Thứ quả dại có lượng vitamin C cao như cam, trước rụng đầy gốc chả ai ăn, nay bỗng chốc hot, giá 50.000 đồng/kg
Trước đây loại quả này chuyên được dùng để ăn vặt ngày hè bởi vị chua hấp dẫn mà nó đem lại. Ngày nay nó được dùng rộng rãi hơn cả trong ẩm thực thường ngày lẫn y học cổ truyền dân tộc.
Đối với mỗi người dân miền Tây Nam Bộ thì quả chùm ruột là thứ quả quen thuộc và gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân nơi đây, đặc biệt là tuổi thơ của biết bao nhiêu đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại vùng sông nước trù phú này.
Cây chùm ruột có tên khoa học là Phyllanthus acidus, thuộc họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae). Đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ vùng Madagascar, sau này được phân bố sang Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cây chùm ruột là loài cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang dã, chiều cao trung bình từ 3-10m. Cây có rất nhiều tán lá rậm rạp, do đó có thể trồng làm cây che bóng mát lẫn cây ăn trái. Lá cây có dạng hình trứng, chiều dài từ 4-5cm, mọc so le nhau.
Mùa hoa chùm ruột thường nở vào đầu tháng 3 cho đến tháng 5, sau đó cây bắt đầu cho ra trái từ tháng 6 cho đến tháng 8. Quả chùm ruột mọc thành từng chùm với nhau, trái dạng hình cầu, chia thành nhiều múi bằng nhau, màu xanh lục. Quả khi ăn có vị rất chua, thịt giòn, bên trong chứa 1 hạt nhỏ.
Thời thơ ấu của nhiều đứa trẻ sống tại miền Tây sông nước đã gắn liền với quả chùm ruột. Vị chua đặc trưng của loại quả này rất phù hợp để ăn vặt, làm thứ quả giải nhiệt cho những ngày hè oi nóng.
Video đang HOT
Chính nhờ vị chua của chùm ruột đã khiến nó được dùng phổ biến trong chế biến các loại món ăn như canh chua, làm gia vị chấm chua ngọt, món cá kho,… Ngoài ra một đặc sản nổi tiếng từ loại quả này được rất nhiều người ưa chuộng đó là mứt chùm ruột.
Không chỉ là thứ quả ăn vặt, chùm ruột còn được đánh giá rất cao bởi những lợi ích của nó mang lại đối với sức khỏe con người. Trong quả chùm ruột chứa nhiều acid amin quan trọng, vitamin C và một số khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, photpho,… Những chất này giúp bồi bổ cơ thể, chống oxy hóa và phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.
Còn theo như y học cổ truyền nghiên cứu, quả chùm ruột có vị chua, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, bổ máu, tốt cho gan, giải độc, giảm đau, chống viêm,… Lá và rễ của cây cũng có thể dùng làm thuốc, có tính nóng, giúp tiêu độc, tán huyết, chống nọc rắn cực hiệu quả.
Mặc dù có nhiều lợi ích đáng giá, thế nhưng chùm ruột có giá thành rất rẻ, chỉ từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg quả tươi mà thôi, ai ai cũng có thể mua được. Đối với mứt chùm ruột sẽ có giá thành cao hơn, dao động từ 100.000 đến 180.000 đồng/kg.
Để tạo ra thức uống giải khát ngày hè từ chùm ruột đơn giản, điều quan trọng nhất đó là vò nát quả để nó ra hết chất chát bên trong. Sau đó mới ngâm quả trong bình nhựa hoặc thủy tinh đựng đường. Một thời gian sau quả sẽ ngấm đường và lên men, đổi sang màu đỏ đẹp mắt.
Khi uống chỉ cần lấy ra một ít chùm ruột, cho vào chút nước lọc cùng đá lạnh là bạn đã có được một cốc siro chùm ruột giải nhiệt mùa hè cực ngon miệng rồi. Thậm chí nhiều người còn tìm tới loại quả này để ngâm rượu uống hàng ngày giúp bồi bổ cơ thể.
Tuy bổ dưỡng, thế nhưng không nên dùng quá nhiều chùm ruột trong thời gian dài vì nó có chứa acid oxalic khiến tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra vỏ cây, rễ chùm ruột và cành cây chứa nhiều độc tố nguy hiểm, được khuyến cáo là không nên dùng để chế biến thức ăn.
Tự làm mứt chùm ruột chua ngọt ăn là mê
Trái chùm ruột chua là vậy, nhưng mang làm mứt thì nhiều người mê.
Nguyên liệu: 1kg chùm ruột, 1/2kg đường cát trắng, muối, vanila (tùy thích)
Cách làm mứt chùm ruột
Khi làm mứt chùm ruột nên chọn hái quả đã già (loại chùm ruột chua). Rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh để qua đêm cho đông cứng hoàn toàn.
Sau đó lấy ra rửa và rã đông chùm ruột. Ngâm nước muối pha loãng tầm 2 giờ để giảm bớt chất chua, sau đó rửa lại sạch sẽ. Cho chùm ruột vào túi vải hoặc túi lưới vắt ráo nước.
Cho đường và chùm ruột vào chảo (hoặc nồi), trộn đều để ướp chùm ruột 2-3h.
Khi đường tan chảy thì cho lên bếp rim. Thỉnh thoảng đảo đều chùm ruột và vớt sạch bọt nếu có.
Rim cho đến khi chùm ruột chuyển màu đỏ. Lưu ý độ chua của chùm ruột quyết định màu có đỏ hay không chứ không cần sử dụng màu thực phẩm.
Sau khi rim mứt chùm ruột hoàn thành thì để thật nguội rồi cho vào hũ, đậy nắp lại để nơi thoáng mát, dùng ngon nhất trong 2 tuần.
Đây là cách rim mứt chùm ruột dễ và nhanh, ai cũng có thể làm được. Thành phẩm mứt chùm ruột đỏ đều và bóng đẹp, đủ vị chua ngọt thơm ngon, rất hợp để đãi khách đến chơi nhà dịp Tết.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm mứt chùm ruột này!
Cách làm mứt chùm ruột đỏ tươi, dẻo ngọt, không bị nát tại nhà Mứt chùm ruột với hương vị chua ngọt, ăn dai dai cùng màu sắc đẹp mắt chắc chắn sẽ hấp dẫn những bé nhà bạn đấy. Cùng vào bếp thực hiện món mứt chùm ruột để đón khách dịp Tết nào. Chùm ruột (hay còn gọi là tầm ruột) với hương vị chua nhưng khi được chế biến thành món mứt thì lại...