Thu phí đường cao tốc theo cơ chế giá chứ không phải “thu giá”!
“Trước đây, xã hội đã phản ứng rất nhiều từ gọi là “thu giá giao thông” rồi. Do vậy, tôi đề nghị điều này phải sửa lại là những đường được đầu tư xây dựng để kinh doanh được quyền thu phí sử dụng đường đó, nhưng thu phí theo cơ chế giá chứ không nên quy định là thu giá”.
Đây là quan điểm của đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) trong phiên thảo luận của Quốc hội ngày 16-11 về dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.
Đại biểu cho hay, khi đọc 2 Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ông không hiểu sao lại tách riêng 2 luật này ra, khi đối tượng điều chỉnh gần như trùng nhau, phạm vi điều chỉnh trùng cũng khá nhiều, không chỉ có phương tiện, mà kể cả về mặt kết cấu thiết kế giao thông, cho đến vấn đề con người, vấn đề tiêu chuẩn, phương tiện vận tải hàng hóa…
“Băn khoăn của tôi đã được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi đã giải đáp, giải tỏa và tôi thấy rằng tách 2 luật này ra có nhiều bất cập. Vì vậy, tôi cũng đồng tình với ý kiến của rất nhiều đại biểu phát biểu trước tôi là cần phải xem lại việc tách 2 luật”, ông Cường nói.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại phiên thảo luận (Ảnh: Quốc hội)
Bên cạnh đó, đại biểu đồng tình phí sử dụng đường bộ bao gồm 2 loại là phí thu theo phương tiện giao thông và phí thu sử dụng các công trình giao thông như là công trình đường cao tốc hoặc một số các hầm giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Theo đại biểu, nếu không quy định về phí sử dụng đường cao tốc riêng thì sẽ xảy ra tình trạng bất bình đẳng. Bất bình đẳng giữa những địa phương được đầu tư đường cao tốc với những địa phương không được đầu tư, giữa những người dân được sử dụng đường cao tốc với những người dân không được sử dụng.
Như vậy, vô hình chung chúng ta đều có nghĩa vụ đóng góp như nhau vào ngân sách, nhưng có những người được sử dụng các tuyến đường cao tốc rất thuận lợi, có những người lại không có điều kiện để sử dụng việc này. Rõ ràng những tỉnh, địa phương được đầu tư cao tốc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, đúng ra phải trả phí cho hưởng lợi nhiều hơn đó.
Bên cạnh đó, trong điều kiện chúng ta chưa đủ ngân sách để đầu tư toàn bộ hệ thống đường cao tốc đồng bộ và phủ kín ở khắp tất cả mọi vùng, miền thì việc những người nào sử dụng đường cao tốc và các công trình đặc thù khác phải trả thêm phí cũng là điều bình đẳng. Một số nước phát triển có hệ thống đường cao tốc rộng khắp, điển hình như Mỹ, người ta vẫn thu hệ thống phí đường cao tốc, thậm chí theo làn, có những làn tốc độ cao, ưu tiên vẫn phải trả phí, làn không ưu tiên không phải trả phí.
Tuy nhiên, đi kèm với việc quy định thu phí đường cao tốc thì cũng phải quy định là đã xây dựng đường cao tốc hay các công trình gọi đặc thù thì phải có các công trình song hành để cho người dân lựa chọn, ví dụ các đường dân sinh, để những người nào mà thấy rằng cần phải nhanh, cần tiện lợi thì trả phí và lên dùng đường cao tốc; còn những người nào không muốn trả phí thì sử dụng đường song hành và như vậy đảm bảo đúng sự lựa chọn, tôn trọng quyền của người dân.
Về việc thu phí đường cao tốc, Dự luật quy định “những cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng đường cao tốc để kinh doanh được thu phí”, và “thu giá sử dụng đường cao tốc”.
“Trước đây, xã hội đã phản ứng rất nhiều từ gọi là “thu giá giao thông” rồi. Do vậy, tôi đề nghị điều này phải sửa lại là những đường được đầu tư xây dựng để kinh doanh được quyền thu phí sử dụng đường đó, nhưng thu phí theo cơ chế giá chứ không nên quy định là thu giá”, đại biểu góp ý.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, cần phải quy định rất rõ vạch kẻ đường là tín hiệu hướng dẫn giao thông chứ không phải là biển báo hay là tín hiệu giao thông, để tránh tình trạng sử dụng vạch kẻ đường này làm yếu tố bắt lỗi những người tham gia giao thông.
Không thu phí cao tốc sẽ tạo bất công bằng
Thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư để có thêm nguồn lực đầu tư các tuyến cao tốc khác và tạo ra sự công bằng giữa người hưởng thụ.
Sau khi dừng thu phí, lượng phương tiện lưu thông tăng đột biến trên cao tốc TP HCM - Trung Lương
Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn đi vay ngày càng khó khăn, việc thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư các tuyến cao tốc khác là cần thiết.
Chúng ta phải thấy rằng đầu tư hạ tầng là trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, nếu Nhà nước đã có nguồn ngân sách đủ để đầu tư toàn bộ hệ thống giao thông mà không cần phải huy động các nhà đầu tư tư nhân (PPP, BOT) thì không nói làm gì.
Hiện nay, nguồn ngân sách của chúng ta có hạn, chỉ đủ tập trung vào các dự án giao thông trọng yếu, dân sinh, cấp bách.
Theo quy hoạch, chúng ta có hơn 6,4 nghìn km đường cao tốc nhưng thực tế chỉ mới đầu tư xây dựng được 2 nghìn km.
Với con số km đường cao tốc còn chưa xây dựng lớn như vậy, trong bối cảnh vốn ngân sách còn hạn hẹp thì việc thu phí trên đường cao tốc là hết sức cần thiết. Đây là dịch vụ chất lượng cao, nhân dân có thể lựa chọn đường cao tốc hoặc là quốc lộ.
Lâu nay, chúng ta vẫn có tư duy là đã đóng phí đường bộ hay nộp các loại thuế thì đương nhiên phải có quyền sử dụng mọi thứ do Nhà nước đầu tư.
Tuy nhiên, tư duy này cần phải thay đổi, vì thực tế đường cao tốc là loại hình đặc biệt, nó đòi hỏi phải có số tiền đầu tư rất lớn, đổi lại là chất lượng dịch vụ vượt trội so với đường quốc lộ. Có nghĩa là người lưu thông vào đường cao tốc sẽ an toàn, thuận tiện, nhanh chóng hơn rất nhiều nếu lưu thông trên quốc lộ.
Ngoài ra, việc chưa thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư còn là một sự bất hợp lý, không công bằng giữa người được sử dụng đường cao tốc và người không được sử dụng đường cao tốc; Bất hợp lý giữa địa phương được đầu tư đường cao tốc và địa phương không được đầu tư loại đường này...
Như vậy, việc thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư không chỉ tạo ra nguồn ngân sách để tái đầu tư hệ thống giao thông mà còn tạo ra sự công bằng giữa người hưởng thụ.
Tất nhiên, bên cạnh việc đầu tư đường cao tốc thì cũng phải cho người dân có quyền lựa chọn, nếu không đi trên cao tốc thì có thể đi trên những tuyến đường song hành.
Mặt khác, cùng với việc thu phí cao tốc, Nhà nước cũng cần nghiên cứu thêm các giải pháp huy động vốn khác, như vậy mới có đủ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đầu tư thỏa đáng cho hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm: "Không phải tách luật, chia quyền" Đại tướng Tô Lâm khẳng định điều này khi báo cáo giải trình một số vấn đề về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trước Quốc hội. Chiều 16/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ý kiến đại biểu Quốc hội vẫn khác nhau...