Thủ phạm gây cháy ôtô, xe máy là Acetone?
Rất nhiều thông tin liên quan đến nhận định “thủ phạm” gây cháy, nổ ô tô xe máy trong thời gian qua là do chất lượng xăng. Trả lời báo chí, TS Phan Ngọc Trung, Viện trưởng Viện Dầu khí Quốc gia nói rằng có thể là do Acetone, một dung môi được pha lẫn với xăng nhằm tăng lợi nhuận.
Trước đó, nói về nguyên nhân gây chát nổ ô tô, xe máy, Bộ Công an đã đưa ra đánh giá tình hình và nguyên nhân.
Theo Bộ Công an, các vụ cháy, nổ xe xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với những vụ đã xác định được nguyên nhân gây cháy, nổ chủ yếu là do sự cố về chập điện; hoặc đang để trong khu vực bị cháy nên bén lửa; một số vụ ô tô, xe máy bị cháy nổ do bị tai nạn giao thông.
Ngoài ra, theo đánh giá của một số chuyên gia do việc lưu hành xe quá cũ, quá tải, sử dụng nhiên liệu không đúng chủng loại; nhiều chủ phương tiện sau khi mua xe thường lắp thêm nhiều phụ kiện khác như còi, đèn, quá trình sử dụng bị hỏng, gây chập điện cũng dễ gây ra cháy nổ…
Trả lời báo chí, TS Phan Ngọc Trung, Viện trưởng Viện Dầu khí Quốc gia nói rằng có thể là do Acetone, một dung môi được pha lẫn với xăng nhằm tăng lợi nhuận. – Ảnh: Bee
Như vậy, nguyên nhân “sử dụng nguyên liệu không đúng chủng loại” cũng đã được đề cập đến trong đánh giá của Bộ Công an, mặc dù không đi vào chi tiết là do chất gì, dung môi gì.
Trong khi đó, trả lời trên VietNamNet, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến cháy chỉ có 2: chập điện hoặc hở xăng. Moi phân tich đêu dưa trên cac cơ sơ vât ly cua sư chay xe may khi sư dung, và ít ai nghĩ rằng, cháy xe còn có thể xuất phát từ việc sử dụng xăng “rởm”.
Ông Nguyễn Hữu Hường, Trưởng khoa Giao thông, ĐH Bách khoa TP.HCM khẳng định với báo chí: “Việc cháy nổ xe chỉ có thể xảy ra khi hai hệ thống điện và xăng gặp trục trặc”.
Còn PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai (Viện Cơ khí động lực, Bộ môn ôtô và xe chuyên dụng, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Ngoài các nguyên nhân cháy xe xuất phát từ các hiện tượng vật lý nói trên thì chất lượng xăng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ xe”.
Video đang HOT
Theo PGS Trai, xăng dâu không đung chât lương rất có thể đã bị người bán dùng các loai dung môi công nghiêp gia re đê trôn vao.
Cung không phai kho khăn gi ma kê ra đo la cac loai dâu rưa trong công nghiêp, đo la dung môi hoa tan trong công nghiêp pha chê chât tây rưa đăc chung, đo la cac loai côn công nghiêp đươc pha chê dê bay hơi…, trong đo đăc biêt la cac loai chê phâm co thê lam tan chay cac loai vât liêu băng cao su, co kha năng thâm thâu qua cac vât liêu cao su dân dung.
Hiên nhiên la cac loai xăng đươc pha chê lân vơi chê phâm công nghiêp nay, dê dang gây nên hâu qua nghiêm trong đôi vơi cac loai xe chay băng cach đanh lưa cao ap. Nêu đô xăng xong ma gây chay ngay lâp tưc thi cung dê dang biêt thu pham, song cac dung môi lân trong xăng co thê tac đông dân dân va tơi luc nao đo mơi gây do ri ra ngoai ơ dang long hay ơ dang bay hơi.
Khi xăng bị rò gặp tia lửa điện do chập điện, xe đổ mài xuống đường dẫn đến cháy xe. Các loại dung môi có giá rẻ hơn so với giá xăng, và khi trộn vào xăng thì người bán có lợi hơn mà không hề nghĩ tới hậu quả lớn sau này.
Trả lời trên Tiền Phong, TS Phan Ngọc Trung cho biết, xăng Ethanol là hỗn hợp xăng truyền thống (A92) với ethanol. Tùy hàm lượng ethanol mà có các loại xăng khác nhau. Hiện ở VN đang cho sử dụng loại xăng Ethanol E5 (là hỗn hợp của 5% Ethanol và 95% xăng A92). Loại xăng này có trị số octan cao (khoảng 95%). Khi pha vào xăng gốc, nó cũng làm tăng trị số octan của hỗn hợp nhiên liệu nên khả năng chống kích nổ của động cơ tăng, giúp nâng cao hiệu suất cháy và công suất động cơ đồng thời giúp giảm phát thải hydrocarbon (HC) và monoxide carbon (CO).
Theo ông Trung, vì những lý do trên, xăng E5 được sử dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thậm chí một số nước còn bắt đầu sử dụng xăng E10 (là hỗn hợp xăng pha 90% xăng truyền thống và 10% ethanol) và chưa ghi nhận trường hợp nào cháy nổ ô tô, xe máy do sử dụng xăng pha ethanol.
TS này cho rằng, ông nghi ngờ có thể do xăng, nhưng không phải là do xăng Ethanol mà một loại dung môi có tên là acetone. Ông Trung cho biết loại dung môi này được có thể được sử dụng để làm giảm giá thành sản phẩm.
Tiền Phong dẫn lời một thành viên trên Webtretho có nickname là Funny_man có đồng quan điểm với ông Trung khi đề cập nguyên nhân gây cháy xe là do hàm lượng acetone trong xăng cao. Thành viên này cho biết giá xăng trên thị trường khoảng 2.100 USD/tấn. Giá Acetone trên thị trường khoảng 1.100 USD/tấn. Mức chênh lệch giá của 1 tấn xăng và 1 tấn acetone như vậy là 1.000 USD. Cho nên khả năng người bán xăng pha acetone vào xăng để kiếm lời là có thể. Vấn đề là có ai kiểm tra được hiện tượng này có xảy ra hay không?
“Về Acetone, theo TS Trung, là dung môi mạnh, có độ bay hơi cao (100%), không màu, khả năng bắt cháy rất cao. Dung môi này có khả năng ăn mòn nhựa (plastic) và cao su. Trong khi đó, ở Việt Nam, tất cả các các chi tiết của động cơ xăng thông dụng không được chế tạo chống acetone (acetone resistance). Nếu hàm lượng acetone trong xăng quá cao sẽ khiến các chi tiết làm từ nguyên liệu plastic và cao su trong các động cơ dễ bị phá hủy, dẫn đến nguy cơ rò rỉ. Khi gặp tia lửa điện là cháy” – bài phân tích về nguyên nhân cháy nổ xe trên báo này nhận định.
Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là giả thiết. Đến thời điểm này, chưa có một kết luận khoa học nào về nguyên nhân cháy, nổ ô tô và xe máy trong thời gian qua.
Thống kê của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội từ ngày 1/12/2010 đến 18/12/2011 cho thấy, trên toàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 42 vụ cháy ôtô, xe máy gây thiệt hại về người và nhiều tài sản. Riêng các vụ cháy, nổ xe máy trên toàn quốc từ đầu năm 2011 đến ngày 23/12/2011 đã xảy ra 18 vụ. Số ô tô, xe máy cháy, nổ có đủ loại của các hãng Hyundai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Mazda, Mitsubishi, Kia, Toyota; các hãng SYM, Honda (Air Blade, SH, Dylan, Wave)…
Theo VietNamNet
Xăng pha acetone - nguyên nhân gây cháy xe?
Acetone là dung môi mạnh, có độ bay hơi cao (100%), không màu, khả năng bắt cháy rất cao và là tác nhân làm hỏng chi tiết nhựa, cao su của xe. Thành viên Funny_man chia sẻ trên diễn đàn Webtretho.
Các tiêu chuẩn về xăng không qui định hàm lượng acetone cụ thể, nhưng có một tiêu chuẩn khác khống chế là áp suất hơi của hỗn hợp xăng RVP (Reid Vapor Pressure): khoảng 0,6 - 0,7 bar vào mùa hè và 0,9 - 1 bar vào mùa đông. RVP thể hiện áp suất của hỗn hợp các hydrocarbon bay hơi (các hydrocarbon trong xăng, kể cả acetone nếu có) trên bề mặt chất lỏng (xăng). Nghĩa là nếu hàm lượng acetone trong xăng cao thì sẽ làm tăng RVP, đến mức nào đó sẽ vượt ngưỡng cho phép.
Acetone có cấu tạo hóa học CH3COCH3. Năm 2010, sản lượng acetone công nghiệp trên toàn thế giới là 10 triệu tấn, chủ yếu dùng làm dung môi. Chất này không màu, có mùi nồng và dễ bắt cháy. Năm 2006, có tới 10.000 tấn xăng pha acetone được nhập về TP HCM. Hậu quả là làm hỏng nhiều pông-tu xe máy, dẫn tới xe khó nổ, chết máy. Tỷ lệ pha trộn vào khoảng 14%. Ở một số cây xăng tỷ lệ này còn cao hơn. Nguyễn Nghĩa
Acetone là dung môi mạnh nên làm hỏng nhanh các chi tiết bằng nhựa và cao su trong động cơ như gioăng, làm độ kín khít của động cơ giảm. Nếu tác động liên tục và ở tốc độ cao (hàm lượng acetone cao) thì sẽ làm các gioăng này bị hỏng và acetone rò rỉ ra ngoài. Vì acetone có tỷ trọng nặng hơn không khí nên bay thấp ở dưới mặt đất. Acetone lại có khả năng bắt cháy cao nên nếu tiếp cận nguồn nhiệt (do động cơ nóng, do các tia lửa điện từ động cơ, do ma sát, do gần các nguồn nhiệt khác từ môi trường...) nên bắt cháy và cháy ngược lại chỗ nguồn rò rỉ dẫn tới cháy nổ.
Các chi tiết của động cơ xăng thông dụng không được chế tạo chống acetone (acetone resistance), ngoại trừ các động cơ dùng xăng pha cồn Ethanol (E90, E85) là những động cơ mà các chi tiết được chế tạo chống sự tác động của dung môi đến plastic, cao su (các gioăng) và bản thân động cơ kim loại. Trường hợp Việt Nam thì 100% các động cơ xăng đều không phải động cơ dùng xăng pha cồn (dưới 5% cồn thì vẫn dùng được mà không phải thay đổi động cơ). Vì vậy những chi tiết plastic và cao su trong các động cơ này rất nhanh chóng bị phá hủy nếu tỷ lệ acetone quá cao.
Lớp màng bám trên thanh sắt chỗ đổ xăng do thành viên của diễn đàn Webtretho chụp. Thành viên này đổ xăng tối 24/12 tại một cây xăng TP HCM. Ảnh: Webtretho.
Một số người vẫn pha acetone vào xăng nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng dưới 3 ounce/10 gallon, tương đương với tối đa 0,23%. Đó là một tỷ lệ một số người tự pha, không theo tiêu chuẩn. Việc pha acetone có thực sự làm tăng hiệu suất đốt cháy xăng (tiết kiệm nhiên liệu) hay không vẫn còn tranh cãi, nơi nói có, nơi nói không.
Khi các bạn mua xăng hay gọi xăng 95 (regular) hoặc xăng 98 (premium) đó là trị số octan. Trị số octan của acetone nguyên chất được cho là khoảng 150 - 156 (nguồn này tôi chưa kiểm định) nhưng có nguồn nói nếu pha 10% acetone vào xăng thì trị số octan của xăng chỉ lên được 3 số.
Acetone bay hơi rất mạnh. Nếu hàm lượng acetone trong xăng cao thì sẽ làm xăng bay hơi nhanh hơn, hao hụt nhiều hơn. Do đó nếu pha nhiều acetone thì càng hao hụt về khối lượng xăng.
Còn ở khía cạnh kinh tế, giá xăng trên thị trường hiện khoảng 2.100 USD/tấn (tính giá xăng trung bình 5,8 USD/US gallons, tỷ trọng trung bình của xăng là 0,72 kg/lít, (US gallon = 3,8 lít). Giá acetone trên thị trường khoảng 1.100 USD/tấn.
Mức chênh lệch giá của 1 tấn xăng và 1 tấn acetone như vậy là 1.000 USD. Nếu tỷ lệ acetone trong xăng là 14% như các báo chí đã đề cập thì chênh lệch giá khi rút 14% xăng thay bằng acetone sẽ lời xấp xỉ 140 USD (xấp xỉ vì tỷ trọng xăng nhẹ hơn acetone chút ít). Con số thực tế sẽ nhỏ hơn 140 USD vì nếu pha tới 14% acetone trong xăng thì mức hao hụt xăng tăng cao hơn nhiều so với xăng chưa pha.
Nếu bạn thắc mắc liệu các nhà máy lọc dầu có pha acetone sẵn trước khi bán ra thị trường không thì tôi trả lời là không. Xăng khi sản xuất ra không được bán ra thị trường ngay mà được chứa trong các bồn chứa theo từng loại sản phẩm và để ổn định một số tính chất của xăng, chẳng hạn gum, mức oxi hóa...Vì độ bay hơi của acetone cao hơn xăng, hao hụt do bay hơi sẽ tăng đáng kể nên không nhà máy lọc dầu nào pha sẵn acetone với xăng để chờ bán cả.
Trường hợp Nhà máy lọc dầu Dung Quất thì nhà máy không sản xuất acetone nên tôi loại trừ khả năng pha acetone từ nhà máy lọc dầu Dung Quất (giả thiết rằng NMLD không mua sẵn acetone để pha).
Ngoài ra, không loại trừ trường hợp các động cơ xe máy được sản xuất ở Trung Quốc kém chất lượng rồi xuất sang Việt Nam lắp ráp thành xe thành phẩm, nếu chất lượng và độ bền vật liệu của các động cơ, chi tiết sản xuất ở Trung Quốc thấp thì quá trình phá hủy do tác động của acetone càng nhanh chóng. Về nguồn gốc xe và động cơ có phải hàng Trung Quốc kém chất lượng hay không thì tôi không rõ, cái này thuộc lĩnh vực quản lý thị trường, hải quan và các nhà sản xuất, nhập khẩu mới trả lời được.
Để kiểm định hàm lượng acetone trong xăng cũng như độ ăn mòn của xăng có pha nồng độ acetone như thế thì có thể mang mẫu đến Trung tâm phân tích sắc ký trong Bách khoa Hà Nội hoặc Viện kỹ thuật nhiệt đới thuộc Viện khoa học Việt Nam hoặc Viện Hóa học.
Theo VNE
Chuột cũng là nguyên nhân làm cháy xe máy? Những ngày gần đây các vụ cháy xe máy liên tiếp xảy ra gây hoang mang cho những người sử dụng. Một trong những nguyên nhân gây ra cháy là do sự bất cẩn trong quá trình sử dụng xe. Tôi là một độc giả thường xuyên của báo điện tử Dân trí. Gần đây có nhiều thông tin về các vụ cháy...