Thu phí không dừng trên cao tốc, xe ôtô qua phà Cát Lái tăng 60%
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa đề nghị Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP tăng cường vận chuyển trong bối cảnh lượng xe ôtô qua phà Cát Lái tăng đột biến.
Lượng xe ôtô qua phà Cát Lái tăng – Ảnh: LƯU DUYÊN
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện nay nhu cầu đi lại tại các bến phà ngày càng tăng, nhất là thời điểm người dân đi du lịch vào dịp nghỉ hè.
Ngoài ra, gần đây, trên tuyến cao tốc xảy ra hiện tượng ùn tắc khi thu phí không dừng dẫn đến xe ôtô qua phà tăng 60%, tức từ 2.500 lượt/ngày lên 4.000 lượt/ngày.
Nhằm đảm bảo an toàn, thông suốt trong mùa mưa bão, cao điểm du lịch hè và dịp lễ 2-9 sắp tới, Sở Giao thông vận tải TP đề nghị công ty trên kiểm tra, bảo đảm tốt nhất điều kiện an toàn khi vận hành.
Công ty nghiên cứu phưong án hợp tác với các doanh nghiệp vận tải hành khách đường thủy để nghiên cứu xã hội hóa đầu tư đóng mới phà, hoặc thuê các phà sau khi đóng mới để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Video đang HOT
Đồng thời, công ty liên hệ Sở Tài chính TP để được hướng dẫn các thủ tục thanh lý các phà hết niên hạn theo quy định.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP là đơn vị được giao vận hành hai bến phà: Cát Lái và Bình Khánh. Hiện hai bến có 20 phà, trong đó 4 phà 200 tấn, 9 phà 100 tấn, 7 phà 60 tấn.
Căn cứ quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy nội địa, công ty cho biết có 3 phà hết niên hạn, không được phép hoạt động gồm: phà Bình Khánh E (100 tấn), phà Cát Lái G (100 tấn) và phà Cát Lái I (60 tấn).
Hai phà Bình Khánh (loại 60 tấn) sẽ hết niên hạn không được phép hoạt động từ năm 2023, 2024. Ngoài ra, phà 200 tấn từ bến phà Vàm Cống điều chuyển về cũng hết niên hạn.
Do vậy, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP đã có đề xuất TP được đóng mới 2 phà với số vốn dự kiến hơn 79 tỉ đồng.
Việc đầu tư đóng mới 2 phà là hết sức cấp bách để giải quyết ùn tắc tại hai đầu mỗi bến, đồng thời có đủ phà để bố trí dự phòng.
Phà Vàm Cống đưa về TP.HCM gần 1 năm chưa kịp xài, khả năng phải thanh lý
Chiếc phà 200 tấn tại bến phà Vàm Cống được lai dắt về TP.HCM để phục vụ cho bến phà Cát Lái và Bình Khánh sau gần một năm chưa được hoạt động, có khả năng tới đây phải thanh lý do hết niên hạn sử dụng.
Phà Cát Lái và Bình Khánh cần có thêm phà mới để thay thế các phà cũ hết niên hạn - Ảnh: NGỌC ẨN
Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM vừa kiến nghị UBND TP.HCM về việc xin đóng mới phà 200 tấn thay thế các phà đã hết niên hạn sử dụng tại bến phà Bình Khánh và phà Cát Lái. Ở hai bến, công ty đang quản lý 20 phà, trong đó 4 phà 200 tấn, 9 phà 100 tấn, 7 phà 60 tấn.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy nội địa theo nghị định 111/2014 của Chính phủ.
Căn cứ theo quy định, công ty có 3 phà hết niên hạn, không được phép hoạt động gồm: phà Bình Khánh E (100 tấn), phà Cát Lái G (100 tấn) và phà Cát Lái I (60 tấn).
Hai phà Bình Khánh (loại 60 tấn) sẽ hết niên hạn không được phép hoạt động từ năm 2023, 2024. Ngoài ra, phà 200 tấn từ bến phà Vàm Cống điều chuyển về cũng hết niên hạn.
Được biết, vào tháng 10-2020, phà 200 tấn từ phà Vàm Cống được lai dắt về trên cơ sở được Bộ Tài chính đồng ý điều chuyển nguyên trạng về TP.HCM quản lý, sử dụng phục vụ cho phà Cát Lái và Bình Khánh.
Tuy nhiên, chiếc phà này sau gần một năm đưa về neo đậu tại TP vẫn chưa thể đưa vào hoạt động do chờ hướng dẫn thủ tục tiếp nhận tài sản. TP giao Sở Giao thông vận tải TP phối hợp Sở Tài chính tiếp nhận tài sản công theo quy định. Tuy nhiên, Sở Giao thông vận tải TP lại không có chức năng tổ chức quản lý, vận hành phà và không trực tiếp quản lý hai bến phà trên.
Còn khi giao cho Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP lại vướng quy định: việc điều chuyển tài sản công chỉ được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội thuộc TP...; không có quy định việc điều chuyển tài sản cho doanh nghiệp, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng quyết định.
Đơn vị quản lý hai bến phà trước đó từng kiến nghị sớm đẩy nhanh thủ tục bàn giao tài sản để duy tu, sửa chữa, đưa phà 200 tấn vào hoạt động bởi phà đã hết hạn đăng kiểm, thân vỏ gỉ mục, rách khiến nước xâm nhập vào hầm máy làm hư hỏng hệ thống thiết bị. Tình trạng này kéo dài, phà có thể chìm bất cứ lúc nào.
Theo thống kê năm 2020, lượng hành khách qua phà Bình Khánh và Cát Lái bình quân hơn 72.000 lượt/ngày. Vào cao điểm, đơn vị quản lý hai bến phà thường xuyên huy động tất cả 20 chiếc để phục vụ khách.
Do đó, Công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP đề xuất UBND TP được đóng mới 2 phà với số vốn dự kiến hơn 79 tỉ đồng, thời gian đóng từ năm 2021 đến 2023. Việc đầu tư đóng mới 2 phà là hết sức cấp bách để giải quyết ùn tắc tại hai đầu mỗi bến, đồng thời có đủ phà để bố trí dự phòng.
Công ty trên cũng đề nghị Sở Giao thông vận tải TP.HCM có phương án giải quyết phà 200 tấn được điều chuyển từ bến phà Vàm Cống vì hết niên hạn sử dụng.
Từ 1-9, gửi hàng trên xe khách phải cung cấp 6 thông tin Từ 1-9, nghị định 47/2022 (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 10/2020) của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, có hiệu lực. Người gửi hàng trên xe khách phải cung cấp 6 thông tin. Một bến xe tại TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN Nghị định 47/2022 bổ sung vào...