đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong vòng 15 ngày và thực hiện liên tục từ 3-5 tháng.
6. Hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau nhức cơ thể
Chỉ cần đi nấu nước lá ngải cứu, cho vào bồn tắm, nằm ngâm mình vào nước này. Đều đặn làm như vậy có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.
Lưu ý:
- Dù ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều. Cần thực hiện theo đúng liều lượng của bác sĩ.
- Trong ngải cứu có thành phần độc tố, chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khi khỏi bệnh cần ngừng ngay. Tránh sử dụng như một loại rau ăn thông thường.
- Khi dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà thì chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và dùng theo từng đợt.
- Phụ nữ nếu dùng các món có ngải cứu để tẩm bổ hoặc an thai thì chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều.
- Những bệnh nhân mắc viêm gan, bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, người bị rối loạn đường ruột thì không nên sử dụng loại rau này.
Phụ nữ nếu không muốn già nhanh, hãy ghi nhớ 2 loại rau này để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt và bảo vệ tử cung
Để nuôi dưỡng tử cung và cải thiện kinh nguyệt, các lương y thường khuyên chị em phụ nữ nên sử dụng nhiều 2 loại rau "đại bổ" dưới đây.
Khác với nam giới, hàng tháng cơ thể phụ nữ thường xuất hiện một "kỳ đèn đỏ", đây là triệu chứng báo hiệu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Dù kinh nguyệt đem lại cho chị em cảm giác khó chịu, vướng víu nhưng theo một số nghiên cứu khoa học, phụ nữ thường "sống thọ" hơn so với nam giới vì họ có kinh nguyệt. Đồng thời, những người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn sẽ có sức khỏe sinh sản và tử cung khỏe mạnh hơn, trẻ lâu hơn.
Những người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn sẽ có sức khỏe sinh sản và tử cung khỏe mạnh hơn, trẻ lâu hơn.
Để nuôi dưỡng tử cung và cải thiện kinh nguyệt, các lương y thường khuyên chị em phụ nữ nên sử dụng nhiều 2 loại rau "đại bổ" dưới đây.
1. Rau ngải cứu
Dù là một loại rau dân dã nhưng ngải cứu có tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe phụ nữ, không thua kém bất kỳ loại thuốc bổ nào. Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Ngoài làm rau ăn, ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai. Đặc biệt, ngải cứu là loại rau rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt cho chị em phụ nữ.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), chị em có thể sử dụng rau ngải cứu để điều hoà kinh nguyệt như sau: Trước ngày kinh dự kiến và những ngày đang có kinh, lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường.
Ngoài ra, có thể ăn canh ngải cứu nấu thịt nạc để trị chứng kinh nguyệt không đều. Bạn chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, đem tẩm ướp gia vị tùy thích rồi xào qua, nêm nước, đun sôi, sau đó cho rau ngải cứu vào đun sôi. Tắt bếp, bạn nêm thêm hạt nêm cho vừa miệng, ăn với cơm khi còn nóng.
Dù ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều.
Lưu ý: Dù ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều. Cần thực hiện theo đúng liều lượng của bác sĩ. Trong ngải cứu có thành phần độc tố, chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khi khỏi bệnh cần ngừng ngay. Tránh sử dụng như một loại rau ăn thông thường.
2. Rau diếp cá
Rau diếp cá dù có mùi tanh khó chịu nhưng lại được các chuyên gia trong Đông y sử dụng điều trị bệnh vặt rất hiệu quả.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm...
Từ rau diếp cá, bạn có thể sử dụng để trị đau mắt đỏ, chữa viêm tắc tuyến sữa, chữa tiểu dắt, đái buốt, trị dị ứng, mẩn ngứa, đơn sưng, mề đay, viêm âm đạo... và đặc biệt là điều hoà kinh nguyệt.
Từ rau diếp cá, bạn có thể sử dụng để trị đau mắt đỏ, chữa viêm tắc tuyến sữa, chữa tiểu dắt...
Cách dùng diếp cá điều hoà kinh nguyệt: Diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Lưu ý: Theo các chuyên gia, rau diếp cá tính hàn nên người có tạng người hư hàn không nên dùng. Để tránh những rủi ro không đáng có nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Đông y trước khi sử dụng.
Cây dây gắm chữa bệnh xương khớp Nhóm nghiên cứu Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, chiết xuất thành công hoạt chất trong cây dây gắm chữa các bệnh xương khớp. Tận dụng hoạt chất của đông dược Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Mạnh Đạt, Đỗ Thị Thủy Lê, Đỗ Thanh Huyền, Bùi Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Thu, Viện Công...