Thủ phạm gây sâu răng núp bóng những món ăn vặt được yêu thích mà cha mẹ hay cho con ăn mỗi ngày
Ai cũng biết rằng kẹo và nước ngọt dễ gây sâu răng, thế nhưng những loại đồ ăn tưởng chừng như vô hại sau đây cũng tai hại không kém.
Bạn biết rằng những đồ ngọt như caramen hay kẹo kéo có hại cho răng. Đó là bởi vì chúng chứa nhiều đường, và đường thì gây sâu răng – đặc biệt nếu nó dính vào răng và không được nhanh chóng chải sạch.
Thế nhưng những loại kẹo dinh dính kia không phải là đồ ăn vặt duy nhất gây sâu răng và những vấn đề răng miệng khác ở trẻ. Cha mẹ sẽ bất ngờ khi biết những loại đồ ăn vặt được trẻ yêu thích sau đây lại rất có hại cho răng lợi.
Cam, quất, quýt là những loại quả giàu vitamin C, mà vitamin C là nhân tố quan trọng để giúp lợi chắc khỏe. Thế nhưng các loại quả có múi cũng có hàm lượng axit cao – kẻ thù của men răng.
“Axit trong các loại quả có múi có thể bào mòn men răng, khiến răng yếu đi và dễ bị sâu răng”, bác sĩ nha khoa Bryan Lazarus, công tác tại bệnh viện Highview Dental tại Ontario, Canada cho biết.
Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn không nên cho trẻ ăn các loại quả này. Bạn chỉ cần đảm bảo con đánh răng 30 phút sau khi ăn các loại quả này là được. Như vậy sẽ tránh bào mòn phần men răng bị mềm trước khi nó kịp cứng trở lại nhờ nước bọt.
Bác sĩ Lazarus cũng khuyên các bậc phụ huynh đừng để trẻ ngậm cam, bưởi quá lâu vì tiếp xúc trực tiếp và kéo dài cũng có hại cho men răng.
2. Bánh quy mặn và bim bim khoai tây
Các loại đồ ăn vặt có vị mặn như khoai tây và bánh quy mặn thì không có nhiều đường nên ắt hẳn là an toàn cho răng đúng không? Sự thật là không phải vậy. Những đồ ăn vặt này có nhiều tinh bột và chúng sẽ chuyển hóa thành đường. Hơn nữa, chúng thường mắc ở kẽ răng của trẻ và là mồi ngon cho vi khuẩn ở các mảng bám răng miệng. Những loại đồ ăn giàu tinh bột này khá dính nên có thể mắc lại ở răng trong thời gian dài. Răng càng tiếp xúc với những thực phẩm này lâu thì càng dễ bị sâu.
Bánh quy mặn và bim bim khoai tây rất khó đánh sạch vì những loại thực phẩm này thường mắc ở kẽ răng. Sau khi ăn bim bim hoặc bánh quy, hãy hướng dẫn trẻ đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh thừa còn mắc kẹt giữa các kẽ răng.
3. Rau củ muối
Video đang HOT
Các loại rau củ muối có thể đẩy nhanh quá trình sâu răng vì lượng dấm được dùng trong quá trình muối chua. Dấm có mức pH thấp ở mức 2.4, tương đương với axit của chanh. Và axit trong dấm cũng làm yếu men răng và làm mất đi các khoáng chất của răng, do đó gây sâu răng.
Nếu trẻ thích ăn hoa quả muối chua thì nên ăn cùng với thức ăn, như vậy sẽ an toàn hơn bởi vì như vậy việc tiếp xúc với răng miệng sẽ được hạn chế.
4. Bỏng ngô
Bỏng ngô là loại đồ ăn vặt tương đối tốt cho sức khỏe nếu không chứa bơ, dầu, muối. Bỏng ngô được làm từ ngô nguyên hạt rất giàu chất xơ và các chất chống ô xi hóa. Thế nhưng bỏng ngô lại có thể gây hại cho răng của trẻ – mặc dù không phải là gây sâu răng. Bỏng ngô có thể bị mắc ở lợi và gây viêm lợi.
Hãy cho con sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn bỏng ngô để đảm bảo không có những mảnh vỏ vụn mắc ở kẽ răng và lợi của trẻ.
5. Đá viên
Đá viên không phải là đồ ăn vặt, nhưng nhiều trẻ lại thích ngậm đá, và ba mẹ thì cũng không có lỗi gì khi nghĩ rằng đây là hành động vô hại. Nếu ba mẹ vẫn nghĩ vậy thì hãy xem lại nhé.
Ngậm, cắn đá viên có thể làm răng yếu đi, khiến răng bị mẻ, vỡ. Những vết nứt trên răng sẽ là nơi vi khuẩn xâm nhập, tấn công và làm tăng nguy cơ răng nhạy cảm và sâu răng.
6. Kẹo dẻo
Nhiều loại kẹo dẻo được quảng cáo là thực phẩm tốt cho sức khỏe bởi vì chúng chứa hoa quả. Thế nhưng kẹo dẻo chứa rất nhiều đường lại còn dính răng nữa. Và những loại kẹo chua thì càng có hại và gây sâu răng. Các loại kẹo dẻo chua là một trong những loại đồ ăn vặt có hại nhất vì vừa dính, lượng axit cao lại nhiều đường.
Những loại vitamin tổng hợp dạng dẻo thì sao? Đó cũng được coi là kẹo. Chúng thường được làm từ siro, một tên khác của đường. Nếu trẻ ngậm mỗi ngày thì rất có hại cho răng. Cha mẹ hãy chọn những loại không đường để thay thế nhé.
Nguồn: Parent
Cứ tưởng cho con dùng nhiều kem đánh răng là tốt thế nhưng sự thật lại khiến các mẹ giật mình ngã ngửa
Nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng hầu hết trẻ em sử dụng quá nhiều kem đánh răng khi đánh răng dễ dẫn đến các bệnh răng miệng, nhất là sâu răng.
Sức khỏe răng miệng luôn là vấn đề trọng điểm nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Đánh răng cũng là công việc hàng ngày mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần thực hiện để đảm bảo hàm răng chắc khỏe và sạch sẽ. Tuy nhiên, không ít bố mẹ than phiền vì mặc dù con đánh răng theo khuyến cáo của nha sĩ, nhưng không hiểu sao răng con vẫn bị sâu hoặc có các vấn đề về răng khác như sún, xỉn màu.
Một nghiên cứu mới nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa được công bố tháng 2 vừa qua về nguyên nhân bất ngờ khiến răng trẻ gặp vấn đề đã khiến nhiều ông bố bà mẹ phải giật mình nhìn lại. Theo kết quả cuộc nghiên cứu, hầu hết trẻ em sử dụng quá nhiều kem đánh răng khi đánh răng, dễ dẫn đến các bệnh răng miệng, nhất là sâu răng.
CDC gửi thông điệp quan trọng tới các bậc cha mẹ rằng con cái của họ có thể sử dụng quá nhiều kem đánh răng và gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của các bé (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu được thực hiện với hơn 5000 trẻ trong độ tuổi từ 3-15 tuổi. Các nhà khoa học đã tìm hiểu thời điểm trẻ bắt đầu đánh răng, số lượng kem sử dụng mỗi lần và tần suất đánh răng của trẻ. Kết quả cho thấy gần 40% số trẻ trong độ tuổi từ 3-6 sử dụng kem đánh răng nhiều hơn so với khuyến cáo của CDC và các tổ chức y khoa chuyên nghiệp khác. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), số lượng kem đánh răng được khuyến nghị cho trẻ em từ 3 - 6 tuổi là cỡ hạt đậu, trong khi những trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên sử dụng lượng kem cỡ hạt gạo.
Học viện Nhi khoa - Mỹ (AAP) đưa ra lời khuyên trẻ em nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride khi đánh răng, còn tổ chức CDC khuyến cáo trẻ nên bắt đầu sử dụng kem đánh răng có fluoride khi 2 tuổi. Fluoride là một khoáng chất tự nhiên cũng có trong các loại thực phẩm khác nhau và nước uống, giúp củng cố men răng, chống sâu răng. Mặc dù có những lợi ích như vậy nhưng tổ chức CDC cũng chỉ ra rằng khi trẻ dùng quá nhiều kem đánh răng và vô tình nuốt phải, đặc biệt đối với trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh, có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc men răng như đổi màu, rỗ - một tình trạng gọi là fluoride răng.
Minh họa lượng kem đánh răng cho trẻ
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng mà còn đảm bảo hàm lượng kem với fluoride vừa đủ cho con theo từng độ tuổi. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp các ông bố bà mẹ bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.
1. Lấy đúng lượng kem cho trẻ
Trẻ em từ 3 - 6 tuổi thì lượng kem đánh là cỡ hạt đậu, còn trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên sử dụng lượng kem cỡ hạt gạo. Vì vậy cha mẹ cần kiểm soát và cho bé lượng kem đúng với độ tuổi của bé, tránh vượt quá cho phép. Mặc dù CDC khuyên dùng kem đánh răng có fluoride cho các bé, nhưng các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi cho con dùng, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi.
2. Tập cho con thói quen đánh răng từ sớm
CDC lưu ý rằng gần 80% trẻ em trong nghiên cứu trên bắt đầu đánh răng từ năm 3 tuổi hoặc thậm chí muộn hơn, đây là độ tuổi đánh răng muộn so với độ tuổi được khuyến nghị. AAP cho hay các hoạt động để tránh sâu răng ở trẻ em nên được bắt đầu sớm nhất có thể, cụ thể là khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Cha mẹ có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng cho con bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm được thiết kế để làm sạch răng cho trẻ sơ sinh và sau đó bôi một chút kem đánh răng.
Cha mẹ cần tập cho con thói quen đánh răng ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa)
3. Đánh răng 2 lần/ngày
Để duy trì sức khỏe răng miệng tối ưu ở trẻ em, AAP khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Tuy các bé còn nhỏ nhưng mẹ hãy giúp bé đưa thói quen đánh răng vào công việc cần làm hàng ngày để bé có thể duy trì thói quen vệ sinh răng miệng này sau này khi bé lớn lên.
4. Kết hợp các thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh hàng ngày
Cha mẹ nên nhớ rằng đánh răng đúng và đủ mà chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ không tốt thì cũng không có tác dụng. Cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, có đường bởi trẻ ăn quen đồ ngọt từ khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Thay vào đó, bố mẹ có thể cho bé ăn trái cây và rau củ quả sẽ đảm bảo sức khỏe hơn.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần giúp răng bé chắc khỏe hơn (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, để ngăn ngừa sâu răng cho trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ vừa ngủ vừa uống sữa ngọt hoặc đồ uống có đường. Nếu bé muốn, có thể thay bằng nước lọc. Khi cho bé dùng núm vú giả thì cũng không nên nhúng vào bất cứ thứ gì ngọt như đường hoặc mật ong.
Nguồn: Parent
9 loại thực phẩm không tốt cho răng miệng Thực phẩm ngọt, giàu tinh bột có thể chuyển hóa thành axit ăn mòn, làm suy yếu men răng. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh. Trái cây khô: Không chỉ gây mắc răng do những chất xơ khó tiêu hóa, trái cây sấy khô còn chứa một lượng đường lớn có thể lưu lại trên răng, gây sâu răng....