Thủ phạm đánh bom, thảm sát tại Na Uy khai động cơ tội ác
Anders Behring Breivik, kẻ tình nghi trong 2 vụ tấn công đẫm máu nhất ở Na Uy kể từ sau Thế chiến II, đã thừa nhận thực hiện cả hai vụ tấn công “để cứu châu Âu khỏi bị một cuộc chiếm đóng của Hồi giáo”, nhưng không nhận là phạm tội.
Breivik cũng khai đang làm việc cho 2 tổ chức khác nhau.
Nghi can Anders Behring Breivik, hôm qua đã xuất hiện trước tòa lần đầu tiên trong vụ xử kín tại Oslo. Sau cuộc thẩm cung, Thẩm phán của tòa án Oslo, Kim Heger, cho biết trước toà rằng thái độ của Breivik “rất bình tĩnh”. Tên này khai hắn tin là hành động của y là “tàn ác” nhưng cần thiết để mang lại một cuộc “cách mạng” trong xã hội Na Uy.
Nghi phạm nói hắn muốn “cứu châu Âu” khỏi bị một cuộc chiếm đóng của Hồi giáo. Breivik đã xả súng vào đám đông thanh niên trên đảo Utoeya là để “ngăn không cho các tổ chức Hồi giáo tuyển người”.
Breivik cũng khai đang làm việc cho 2 tổ chức khác nhau.
Video đang HOT
Tòa án đã ra lệnh giam giữ Breivik 8 tuần, trong đó có biệt giam 4 tuần lễ đầu tiên. Vị thẩm phán cho biết những biện pháp vừa kể là cần thiết để ngăn chặn nghi can tiếp xúc với thế giới bên ngoài và có thể làm trệch hướng điều tra của cảnh sát.
Trước đó, Breivik đã đòi mở cuộc xét xử công khai và chuẩn bị mang một bộ đồng phục hầu tòa. Tuy nhiên, cảnh sát Na Uy phản đối việc cho phép Breivik công khai phát biểu những ý tưởng cực hữu của mình.
Trong khi đó, cuộc điều tra của cảnh sát đã xác nhận một trong các mục tiêu của Anders Breivik có khả năng là cựu Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Bruntlann, người được gọi là “người mẹ của dân tộc”, và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cảnh sát Na Uy cũng đã thống kê lại tổng số người chết trong cuộc nổ súng và đánh bom hôm 22/7, hạ thấp số người chết xuống còn 76 người.
Cảnh sát cho biết tay súng đã hạ sát 68 người trên đảo Utoeya, nơi hằng trăm người trẻ tụ tập để tham dự trại hè do đảng Lao Động cầm quyền tổ chức, cho rằng con số được công bố trước đây quá cao vì tình trạng hỗn độn tại hiện trường.
Cảnh sát cũng nâng số người chết trong một vụ đánh bom xe tại quận chính phủ Oslo lên 8 người.
Thẩm phán Kim Heger đã quyết định phiên toàn hôm qua là một phiên xử kín để xem xét yêu cầu của cảnh sát Na Uy. Dù đã chính thức nhận tội, nhưng trước mắt, Tư pháp và cảnh sát Na Uy còn phải tiến hành điều tra trước khi chính thức truy tố.
Vào lúc nghi phạm chuẩn bị ra trình diện tòa án, nhiều người đã lên tiếng đòi Na Uy sửa đổi hình phạt tối đa: hiện nay, án tù tối đa chỉ giới hạn ở mức 21 năm tù và nhiều người coi đây là một bản án quá nhẹ đối với thủ phạm loạt tấn công đẫm máu cuối tuần trước.
Ngoài ra, một câu hỏi khác đang dấy lên liên quan đến sự chậm trễ của cảnh sát Na Uy trong việc vô hiệu hóa hung thủ: hôm 22/7, phải đợi đến 1 tiếng đồng hồ sau khi báo động được phát đi từ đảo Utoeya, cảnh sát mới bắt đầu đổ bộ lên hòn đảo này.
Để giải thích cho sự chậm trễ nói trên, cảnh sát Oslo nêu lên lý do là toàn bộ các lực lượng cảnh sát đã phải điều động đến khu gần văn phòng thủ tướng cách đảo này gần 40 km, nơi vừa xảy ra vụ đánh bom làm 8 người chết và gây nhiều thiệt hại vật chất.
Theo Dân Trí
Người hùng cứu mạng 30 người trong vụ xả súng Na Uy
Một du khách người Đức đã trở thành anh hùng sau khi cứu sống 30 người khỏi thảm kịch xả súng đẫm máu trên đảo Utoeya, Na Uy hôm 22.7.
Marcel Gleffe, người hùng nước Đức đã cứu sống 30 người trong vụ xả súng.
Sau khi tiếng súng đầu tiên phát nổ ở trại hè, Marcel Gleffe - một khách du lịch người Đức - là người đầu tiên lao tới hòn đảo đồng quê Utoeya. Tại đây có hơn 500 thanh niên đang tham dự trại hè do Đảng Lao động cầm quyền tổ chức và tất cả đang kinh hãi sau những đợt xả súng điên rồ của Anders Behring Breivik - kẻ hiện đã bị bắt giữ.
Marcel Gleffe là một du khách đang đi nghỉ ở trên đất liền. Khi nghe thấy tiếng súng và nhìn thấy những cột khói bốc lên từ đảo, Gleffe liền vồ lấy chiếc thuyền, bơi ra hiện trường và cứu các nạn nhân. Nhờ sự dũng cảm của Gleffe mà 30 người đã may mắn thoát chết.
"Tôi chỉ làm thế theo bản năng của mình thôi", Gleffe kể lại sau khi mọi việc trôi qua. Khi đó, Gleffe cùng cả gia đình đang ngồi uống cafe ở bên ngoài hội trại và bàn luận về cuộc đánh bom vừa xảy ra ở thủ đô Oslo. Đột nhiên, lúc đó khoảng 5-6 giờ chiều, họ nghe thấy tiếng súng vang lên từ đảo Utoeya.
Các thanh niên tại trại hè kinh hãi sau vụ xả súng.
"Tôi nhận ra ngay đó là âm thanh của khẩu súng tự động. Tôi biết rõ sự khác biệt giữa khói của pháo hoa và súng. Tôi thấy hai thanh niên đang cố bơi ra khỏi đảo. Qua ống nhòm, tôi thấy rất nhiều người đang ở dưới nước và đạn liên tục bay ra từ khẩu súng tự động", Gleffe kể lại thời khắc khi đó.
Marcel Gleffe nói rằng: "Trong những tình hình như thế, bạn sẽ quên cả nỗi hoảng sợ. Bạn chỉ làm theo những gì tình thế đòi hỏi. Khi đó nhìn thấy cảnh tượng đó tôi hiểu điều gì đang diễn ra. Đó không chỉ là một trò đùa".
Ngay khi cho thuyền ra gần đảo, Gleffe ném áo phao cho các nạn nhân, những thanh niên khi đó đang gào lên hỏi thủ phạm với giọng thất thanh: "Ông là cảnh sát ư, là cảnh sát phải không?". Một vài nhân chứng cho biết hung thủ đóng vai cảnh sát khi tiếp cận với các nạn nhân trước khi vụ xả súng diễn ra.
"Tôi đưa được khoảng 4 - 5 chuyến tàu chở các nạn nhân ra khỏi đảo. Sau đó cảnh sát bảo tôi dừng lại", Gleffe nói với báo Dagbladet. "Các bạn trẻ rất tuyệt vời. Họ luôn động viên nhau và phối hợp với nhau rất quy củ. Họ nói rõ ai cần được hỗ trợ trước và ai cần được đưa lên thuyền trước. Tôi biết lúc đó họ rất vui khi được trợ giúp nhưng có lẽ họ không biết nên thực sự tin vào ai".
Vụ xả súng điên cuồng tại dảo Utoeya làm ít nhất 85 người thiệt mạng và gây một nỗi kinh hãi đối với đất nước Na Uy vốn yên bình và hiền hòa.
Theo Lao Động
Cha của nghi phạm khủng bố Na Uy bị sốc Cha và mẹ kế của kẻ gây ra cái chết cho ít nhất 93 người Na Uy sốc nặng, sau khi được biết về những gì mà con trai ông gây nên. "Tôi đang đọc tin tức trên Internet thì đột nhiên nhìn thấy tên và ảnh của nó", ông Jens Breivik nói với tờ Verdens Gang của Na Uy. "Tôi thực sự...