“Thủ phủ” hàng Trung Quốc ở Hà Nội
Từ lâu xã Ninh Hiệp (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), được xem là khu đầu mối trung chuyển vải, đồ may mặc xuất xứ Trung Quốc lớn nhất miền Bắc. Những ngày này, hoạt động buôn bán ở đây càng thêm sôi động.
Ninh Hiệp “thủ phủ” vải, may mặc Trung Quốc Ninh Hiệp “thủ phủ” vải, may mặc Trung Quốc
Nhà đường làng – giá thuê ngang phố cổ
Người ta gọi Ninh Hiệp là nơi “phố trong làng”, nơi “trên trời dưới vải” cũng đúng khi mà hàng loạt dãy nhà mặt phố, san sát nhau dọc các tuyến đường chính của thôn, của xã đều la liệt cửa hàng, ki-ốt bày bán vải và quần áo may sẵn. Càng vào gần trung tâm xã Ninh Hiệp, mật độ các gian hàng càng dày đặc và lúc nào cũng tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán người mua.
Thử hỏi ở một nơi điểm nóng về gian lận thương mại như chợ Ninh Hiệp mà bao lâu vẫn không xử lý nổi. Câu hỏi đặt ra là có tiêu cực, sự tiếp tay của quản lý thị trường không?” – Ông Vũ Vinh Phú phân tích.
“Trước kia việc buôn bán chỉ tập trung tại các trục đường chính của làng thì nay cả xã Ninh Hiệp ở đâu cũng là chợ vải vì nhà nào cũng buôn bán vải hoặc quần áo may sẵn”, anh Hoàng Tính-chủ một cửa hàng vải ở xóm 6 cho biết.
“Ở đây giá thuê mặt bằng rất đắt, nhiều người nói đắt ngang ngửa bên Hàng Ngang, Hàng Đào. Bởi một cửa hàng ở vị trí đẹp có giá thuê từ 200 đến 500 triệu đồng/năm “, anh Tính nói.
Theo tìm hiểu trên địa bàn xã Ninh Hiệp hiện có hơn 1.700 hộ chuyên kinh doanh vải và quần áo may sẵn. Trong đó hơn 1.000 hộ kinh doanh tại chợ Nành; hơn 100 ki-ốt kinh doanh ở 2 trung tâm thương mại Sơn Long và Phú Điền (do tư nhân đầu tư).
Video đang HOT
Ngoài ra còn trên 500 hộ kinh doanh trên các trục đường của thôn, xã. Người ít vốn chỉ cần thuê hoặc xây ki-ốt nhỏ 5 đến 7 mét vuông, gia đình nào có nhiều tiền thì “tậu” cửa hàng đàng hoàng.
Thậm chí nhiều gia đình có tới 4 đến 5 sạp hoặc cửa hàng to nhỏ nằm trong chợ. Điều đáng nói, hàng hóa bày bán ở đây hầu hết đều xuất xứ từ Trung Quốc, đa dạng về mẫu mã, chất liệu, màu sắc, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách mua hàng.
Các loại vải ở đây giá khá rẻ chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 giá tại chợ nội thành Hà Nội. Thậm chí nhiều cửa hàng, người ta bán vải theo cân, theo ký. “Sở dĩ vải ở đây rẻ là do lấy được tận gốc từ Trung Quốc. Thỉnh thoảng có lô hàng giá nhỉnh lên đôi chút do phải làm luật thôi”, một chị chủ hàng lý giải.
Cơ quan chức năng than khó!
Hằng ngày chợ vải, quần áo Ninh Hiệp không chỉ cung cấp cho các chợ lân cận như ở Hà Nội, Bắc Ninh, mà còn đổ Thanh Hóa, Nghệ An… Còn các chủ hàng ở đây, không phải ai cũng có thể tự mình lên cửa khẩu hay qua Trung Quốc lấy hàng mà phải qua tay một số “đầu nậu” cung cấp.
Thường thì hàng hóa được các “đầu nậu” nhập về qua nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong khi địa thế của xã Ninh Hiệp rất thuận lợi trong vai trò trung chuyển hàng từ các tuyến biên giới về Hà Nội rồi đi các tỉnh. Với tổng diện tích không lớn nhưng Ninh Hiệp lại nằm cạnh 2 tuyến quốc lộ huyết mạch 1A và 1B nên từ các cửa khẩu Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh về rất tiện. Ngoài ra, Ninh Hiệp gần tuyến đường sắt (ga Yên Viên).
“Hằng ngày có hàng nghìn người từ các nơi đổ về đây buôn bán. Việc xử lý các hộ kinh doanh vi phạm cũng rất khó vì lực lượng mỏng, thẩm quyền không có. Chẳng hạn, việc xử lý gian lận thương mại thuộc thẩm quyền của quản lý thị trường và công an kinh tế, còn xã với vai trò chứng kiến thôi”, ông Nguyễn Xuân Vỵ- Trưởng Công an xã Ninh Hiệp cho biết.
Lý giải điều này, Đội Quản lý thị trường số 8 (đơn vị phụ trách địa bàn) cho hay, tại xã Ninh Hiệp ngành chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều hộ kinh doanh không có giấy phép, bán hàng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm nhãn mác.
Tuy nhiên, một phần do chế tài xử lý quá nhẹ. Cũng theo đại diện Đội quản lý thị trường số 8, do mang tính chất làng nghề, địa hình phức tạp, lực lượng chức năng còn mỏng nên không thể kiểm soát hết được. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, các đối tượng thường lợi dụng địa hình phức tạp của xã để tẩu tán hàng hóa nên rất khó xử lý.
Ông Vũ Vinh Phú-nguyên phó Ban chỉ đạo 127 TP Hà Nội (Ban chống hàng lậu, hàng giả TP Hà Nội) cho rằng, không chỉ ở chợ vải Ninh Hiệp mà hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đang “lũng đoạn” thị trường. “Tôi rất đồng tình với nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội phát biểu vừa qua.
Hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng là do quản lý thị trường yếu kém. Bởi việc bắt giữ, phát hiện trong thời gian qua chủ yếu từ biên giới Trung Quốc tuồn về cho nên phải chặn ngay từ biên giới. Còn trong nội địa các vụ bắt giữ hầu hết không tìm ra được đầu nậu, chủ hàng để trị đến nơi đến chốn, thậm chí là có sự tiếp tay của lực lượng chức năng.
Theo Dantri
Quần áo TQ: "Lợi nhuận khổng lồ, tội gì không buôn"
"Buôn vải, quần áo TQ đem lại một lợi nhuận khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với việc bán vải và quần áo Việt Nam thông thường, tội gì không buôn".
NTNN có cảnh báo từ báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh về các chất độc trong quần áo Trung Quốc, đặc biệt là quần áo có chất phát quang, nhiều màu sặc sỡ, giá rẻ... Những quần áo có đặc điểm độc hại này đang tràn ngập các chợ ở Việt Nam.
"Lợi nhuận khổng lồ, tội gì không buôn"
Chợ vải Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) từ lâu nay vốn nổi tiếng là nơi sầm uất, giao thương các loại vải vóc, quần áo ở miền Bắc. Khoảng 5-6 năm trở lại đây, quần áo trẻ em giá rẻ Trung Quốc (TQ) đã dần tràn ngập chợ Ninh Hiệp. Trước kia, tiểu thương ngại "tiếng" hàng kém chất lượng nên lén lút nhập hàng, thay đổi nhãn mác thì nay việc buôn bán là công khai.
Nhiều cửa hàng lớn ở Ninh Hiệp cũng không ngại ngần việc công khai xuât xứ hàng.
Chị Trần Thu Quyên-một chủ hàng ở đây lý giải: "Buôn vải, quần áo TQ đem lại một lợi nhuận khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với việc bán vải và quần áo Việt Nam thông thường, tội gì không buôn". Là chủ một cửa hàng quần áo trẻ em nhỏ ở xã Xuân Lâm (Thuận Thành, Bắc Ninh), chị Vũ Thị Quế cũng thường "cất hàng" quần áo trẻ em TQ ở Ninh Hiệp cho rằng: "Hàng Việt Nam hoặc nhập khẩu từ các nước khác ngoài TQ trị giá vài ba trăm nghìn, trong khi hàng TQ màu sắc bắt mắt, giá trên dưới một trăm ngàn nên người dân chọn mua nhiều hơn".
Quan sát cửa hàng của chị, chúng tôi nhận thấy phần lớn quần áo trẻ em có màu đỏ, vàng, nhiều trang kim, hạt nhựa nhiều màu sắc đính kèm. Chị Đỗ Thị Hậu-một khách hàng đang mua bộ quần áo rét giá gần 200.000 đồng cho biết: "Quần áo sặc sỡ dễ phai, có hạt nhựa rất nguy hiểm vì trẻ em hay nghịch, ngậm áo, ngậm hạt. Biết thế nhưng trẻ em lại thích mặc nên cha mẹ cũng chiều".
Lo ngại quần áo Trung Quốc đội lốt Việt Nam
Tại một cửa hàng ở gần chợ Vinh (Nghệ An), quần áo ấm TQ được bày bán với đủ màu sắc, chủng loại. Thời tiết ở Nghệ An hơn 1 tuần trở lại đây xuống thấp, (10 - 15 độ C) nên người mua rất đông.
Hà Tĩnh: Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt trong hội chợNgày 20.12, ông Võ Viết Linh - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Tĩnh cho biết: Chiều 19.12, tại Hội chợ Thương mại Hà Tĩnh, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phát hiện tiểu thương Phạm Duy Thắng (33 tuổi, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đưa vào gian hàng của mình tại hội chợ 199 chiếc áo xuất xứ từ Trung Quốc nhưng dán nhãn mác VN. Đội đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để xử lý theo pháp luật.Hữu Anh
Theo chị Nguyễn Thị Hà - khách hàng tại đây, một áo khoác bình thường giá 600.000 - 700.000 đồng/chiếc, nhưng đồ của TQ chỉ khoảng 150.000 - 200.000 đồng. "Hàng TQ giá rẻ, biết độc thì tránh nhưng hiện đã có tình trạng tiểu thương mua quần áo TQ về rồi tháo nhãn mác, đính mác hàng Việt Nam hoặc Thailand, Korea... để kiếm lời nên thực tình tôi rất lo khi mua nhầm phải hàng này".
Tại Quảng Nam, quần áo không rõ xuất xứ hoặc gắn mác made in China với giá cực rẻ, chỉ từ 30.000 - 50.000 đồng/bộ đủ chủng loại được bày bán khắp nơi. Một chủ bán đồ thời trang giá rẻ trên đường Hùng Vương, TP.Tam Kỳ cho biết: "Hàng của tôi giá chỉ vài chục ngàn đồng, mẫu mã cực kỳ phong phú và bắt mắt nên khách rất thích, đặc biệt là những người từ vùng thôn quê lên chơi". Một bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, phân tích: "Không ai có thể biết họ dùng những loại hóa chất nào để nhuộm màu quần áo nhưng rõ ràng, màu sắc của các loại quần áo này luôn rực rỡ và bắt mắt hơn hẳn. Chúng tôi mong có thêm cảnh báo để người dân cảnh giác khi sử dụng, bảo vệ sức khỏe của mình".
Ông Lê Cần- Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam cho biết: "Chi cục Quản lý thị trường cũng đã giao cho các đội quản lý thị trường vào cuộc quyết liệt hơn, xử lý những người buôn bán quần áo không xuất xứ. Nhưng thực tế chúng tôi cũng không có người để kiểm tra hết được, đặc biệt là với những xe đẩy và những người bán rong tại các khu chợ thôn quê".
Theo Trương Hồng - Lê Ha- Nguyễn Dũng
Bộ trưởng GTVT yêu cầu tiếp tục duy trì 5 đôi tàu địa phương Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa có văn bản chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tiếp tục duy trì 5 đôi tàu địa phương kinh doanh kém hiệu quả để đảm bảo việc đi lại cho người dân, đặc biệt là dịp Tết đang đến gần. Yêu cầu của người đứng đầu ngành giao...