Thư pháp bị biến thành “công cụ tham nhũng” ở Trung Quốc
Nghệ thuật truyền thống thư pháp đã bị nhiều quan chức Trung Quốc “biến tướng” thành một hình thức tham nhũng an toàn trong thời gian dài.
Theo báo chí Pháp, nghệ thuật truyền thống thư pháp đã bị nhiều quan chức Trung Quốc “biến tướng” thành một hình thức tham nhũng an toàn trong thời gian dài.
Báo Pháp Le Figaro phản ánh hiện tượng này trong bài viết “Tham nhũng ẩn mình sau thư pháp Trung Quốc”.
Theo báo Le Figaro, từ một năm nay, trong chiến dịch chống tham nhũng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu giới công chức “hạn chế tài năng nghệ sĩ” của họ. Từ đó, công việc kinh doanh tại khu phố thư pháp ngay cạnh Tử Cấm Thành trở nên ế ẩm. Một người kinh doanh tại đây cho biết: “Không ai dám mua hay bán tác phẩm của các cán bộ đương chức. Còn tác phẩm của các quan chức nghỉ hưu thì chẳng còn giá trị”.
Một cán bộ cấp cao viết thư pháp hay vẽ tranh ngoài giờ làm việc. Các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp giàu có được mời tới để thưởng thức tác phẩm. Và người nào mua một trong những tác phẩm đó sẽ trúng thầu một dự án bất động sản. Thậm chí, để bán tác phẩm với giá cao nhất, nhiều cán bộ còn tổ chức bán đấu giá tác phẩm của mình song song với các thông báo mời thầu của chính quyền địa phương. Cán bộ có chức càng cao, tác phẩm thư pháp càng có giá trị. Các doanh nhân hay những người muốn mở công ty cũng thường treo thư pháp của cán bộ có chức có quyền để chứng tỏ có “quan hệ”.Đây là biện pháp mới của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng, sau khi đã “sờ gáy” những sở thích sang trọng của quan chức như sưu tập rượu quý, đồng hồ hay xe hơi hạng sang. Kết quả là nhiều cán bộ đương nhiệm đã phải từ chức tại các hội thư pháp-hội họa vì theo nhận định của ủy ban này, loại hình nghệ thuật thư pháp là một cách hối lộ tinh vi, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một cách thức khác là các quan chức bán tranh tại các triển lãm dưới một tên giả. Thế nhưng, các doanh nhân vẫn “tinh ý” nhận ra dấu ấn của tác giả nhờ sự giúp đỡ của một chuyên gia được trả thù lao hậu hĩnh. Khi đã mua được bức tranh, doanh nhân sẽ tới chào và thể hiện sự ngưỡng mộ tài năng đối với tác giả, trước khi chuyển qua chuyện làm ăn.
“Học thư pháp như leo núi. Cần phải kiên nhẫn trước khi lên tới đỉnh”.
Một số quan chức trao đổi tác phẩm với các nghệ sĩ nổi tiếng. Những người này không dám từ chối. Trong khi, tác phẩm thư pháp của quan chức đó chẳng có giá trị gì, thì tác phẩm của người nghệ sĩ được vị quan chức rao bán với giá vài trăm nghìn nhân dân tệ.
Mới đây, báo China Daily phản ánh trường hợp một trợ lý giám đốc Phòng Tuyên truyền của tỉnh Giang Tô. Các tác phẩm của cựu quan chức này có giá tới 1,7 triệu euro. Khi nghiên cứu thị trường bất động sản tại đây, các nhà điều tra đã phát hiện rằng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi tới 200 euro để mua một tác phẩm của ông ta.
Thay lời kết luận, bài viết trên báo Le Figaro dẫn lời một chuyên gia về thư pháp nói: “Học thư pháp như leo núi. Cần phải có lòng kiên nhẫn trước khi lên tới đỉnh. Để trở thành một bậc thầy nổi tiếng ngày nay, phải nắm được hết các kỹ thuật của các bậc tiền bối trước khi phát triển phong cách riêng của mình. Các nhà lãnh đạo và cán bộ hiện nay chỉ ở trình độ rất thấp. Các bức vẽ nguệch ngoạc của họ chẳng có giá trị gì thế nhưng được bán với giá rất cao”.
Minh Châu (Theo Le Figaro)
Theo Kienthuc
18 tuổi trở thành "ông đồ" trẻ nhất Việt Nam qua vòng sát hạch
Nguyễn Tô Tâm An lọt vào top 4 cuộc thi sát hạch ông đồ, trở thành người trẻ nhất Việt Nam trong giới thư pháp.
Video đang HOT
Tại buổi công bố kết quả cuộc thi sát hạch ông đồ lần 2 sáng 5/2, nhà thư pháp Lê Quốc Việt, thành viên ban giám khảo đã công bố top 4 bài tốt nhất vượt qua gần 100 ông đồ. Trong số này có thí sinh Nguyễn Tô Tâm An (sinh năm 1997).
Chia sẻ với phóng viên, "ông đồ" Nguyễn Tô Tâm An cho biết, An đam mê chữ Hán và theo học cha từ rất nhỏ. Bản thân "ông đồ" trẻ cũng rất bất ngờ khi nhận được kết quả này.
"Ông đồ" trẻ nhất Việt Nam, Nguyễn Tô Tâm An
Hiện tại, "ông đồ" 18 tuổi này đang theo học lớp 12, tiếng Pháp, chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội. Tâm An cho biết, nếu lên đại học, chắc chắn An sẽ dành nhiều thời gian nghiên cứu về thư pháp và chữ Hán.
Niềm vui nhân đôi với gia đình Tâm An khi cả bố em là ông Nguyễn Học cũng vượt qua kỳ thi sát hạch ông đồ.
Ông Học cho biết, Tâm An còn trẻ nên dù có "suất" vào Văn Miếu viết chữ nhưng gia đình không để em ngồi lều riêng như những ông đồ khác. Tâm An sẽ ngồi cùng cha để học hỏi về thư pháp.
Theo ông Lê Quốc Việt, Tâm An là người trong thế hệ trẻ có sở thích tìm hiểu, học hỏi về chữ Hán. Ông và các chuyên gia khác đánh giá Nguyễn Tô Tâm An là "ông đồ" trẻ nhất trong giới thư pháp hiện nay.
Ông Việt cho rằng, dù vượt qua kỳ thi sát hạch để vào Văn Miếu viết chữ trong dịp Tết Nguyên đán nhưng Tâm An còn trẻ, không nên va vấp vào tiền.
"Thay vì va vấp vào tiền, Tâm An nên xây dựng cái danh trước sau đó học để thỏa mãn thú chơi tao nhã. Tâm An là một thế hệ mới yêu thích thư pháp do đó cần được giáo dục về văn tự, hiểu đúng về giá trị chữ Hán", ông Lê Quốc Việt nói.
Ngoài hai cha con "ông đồ" trẻ nhất Việt Nam dự thi, sáng nay còn có hơn 80 ông đồ đến từ các câu lạc bộ thư pháp ở Hà Nội cùng nhau thi sát hạch để được viết chữ ở hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Bất chấp thời tiết mưa phùn, rét buốt, hơn 80 người viết đã có mặt ở Văn Miếu từ sáng sớm. Ông đồ đủ mọi lứa tuổi, từ cụ già râu tóc bạc phơ cho đến những "anh đồ", "chị đồ" tuổi đôi mươi đều mang bút nghiên ứng thí.
Những hình ảnh "ông đồ" cầm bút nghiên đi thi sát hạch:
Theo ban giám khảo, mục đích tổ chức cuộc thi là nhằm xây dựng Văn Miếu
trở thành điểm đến tin tưởng nhất của những người yêu thích thư pháp, người dân xin chữ đầu năm.
Người thi sẽ phải viết chữ trên giấy xuyến chỉ trong vòng 15 phút sao cho như một bức tranh chữ, đúng từ điển, không tự chế chữ, đảm bảo giám khảo đọc được.
50 đề thi chủ yếu xoay quanh chủ đề mùa xuân, đạo đức giáo dục, danh ngôn... Đối với chữ Hán - Nôm, đề thi sẽ có 1 -2 chữ ít sử dụng để kiểm tra kiến thức của người thi.
Để đảm bảo công bằng, các bài thi đều sử dụng một loại giấy xuyến chỉ và mực của ban tổ chức, bút người viết tự mang theo
Việc thi tuyển để đảm bảo chất lượng ông đồ cho chữ ở Văn Miếu được nhiều câu lạc bộ thư pháp ủng hộ
Cuộc sát hạch này cũng giúp người viết đánh giá trình độ thực tế của mình để tiếp tục rèn luyện
Ngoài yêu cầu viết chữ đúng từ điển, cân đối, các ông đồ còn phải đề lạc khoản, đóng triện sao cho hài hòa
Cuộc sát hạch này còn thu hút khá nhiều các "anh đồ" trẻ tham gia thử sức. Anh Lê Việt Quý (21 tuổi, CLB thư pháp Đà Nẵng) chia sẻ: "Tôi tham dự cuộc thi với mong muốn giao lưu, đồng thời tự đánh giá năng lực của bản thân. Lần đầu đi thi nên tôi viết hơi run".
"Bà đồ" Lê Anh Tuyết, CLB thư pháp Hương Nam cũng dự thi phần thư pháp Quốc ngữ
Theo quy chế thi, người viết không được xem từ điển, điện thoại tra từ dưới mọi hình thức và hỏi chữ người bên cạnh. Ai vi phạm sẽ bị đánh dấu xem xét huỷ bài thi. Tuy nhiên, nhiều ông đồ vẫn bất chấp quy chế, xem từ điển ngay trong phòng thi.
Những người vi phạm quy chế bị đánh dấu mực tàu ở góc bài viết
Những người chưa đến lượt thi sốt ruột ngó vào bên trong
Kết thúc giờ thi, người viết tụ nhau lại để bàn về chữ viết đúng sai
Ban giám khảo công bố kết quả, chỉ có 36/71 tác phẩm đạt yêu cầu, số còn lại bị đánh giá là viết yếu, bố cục sai, không thẩm mỹ, đặc biệt nhiều bài mắc lỗi sơ đẳng như sai chữ.
Theo Dân Việt
Thầy giáo dùng bút sắt viết chữ ngược 180 độ Không chỉ viết chữ sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Đương Ánh còn có biệt tài viết chữ thư pháp nét ngược bằng bút sắt. Thầy giáo Nguyễn Đương Ánh (41 tuổi, ở Tiên Du, Bắc Ninh) được biết đến với biệt tài viết chữ đẹp nổi danh xứ Kinh Bắc. Tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh, thầy Đương Ánh dạy tiểu...