Thu phí không dừng sẽ về đích đúng hẹn
Tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng đang đáp ứng yêu cầu, dự kiến sẽ hoàn thành theo đúng thời hạn mà Thủ tướng giao.
Đến nay, đã có khoảng 1 triệu xe dán thẻ thu phí không dừng. Trước đây, chỉ có 10% trong số này nạp tiền sử dụng dịch vụ thì nay đã tăng lên hơn 40% (Trong ảnh: Phương tiện lưu thông qua Trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng). Ảnh: Trần Duy
Vừa qua, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến ngày 31/12 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước.
Chỉ còn VEC “lẻ loi”
Dự án thu phí tự động không dừng bao gồm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có 44 trạm, giai đoạn 2 có 33 trạm.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP), Bộ GTVT cho biết, ngoại trừ 4 dự án do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) quản lý (nằm trong giai đoạn 1), tiến độ dự án đến nay cơ bản đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng, hoàn tất trước ngày 31/12.
Riêng 8 trạm không đủ điều kiện lắp đặt thu phí tự động không dừng (thuộc giai đoạn 2, gồm 2 trạm doanh thu quá thấp là Mỹ Lợi và Thái Hà; 3 trạm thu phí đang báo cáo Chính phủ đề nghị sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách là trạm Quang Đức trên QL14, Thái Nguyên – Chợ Mới trên QL3, trạm T2 trên QL91 và 3 trạm khác trên QL51 thời gian thu phí còn dưới 3 năm nên việc lắp đặt sẽ không hiệu quả), Bộ GTVT đang báo cáo Thủ tướng không hoặc chưa thực hiện.
Thông tin thêm, ông Thành cho hay: Trong giai đoạn 1 của dự án (BOO1), có thời điểm nhà đầu tư đứng trước nguy cơ vỡ nợ, số lượng người dùng ít nên doanh thu không đủ chi phí, liên tục lỗ. Ngân hàng tài trợ vốn thấy thiếu tính khả thi và dừng giải ngân, khiến nhà đầu tư đã xin trả lại dự án.
“Sau khi phương án tài chính được điều chỉnh, các nhà đầu tư BOT và nhà cung cấp dịch vụ đang rà soát ký phụ lục hợp đồng BOT và hợp đồng dịch vụ theo phương án tài chính mới. Các ngân hàng cũng đã bắt đầu cung cấp tín dụng trở lại cho dự án”, ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, vướng mắc lớn nhất hiện tại chỉ nằm ở các dự án của VEC. VEC đã đề xuất 3 phương án: Thứ nhất là sử dụng ngân sách Nhà nước để lập dự án thu phí không dừng riêng. Phương án 2 là sử dụng nguồn thu phí từ các dự án của VEC để đầu tư thiết bị vận hành và kết nối dữ liệu với nhà cung cấp dịch vụ ETC.
Video đang HOT
Phương án 3 là thuê các nhà đầu tư thực hiện vận hành toàn bộ hệ thống, VEC sử dụng một phần chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm để chi trả phí dịch vụ thu phí không dừng.
Cho rằng VEC cần có phương án phân kỳ đầu tư, vì nếu cùng lúc đầu tư cả 4 dự án sẽ cần nguồn vốn lên tới cả nghìn tỷ đồng, ông Thành cũng thông tin thêm hiện Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan khác hoàn thiện phương án tổng thể về tái cơ cấu VEC, trong đó có nội dung giải pháp tháo gỡ vướng mắc về vốn đầu tư thu phí không dừng các dự án của VEC. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị xin chủ trương thực hiện.
Về dự án giai đoạn 2 (BOO2), ông Thành cho biết, trong tổng số 33 trạm, Tổng cục Đường bộ VN đã ký phụ lục hợp đồng 30 trạm đối với nhà đầu tư BOT. 3 trạm còn lại nằm trong số 8 trạm không đủ điều kiện lắp thu phí không dừng. “Bộ GTVT đang tập trung lắp đặt thiết bị các trạm giai đoạn 2 của dự án, đảm bảo đến ngày 10/12 vận hành được 20 trạm”, ông Thành cho biết.
Phía Tổng cục Đường bộ VN, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cho hay: Tiến độ dự án được “quản” từng ngày, kịp thời xử lý các vướng mắc và địa phương, làm sao cho các hệ thống kết nối đồng bộ.
Đến thời điểm này, 44 trạm thuộc dự án giai đoạn 1 (BOO1) đã cơ bản vận hành thương mại ở hai làn mỗi chiều xe chạy. Đối với dự án giai đoạn 2 (BOO2) đang triển khai đồng loạt ở 25 trong tổng số 33 trạm. Đến nay, tiến độ đang được kiểm soát đúng yêu cầu đề ra, đến ngày 31/12 cơ bản các trạm sẽ thu phí tự động không dừng.
“Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN vẫn chưa quyết định nguồn vốn cũng như giải pháp thực hiện của 4 trong 5 dự án của VEC. Các dự án của VEC không hoàn thành được đúng hạn định theo chỉ đạo. Trách nhiệm này thuộc về VEC và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước”, ông Huyện nói và cho biết, Bộ GTVT và Tổng cục đã hỗ trợ tối đa VEC thực hiện dự án nhưng tiến độ không có chuyển biến. Thẩm quyền quyết định nguồn vốn thực hiện các dự án của VEC là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Khi có nguồn vốn, trong 3 tháng sẽ hoàn thành lắp đặt và vận hành thu phí không dừng các dự án của VEC.
Kết nối liên thông hai tài khoản
Song song với việc triển khai dự án, một vấn đề khác được Bộ GTVT đặc biệt quan tâm là việc kết nối tài khoản giao thông và tài khoản cá nhân. Theo đó, chủ phương tiện được quyết định số tiền nộp vào tài khoản cho mỗi chuyến đi, tạo điều kiện để chủ phương tiện “mặn mà” hơn với thu phí tự động không dừng.
Thêm nữa, vì không bắt buộc được chủ xe ô tô dán thẻ nên cơ quan chức năng sẽ triển khai hàng loạt các giải pháp để nâng tỷ lệ phương tiện dán thẻ và nạp tiền sử dụng dịch vụ như phân làn thuần thu phí không dừng và xử phạt xe không dán thẻ đi vào làn này.
Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết: Tài khoản giao thông và tài khoản cá nhân cũng sẽ được kết nối như ví điện tử tạo thuận tiện cho người dùng. Hiện tại, khi dán thẻ thu phí không dừng, chủ phương tiện phải có một tài khoản, gọi là tài khoản giao thông.
Tài khoản này chưa được coi là ví điện tử và không được kết nối với tài khoản cá nhân. Chủ phương tiện phải nạp một số tiền nhất định trước khi lưu thông qua trạm thu phí và không được tính lãi.
Đến nay, khi kết nối hai tài khoản (tài khoản giao thông và tài khoản cá nhân), chủ tài khoản sẽ được tự quyết định chuyển số tiền phù hợp với hành trình.
Ví dụ, qua trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ hết 50.000 đồng, thì trước khi lưu thông, chủ phương tiện quyết định chuyển từ tài khoản cá nhân sang tài khoản giao thông đúng với số tiền này. Khi xe qua trạm, tin nhắn trừ tiền sẽ được gửi tới điện thoại của chủ phương tiện.
Thậm chí, chủ phương tiện có thể rút tiền trong tài khoản giao thông sử dụng cho mục đích khác, không giống như trước đây, chủ phương tiện chỉ có thể nộp tiền vào tài khoản giao thông và không thể rút ra. Như vậy, chủ phương tiện có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không còn phải lo tiền nằm im trong tài khoản nhưng không được tính lãi.
“Trong tổng số hơn 70 trạm thu phí do Bộ GTVT quản lý triển khai có hai nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng, việc kết nối liên thông giữa hai nhà cung cấp dịch vụ đã thực hiện xong. Điều này giúp chủ phương tiện chỉ sử dụng một thẻ đi qua được tất cả các trạm trong toàn quốc. Những xe đã dán thẻ nhưng không đủ tiền trong tài khoản qua trạm, cũng sẽ nghiên cứu cơ chế báo cho chủ phương tiện, cơ quan chức năng để thu tiền khi đi đăng kiểm. Muốn vậy phải có chế tài bằng hình thức xử phạt và sẽ nghiên cứu mức phạt, nhất là xử phạt nguội đối với xe không dán thẻ đi vào làn thu phí không dừng”, ông Huyện nói.
Theo Tổng cục Đường bộ VN, đến nay có khoảng 1 triệu xe dán thẻ. Trước đây, chỉ có 10% trong số này nạp tiền sử dụng dịch vụ thì nay đã tăng lên hơn 40%. Rõ ràng lái xe, chủ doanh nghiệp đã thấy được lợi ích của thu phí tự động không dừng.
Hơn nữa, sau tháng 12, các trạm do địa phương quản lý cũng hoàn thành thu phí không dừng và kết nối với nhà cung cấp dịch vụ. Toàn bộ hệ thống đường bộ có trạm thu phí sẽ được kết nối liên thông, khi đó lượng xe dán thẻ và nạp tiền sử dụng dịch vụ sẽ tăng theo.
Các trạm thu phí cũng sẽ được phân làn rõ ràng, sẽ có làn dành riêng cho thu phí tự động và làn hỗn hợp, chỉ xe dán thẻ và có tiền trong tài khoản mới được phép đi vào làn thu phí không dừng.
Dán 1 thẻ có thể đi tất cả các trạm
Cơ quan chức năng sẽ phân làn riêng cho thu phí không dừng. Sau ngày 31/12, phương tiện không dán thẻ đi vào làn này sẽ bị xử phạt (Trong ảnh: Trạm thu phí Hà Nội – Bắc Giang)
Đối với việc kết nối liên thông giữa hai nhà cung cấp dịch vụ, ông Thành cho biết “đang kết nối thử nghiệm và hoàn thiện các yếu tố kỹ thuật” đảm bảo cho chủ phương tiện dùng 1 thẻ lưu thông được qua tất cả các trạm.
Ông Hồ Trọng Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Thu phí tự động VETC cho biết, ngoài các kênh dán thẻ tại các trạm đăng kiểm, các điểm dịch vụ tại các trạm thu phí, VETC đã lập kế hoạch dán thẻ cho các Bộ, ngành.
Hiện, ngân hàng đã giải ngân trở lại cho dự án nhưng vẫn ở mức cầm chừng, VETC tìm các nguồn khác đầu tư thiết bị thu phí không dừng để lắp các làn còn lại.
“VETC đã kết nối xong tài khoản giao thông và tài khoản cá nhân ở ngân hàng tài trợ vốn BIDV, qua đó giúp chủ phương tiện thuận tiện trong thanh toán. VETC đang làm việc với ngân hàng lớn khác để tăng độ phủ. Bên cạnh đó, cũng tính toán kết nối với ví điện tử ViettelPay của Viettel giúp thuận tiện nhất cho việc thanh toán của chủ phương tiện”, ông Vinh cho hay.
Ông Bùi Trình, giám đốc Công ty Giải pháp giao thông số VN cho biết, Viettel đang triển khai đồng loạt lắp thiết bị tại 18 trạm, trong đó 2 trạm đã vận hành, đảm bảo đến ngày 10/12 hoàn thành 25 trạm.
“Hiện tại, hệ thống của Viettel đã sẵn sàng, chủ phương tiện có thể thanh toán qua ví điện tử như ViettelPay. Việc kết nối liên thông giữa tài khoản của BOO1 và ViettelPay liên thông được giữa hai hệ thống sẽ thuận tiện hơn cho thanh toán”, ông Trình nói.
Thủ tướng: Các trạm BOT phải lắp thu phí tự động trước 31-12
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT dừng thu phí đối với các nhà đầu tư BOT, nếu đến ngày 31-12 chưa lắp đặt hệ thống thu phí không dừng.
"Bộ GTVT phải chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31-12 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước"- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu như trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng ngày 25-11.
Theo quy định đến ngày 31-12 các trạm BOT trên cả nước phải có làn thu phí không dừng. Ảnh: V.LONG
Đối với các nhà đầu tư BOT đến ngày 31-12 chưa vận hành trạm thu phí không dừng, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT dừng hoạt động thu phí theo quy định pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ GTVT chỉ đạo đẩy mạnh công tác dán thẻ đầu cuối (E-tag) đối với phương tiện tham gia giao thông. Song song đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để người dân và chủ phương tiện sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng.
Bộ Công an được giao nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các đơn vị quản lý dự án BOT và nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng trích xuất dữ liệu tại các trạm thu phí không dừng để xử phạt xe không dán thẻ E-tag, nhưng đi vào làn thu phí tự động, gây cản trở giao thông.
Theo quyết định 19 của Thủ tướng, việc gắn thẻ E-tag được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ E-tag cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31-12-2021. Từ ngày 31-12-2021 trở đi, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện nay cả nước có 3,5 triệu xe ô tô, tuy nhiên đến nay mới chỉ có gần 1 triệu xe dán thẻ E-tag.
Bình Thuận: Lắp đặt 6 làn thu phí không dừng ở trạm BOT Sông Phan Nhà thầu đang khẩn trương lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng tại trạm BOT Sông Phan trên QL1 qua Bình Thuận. Trạm BOT Sông Phan sẽ có 6 làn thu phí tự động không dừng. Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Chi nhánh BOT 319 cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công ty Cổ phần Giao thông...