Thử que hai vạch mà siêu âm không thấy thai có đáng lo?
Với những ông bố, bà mẹ đang mong chờ em bé, khi que thử thai báo hiệu hai vạch đã mang lại một niềm hạnh phúc to lớn. Nhưng họ lại bất ngờ khi đi khám và siêu âm lại không nhìn thấy hình ảnh thai. Điều này có đáng lo?
Hoang mang có 2 vạch, nhưng bác sĩ lại nói chưa có thai
Chị N.T.L, 25 tuổi ở Thanh Hóa kết hôn đã hơn một năm, hiện đang rất mong chờ có em bé. Gần 2 tuần nay, thấy cơ thể có biểu hiện cơ thể khác lạ, ngực căng tức, nhũ hoa to hơn… chị L. đã mua que thử thai về thử. Khi que thử cho kết quả 2 vạch, chị L. và gia đình rất vui mừng. Sau đó, chị đến bệnh viện để siêu âm kiểm tra nhưng bác sĩ nói chưa nhìn thấy thai trên hình ảnh siêu âm khiến chị rất hoang mang, lo lắng.
Chị Đ.T.B ở Nam Định kết hôn cũng đã lâu, đã từng mang thai nhưng thai lại bị lưu. Khi thấy chậm kinh, cùng những biểu hiện như đau bụng, những cơn đau cũng không quá dữ dội, chỉ đau âm ỉ. Sau đó vài ngày không thấy đau nữa và cũng không có kinh nguyệt. Chị B. mua que thử thai về thử và kết quả que thử thai cũng báo 2 vạch. Khi đến phòng khám để kiểm tra, nhưng cũng “ngã ngửa” khi bác sĩ thông báo chưa thấy có thai trong tử cung. Tuy nhiên kích thước tử cung có vẻ lớn hơn nên bác sĩ nghi ngờ chị B. có thể mang thai ngoài tử cung.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp chị em khi sử dụng que thử cho kết quả báo hiệu có thai nhưng khi đi siêu âm thì lại chưa hề có hình ảnh trên siêu âm.
Trong một số trường hợp, que xuất hiện 2 vạch thì mới chỉ là dấu hiệu gợi ý có thai, không có nghĩa là chắc chắn có thai.
Đâu là lý do khiến cho hai kết quả có sự khác biệt nhau?
Theo BS. Đoàn Xuân Quảng (Khoa sản bệnh – Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng), trong trường hợp chậm kinh, que thử thai báo hai vạch nhưng khi đi siêu âm lại không nhìn thấy hình ảnh thai, có thể xảy ra 3 tình huống như sau:
Tình huống thứ nhất có thể xảy ra là que thử bị sai, tuy nhiên vì đã thử ba lần đều hai vạch thì tỷ lệ này cũng rất thấp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp dương tính giả dẫn đến kết quả thử thai sai.
Thứ hai, đó là do thai phụ đi siêu âm trong giai đoạn rất sớm, lúc này thai chưa thể quan sát trên siêu âm.
Video đang HOT
Trường hợp thứ ba là do thai nằm không đúng vị trí trong buồng tử cung mà nằm phía ngoài (thường được gọi là chửa ngoài tử cung). Với một số trường hợp chửa ngoài tử cung đến giai đoạn muộn khối chửa có thể bị vỡ hoặc nứt rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không có đau bụng hay ra máu, sau một tuần hãy nên đi siêu âm lại. Nếu bị đau bụng hoặc ra máu thì cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được xử trí kịp thời. Nếu quá sớm, khối chửa rất nhỏ sẽ khó quan sát, đánh giá.
BSCKII. Phạm Văn Tự, Phó trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng cho biết, que thử thai có độ nhạy rất cao nhưng độ đặc hiệu lại rất thấp. Độ nhạy cao tức là dương tính nhưng chưa chắc đã có thai. Độ đặc hiệu là đã dương tính thì chắc chắn có thai. Vì vậy, trong trường hợp thử thai, que xuất hiện 2 vạch thì mới chỉ là dấu hiệu gợi ý có thai, không có nghĩa là chắc chắn có thai.
Các dấu hiệu sớm báo hiệu bạn có thai
Phụ nữ khi mang thai có thể có những dấu hiệu mang thai khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Có một số dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể có hoặc không. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Chậm kinh
Dấu hiệu mang thai phổ biến và rõ ràng nhất là bị chậm kinh. Khi quá trình thụ thai đã xảy ra, cơ thể sẽ sản xuất ra các hormone ngăn cản quá trình rụng trứng và làm bong lớp niêm mạc tử cung. Điều này có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt đã dừng lại và người phụ nữ sẽ không có kinh trở lại cho đến khi sinh con xong. Nhưng chậm kinh không phải lúc nào cũng là dấu hiệu mang thai. Khi căng thẳng, tập thể dục quá mức, ăn kiêng, mất cân bằng hormone… cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, chậm kinh.
Chậm kinh là dấu hiệu sớm đầu tiên báo hiệu có thai.
Đi vệ sinh thường xuyên
Trước khi chậm kinh, nữ giới có thể nhận thấy rằng mình phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do lúc này lượng máu cung cấp cho cơ thể tăng lên. Thai càng to, thận phải lọc chất cặn bã nhiều bạn càng phải đi tiểu nhiều hơn.
Mệt mỏi
Nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong giai đoạn đầu mang thai. Dấu hiệu mang thai này xảy ra do lượng hormone progesterone tăng cao. Tương tự như các triệu chứng mang thai sớm khác, tình trạng mệt mỏi có xu hướng thuyên giảm trong tam cá nguyệt thứ hai (sau tuần 13 của thai kỳ). Tuy nhiên, nó sẽ trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba đối với nhiều người.
Ốm nghén
Buồn nôn có thể xảy ra sớm nhất là khi thai được hai tuần. Không phải ai cũng cảm thấy buồn nôn và có nhiều mức độ buồn nôn khác nhau. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn. Trong khi đó, khoảng một nửa số người mang thai bị nôn do buồn nôn. Mặc dù buồn nôn khi mang thai là khá bình thường, nhưng nó có thể gây ra tình trạng mất nước. Nếu buồn nôn và nôn quá nhiều, cần phải đến khám để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Đau ngực
Cảm giác đau nhức có thể tương tự như cảm giác đau ngực trước kỳ kinh. Quầng vú cũng có thể bắt đầu sẫm màu và to ra. Cảm giác đau nhức này là tạm thời và giảm dần sau đó.
4 thay đổi "đáng báo động" trong kỳ kinh nguyệt ngầm cho thấy tử cung nữ giới gặp vấn đề
Tử cung đóng vai trò khá quan trọng đối với chuyện sinh nở của phái nữ. Vì vậy, cần giữ cho cơ quan này luôn khỏe mạnh và tránh mọi tác động xấu gây ảnh hưởng đến nó bạn nhé!
Tử cung là cơ quan đặc biệt của nữ giới, vì đây là nơi điều tiết kinh nguyệt và nắm giữ chuyện sinh nở của các chị em. Đồng thời, tử cung cũng là bộ phận có nhiệm vụ giải độc, bảo vệ buồng trứng, cân bằng estrogen nên tử cung càng khỏe mạnh thì tinh thần nữ giới sẽ càng ổn định.
Tình trạng sức khỏe của tử cung đang tốt hay xấu có thể biểu hiện qua lượng kinh nguyệt mà bạn phải đối mặt hằng tháng. Nhưng nếu trong kỳ kinh nguyệt mà bạn gặp phải 4 vấn đề sau đây thì cần đi khám ngay vì tử cung đang ngầm kêu cứu đó!
1. Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định
Những người có tử cung khỏe mạnh thường có kinh trong khoảng 28 ngày, nếu tử cung xảy ra vấn đề thì kinh nguyệt sẽ ra nhiều hoặc rơi vào trường hợp chậm kinh.
Vì kinh nguyệt được hình thành sau khi nội mạc tử cung bong ra không đều, nếu cơ thể bị rối loạn nội tiết hoặc có bất thường ở tử cung thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự bong tróc của nội mạc tử cung, khiến kinh nguyệt không ổn định.
2. Lượng kinh nguyệt ra quá ít
Những người có tử cung bình thường sẽ có lượng kinh nguyệt tương đối ổn định hằng tháng, ví dụ như lượng kinh trong hai ngày đầu nhiều hơn, ba ngày sau sẽ giảm dần. Nếu những ngày đầu mà các chị em thấy lượng máu kinh tương đối ít thì có thể do tử cung bị nhiễm lạnh hoặc do tử cung bị tắc nghẽn. Tình trạng tắc nghẽn tử cung khiến máu kinh không thoát ra ngoài thuận lợi nên làm lượng kinh nguyệt tiết ra ít hơn.
3. Ra cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt xảy ra khi nội mạc tử cung bong ra, đôi khi có thể tiết ra một số cục máu đông rất nhỏ là những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra, tình trạng này là hoàn toàn bình thường.
Việc thường xuyên ăn đồ quá cay, nóng, lạnh, ngủ không đúng giờ, tinh thần không ổn định sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể. Sau khi tử cung có khí trệ, ứ trệ sẽ làm cho kinh nguyệt hình thành cục máu đông, tử cung bị lạnh lâu ngày có thể gây vô sinh, sảy thai, suy buồng trứng sớm.
4. Kinh nguyệt ra sẫm màu
Màu sắc của kinh nguyệt bình thường ở nữ giới là sắc đỏ tươi, sau khi thải ra ngoài thì lượng sắt trong máu và không khí sẽ làm cho máu có màu đỏ sẫm do bị oxy hóa.
Nếu trong tử cung nữ giới có nhiều độc tố hoặc bị nhiễm lạnh sẽ thải ra máu kinh màu đỏ sẫm hoặc đen, kèm theo đó là hiện tượng đau bụng kinh.
Tìm hiểu 8 lý do chậm kinh không phải do có thai Nhiều phụ nữ lo lắng về việc chu kỳ kinh nguyệt bị chậm và biết chắc chắn rằng không phải do nguyên nhân mang thai. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm từ sự mất cân bằng nội tiết tố đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. 1. Chu kỳ kinh nguyệt chậm do đâu? Có hai thời điểm trong...