Thứ rau nấu canh ngọt hơn nước xương hầm, cách trồng cực dễ, ông nông dân Đắk Lắk thu 2 triệu/ngày
Nhận thấy rau ngót dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, thích hợp trên nhiều vùng đất và là loại rau được nhiều gia đình ưa thích nên anh Trần Văn Dũng, ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp (huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) quyết định chuyển đổi 6 sào cà phê sang trồng rau ngót theo hướng hữu cơ.
Trước năm 2016, gia đình anh Trần Văn Dũng, ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp (huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) chỉ trồng cà phê nhưng giá cả bấp bênh nên lãi chẳng là bao.
Nhận thấy rau ngót dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, thích hợp trên nhiều vùng đất và là loại rau được nhiều gia đình ưa thích nên anh quyết định chuyển đổi 6 sào cà phê sang trồng rau ngót theo hướng hữu cơ.
Anh Dũng, ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp (huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) chăm sóc vườn rau ngót.
Được cơ quan khuyến nông địa phương hỗ trợ về kỹ thuật, máy móc trong canh tác theo chương trình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, anh Dũng mạnh dạn đầu tư máy xới đất, hệ thống tưới tự động cho vườn rau ngót.
Anh còn tìm hiểu và áp dụng các biện pháp chăm sóc vườn rau nhằm làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hiện tại gia đình anh có 3 vườn rau ngót trồng “gối đầu” nhau, nhờ kỹ thuật trồng rau ngót, chăm bón tốt nên vườn rau của anh xanh tốt.
Video đang HOT
Anh Dũng chia sẻ: “Rau ngót dễ trồng, dễ chăm sóc, 2 tháng thu hoạch một lần. Bình quân 1 sào mỗi lần thu được khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn nhiều so với cây hoa màu khác”.
Theo đó, vườn trồng rau ngót 6 sào của anh Dũng có thể thu hoạch trung bình 100 – 120 kg rau/ngày bán cho các đơn vị thu mua rau sạch theo hợp đồng.
Giá rau ngót anh Dũng bán từ 26.000 đồng/kg, anh thu được khoảng 2 triệu đồng/ngày, sau khi trừ chi phí thì lãi khoảng 700.000 đồng/ngày. Mức thu nhập từ rau ngót này có lẽ là mơ ước của rất nhiều người nông dân địa phương.
Để rau ngót đạt năng suất, chất lượng, anh Dũng cho biết, khi trồng rau ngót cần chọn những đoạn thân, cành bánh tẻ cắt thành hom dài 10 – 15 cm để trồng.
Mỗi hốc đặt 2 đoạn cành rau ngót nằm nghiêng, vùi đất sâu 2/3 rồi lấp kỹ để cây nảy nhiều chồi. Khi cây rau ngót đã lên xanh tốt thì bón thêm bột đậu nành xay nhuyễn trộn với phân vi sinh và vôi.
Anh còn sử dụng vỏ đậu phộng đã được ủ hoai mục với đạm, lân, kali để bón cho rau ngót, qua mùa khô cây lại lên các đợt chồi mới khỏe hơn, vườn rau được trẻ hóa.
Rau ngót có thể thu hoạch liên tục trong khoảng 2 – 3 năm mới phải trồng lại nếu được chăm sóc tốt. Nhờ vườn rau ngót, gia đình anh Dũng có thu nhập quanh năm, không chỉ trông chờ vào vụ thu hoạch cà phê, tiêu.
Bộ NNPTNT yêu cầu sớm hoàn thành tái định cư cho dự án thủy lợi 4.400 tỷ đồng ở Đắk Lắk
Ngày 21/3, đoàn công tác của Bộ NNPTNT đi kiểm tra và yêu cầu sớm hoàn thành tái định cư Dự án thuỷ lợi Krông Pách Thượng sau nhiều lần chậm tiến độ và bày tỏ lo ngại tình trạng ngập lụt tái diễn như những năm trước.
Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã đi khảo sát tại cụm đầu mối công trình thuỷ lợi Krông Pách Thượng, các tuyến kênh chính, kênh nhánh và hai khu tái định cư số 1 và số 2 của dự án.
Theo báo cáo của Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 8, đến nay công trình đã thi công được khoảng 80% khối lượng, với đập chính sắp hoàn thiện và đã hoàn thành hơn 40 km trong tổng số 60 km tuyến kênh dẫn nước.
Đối với công tác tái định cư, định canh hiện vẫn còn chậm so với kế hoạch do Bộ NNPTNT đưa ra.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh Đắk Lắk và các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ tái định cư, định canh cho người dân. Ảnh: Ngọc Giàu
Đến nay, mới chỉ có khoảng gần 200 hộ dân trong tổng số hơn 700 hộ dân ở vùng lòng hồ đến khu tái định cư số 1 thuộc xã Cư Elang, huyện Ea Kar.
Trong khi đó, khu tái định cư số 2 được triển khai tại xã Cư Bông, huyện Ea Kar để tái định cư cho hơn 500 hộ dân hiện vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, sau nhiều năm trì trệ, hiện nay công tác thi công công trình thuỷ lợi Krông Pách Thượng đã đạt những kết quả khả quan, có thể hoàn thành theo tiến độ đã được Chính phủ gia hạn đến cuối năm 2023. Tuy nhiên, công tác tái định cư, định canh lại đáng lo ngại, tiến độ vẫn còn khá chậm.
Một phần đang thi công của khu tái định cư Dự án thuỷ lợi Krông Pách Thượng. Ảnh: Ngọc Giàu
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp nhắc lại, vào mùa mưa những năm trước người dân vùng lòng hồ đã chịu ảnh hưởng nặng nề do ngập lụt.
Qua đó, đề nghị tỉnh Đắk Lắk và các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ công tác tái định cư, định canh cho người dân và phải hết sức tập trung trong giai đoạn mùa khô này. Thời hạn cuối cùng Bộ NNPTNT đặt ra là cuối tháng 6 này, tức là trước khi vào cao điểm mùa mưa.
"30/6 là xong hết, nhưng không phải người bốc thăm cuối cùng là 30/6 mà phải là 30/5. Bởi vì câu chuyện lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6 không vấn đề gì, nhưng như năm ngoái, năm kia, hai năm liền, cứ đến lũ chính vụ là 500 hộ dân này đều rất nguy hiểm. Mà bà con sống ở đấy rất khổ, bản thân họ cũng muốn đi. Còn nguyên tắc thì làm gì thì làm nhưng chỗ ở mới phải tốt hơn chỗ ở cũ. Bây giờ ngoài chỗ ở, chắc chắn người dân muốn đi thì vấn đề là chỗ sản xuất nữa", ông Hiệp nhấn mạnh.
Hiện còn khoảng 500 hộ đang sống tại vùng lòng hồ, rất nguy hiểm vào mùa mưa lũ. Ảnh: Ngọc Giàu
Sầu riêng Krông Pắk được chứng nhận nhãn hiệu tập thể Ngày 18-3, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) Nguyễn Thanh Hải cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH-CN đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Krong Pac Durian - Sầu riêng Krông Pắk". Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 12.000ha sầu riêng, trong đó Krông Pắk là vùng sản xuất sầu...