Thủ phạm khiến môi khô, nứt nẻ, bong tróc quanh năm suốt tháng
Đôi môi của bạn thiếu nước, thời tiết khô hanh… khiến chúng thường xuyên bị nứt nẻ, thô ráp.
. ….
Nguyên nhân khiến môi bị khô, nứt nẻ
Môi trường
Không khí khô hanh, nhất là miền bắc vào mùa lạnh, hoặc do làm việc lâu trong phòng máy lạnh rất dễ làm môi bị khô, tróc vảy.
Ánh nắng: da môi rất mỏng, dễ bị tia cực tím trong ánh nắng làm cho sạm đen.
Hồ bơi: những hóa chất trong nước hồ bơi (đặc biệt là Clo) có thể khiến môi, da và tóc bị xuống sắc rất rõ rệt.
Cơ thể thiếu nước
Môi khô, nứt nẻ do thiếu nước. Nước có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Do đó, nếu thiếu nước thì rất dễ dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ thường xuyên.
Dị ứng hóa chất
Các thành phần hóa chất trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flo, sodium lauryl sulphate hoặc nước bể bơi có chứa clo không tốt cho những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là có thể làm môi khô, nứt nẻ.
Liếm môi
Đây là một thói quen rất có hại khiến cho tình trạng nứt môi càng nặng hơn. Chuyện kể ở tiểu bang Nebraska (Hoa Kỳ) thời xưa, người ta dùng … phân gà bôi lên môi để trị bệnh khô nứt môi. Sau này các nhà khoa học khám phá ra rằng phân gà không hề có khả năng chữa lành môi bị nứt, nhưng khiến bệnh nhân… không dám liếm môi, và vì thế vết nứt dễ lành hơn.
Không bảo vệ đôi môi khi ra đường
Việc để đôi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có chứa tia UV trong suốt một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ. Lúc này, bạn nên sử dụng thêm son dưỡng môi khi đi ngoài nắng và nhớ thoa kem chống nắng cho da mặt cũng như đeo khẩu trang che kín để bảo vệ đôi môi của mình tốt nhất.
Theo PNTD
Nguyên nhân và cách trị môi khô nứt nẻ hiệu quả mà không tốn thời gian
Đôi môi khô nứt nẻ khiến các bạn gái trông kém sắc hơn. Dưới đây là cách trị môi khô nứt nẻ trong mùa hanh khô.
Nguyên nhân gây khô nứt môi là gì?
Do thời tiết khô lạnh
Thời tiết hanh khô và lạnh lẽo khiến đôi môi bị khô hoặc nứt nẻ. Da môi có rất ít sắc tố melamin nên môi ít được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Môi lại không được những lớp mô dày che phủ, không có tuyến nhờn, nên dễ bị khô. Ngoài lòng bàn tay và gan bàn chân, môi là nơi duy nhất trên cơ thể không có lông mọc. Do vậy, môi rất dễ bị tổn thương.
Cơ thể thiếu nước
Môi khô, nứt nẻ do thiếu nước. Nước có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Do đó, nếu thiếu nước thì rất dễ dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ thường xuyên.
Dị ứng hóa chất
Các thành phần hóa chất trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flo, sodium lauryl sulphate hoặc nước bể bơi có chứa clo không tốt cho những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là có thể làm môi khô, nứt nẻ.
Thiếu vitamin
Thiếu vitamin C gây viêm nướu lợi, rỉ máu chân răng, khô môi, xuất hiện vết bầm tím quanh nang tóc và các khớp bị sưng, đau đớn.
Thiếu vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin cũng là nguyên nhân khiến khô môi, nứt nẻ.
Do thói quen liếm môi
Bạn có biết sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn, vì vậy bạn lại liếm môi và cứ thế chu trình này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi. Ngoài liếm môi, nhiều người thường dùng tay bóc các lớp môi khô. Tay thường là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, khi dùng tay bóc các lớp biểu bì ở ngoài sẽ gây tổn thương môi, làm mất đi lớp da bảo vệ môi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Không dừng lại ở đó, lớp biểu bì non vừa lột môi xong rất mong manh, do tác động khắc nghiệt có thể dẫn đến thâm môi, khô môi, làm bào mòn lớp biểu bì.
Do một số bệnh lý
Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và trở nên nứt nẻ. Bệnh tuyến giáp và vẩy nến, lupus ban đỏ, liken môi cũng có thể gây khô môi. Bệnh chốc mép, hay bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới làn da xung quanh miệng bị khô.
Cách trị môi nứt nẻ hiệu quả
Bôi dưỡng môi
Bôi các loại kem, son làm mềm da, ẩm da như vitamin E, vitamin A, uống đủ nước đặc biệt những người làm việc trong môi trường khô nóng, dùng điều hòa nhiệt độ hàng ngày. Có thể bôi kem corticoid nhẹ như hydrocortison trong 1-2 tuần, sau đó bôi tacrolimus trong 1 tháng. Có thể tăng cường một đợt vitamin nhóm B, C... theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bạn cũng có thể dùng các biện pháp đơn giản sau đây giúp trị khô nứt môi:
Dùng vitamin E
Vitamin E dạng viên nang, dùng kim chọc một lỗ nhỏ, nặn ra rồi thoa lên môi trước khi đi ngủ (để qua đêm). Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho môi.
Một số cách dân gian trị môi khô nứt nẻ
Mật ong
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt nhờ vào các axit amin tự nhiên giúp hấp thu và giữ lại nước. Không những thế, với các chất chống oxy hóa, các axit alpha hydroxy (AHA), nó còn có khả năng hỗ trợ tẩy tế bào chết và chống lão hóa. Vì thế, mật ong rất hữu hiệu trong việc chữa trị tình trạng môi khô, nẻ và giữ cho đôi môi luôn căng mọng.
Các bạn chỉ cần dùng mật ong nguyên chất thoa lên môi, thực hiện 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy được sự thay đổi ngay trong lần đầu tiên. Nếu áp dụng kiên trì, chúng mình sẽ luôn có một đôi môi xinh tươi cho dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh.
Dầu dừa
Dầu dừa chứa rất nhiều axit có lợi, đặc biệt còn rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống các virus có hại, đồng thời còn dưỡng ẩm rất hiệu quả cho đôi môi. Bởi vậy, dầu dừa cũng được rất nhiều người sử dụng để trị môi khô nẻ, dưỡng môi...
Cách sử dụng dầu dừa để trị nẻ môi cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần thoa trực tiếp lên môi trước khi đi ngủ, nó sẽ mang lại hiệu quả một cách nhanh chóng, giúp cải thiện tình trạng khô nẻ môi ngay trong sáng hôm sau. Chúng mình cũng có thể thoa dầu dừa 2 - 3 lần mỗi ngày để có được đôi môi hồng căng mọng.
Theo PNN
Không phải son dưỡng môi, đây mới là cách dưỡng môi khô, nứt nẻ tốt nhất Mùa đông rất dễ khiến cho da dẻ bị khô, nứt nẻ, đặc biệt là vùng môi. Hầu như ai cũng trang bị son dưỡng nẻ. Nhưng thực chất, đây là thói quen rất có hại mà ít ai biết. Ngày nay, vào mùa lạnh hanh khô, trên mạng tràn lan rất nhiều sản phẩm dưỡng môi cùng với nhiều lời bàn luận...