Thứ nước uống quý kỳ lạ ở vùng cao Quảng Trị-uống đẹp da, lâu già
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về hay cưới, hỏi, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị lại chuẩn bị chu đáo những món ăn, thức uống truyền thống để thết đãi khách quý đến thăm nhà. Đặc biệt, đớ tỡ cruông được xem là thức uống quý và chỉ những gia đình có người am hiểu phương thuốc gia truyền từ các loại cây rừng mới có để mời khách.
Trong những thức uống đó, không thể thiếu các loại như đớ tỡ cruông ( nước từ rễ cây rừng), đăq tuvăq (rượu đoác), piđo (men chế biến từ lá rừng dùng để nấu rượu), aloong kreahs (rễ và vỏ cây rừng pha với nước đoác hoặc mật mía)…
Cụ Quế và cụ Huệ trò truyện rôm rả bên ly nước từ rễ cây rừng.
Trong tiết trời xuân tươi đẹp của phố núi, đôi bạn già đều đã hơn 84 tuổi Hà Thị Quế và Hồ Thị Huệ ở khối 3b, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa trò chuyện rôm rả bên ly nước ấm nóng có vị ngọt, thơm nhẹ từ rễ cây rừng.
Nhâm nhi từng ngụm nước vàng đỏ óng ánh mà người bạn già vừa rót thêm vào ly, cụ Hồ Thị Huệ vui vẻ nói: “Nhiều năm nay, không chỉ tết mà ngày nào tôi cũng được cụ Quế mời đến nhà, tự tay nấu những loại rễ cây rừng mời uống. Loại thức uống này rất ngon, nó giúp chúng tôi loại bỏ một số bệnh người già thường mắc phải như đau lưng, thiếu máu. Đặc biệt, dù đã hơn 84 tuổi nhưng chúng tôi ít ốm đau…”.
Quả thật, nhìn dáng vóc nhanh nhẹn, nói năng minh mẫn của hai cụ, không ai nghĩ họ đã bước sang tuổi ngoài 84. Được như vậy, bên cạnh sự tự tin, yêu đời, họ còn nhờ vào thức uống quý dùng hằng ngày.
Vốn là người được cha ông truyền nghề chữa bệnh bằng cây rừng nên qua nhiều năm đúc kết kinh nghiệm, cụ Hà Thị Quế đã lựa chọn được một số loại rễ cây quý thường gọi là đớ tỡ cruông dùng để bồi bổ sức khỏe cho mình và những người quý mến đến nhà thăm chơi.
Video đang HOT
“Loại nước uống này gồm có 4 vị rễ cây rừng trộn lại là piar pang, péng, ning và suông. Mỗi loại có một vị và màu sắc riêng như cay, chát, ngọt, chua, đắng; đỏ, đen, vàng, sẫm. Khi nấu lên sẽ ra một màu vàng đỏ rất đẹp, uống cảm nhận được vị ngọt thanh rất lâu trên đầu lưỡi…”, cụ Quế chia sẻ.
Theo cụ Quế, đây là những loại rễ cây rừng có tác dụng bổ máu, chữa bệnh đau lưng, nhức mỏi, suy nhược cơ thể, ăn ngon, ngủ ngon, đặc biệt phụ nữ uống vào sẽ đẹp da, lâu già. Đối với người Vân Kiều, Pa Kô, màu vàng đỏ của nước uống này tượng trưng cho tình cảm của chủ nhà với khách, thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa hai bên…
Để chuẩn bị nước uống mời khách trong ba ngày tết, cụ Quế dành nhiều thời gian vào rừng tìm kiếm những loại rễ cây nói trên, thái mỏng phơi nắng và cất trên giàn bếp củi. Mỗi lần có khách đến nhà, ngoài hạt dưa, mứt bánh, cụ chỉ cần lấy một nhúm nhỏ 4 loại rễ cây rửa sạch, cho vào nồi nấu là có được một ấm nước nóng hổi, thơm ngon.
Thật đặc biệt, đớ tỡ cruông luôn tạo ấn tượng cho những ai may mắn được thưởng thức. Bởi, chỉ cần nhìn thấy ly nước có màu đẹp, uống vị lạ, ngon, khách sẽ say sưa hỏi chuyện chủ nhà về nguồn gốc và cảm nhận được ý nghĩa từ thức uống quý mà chủ nhà dành cho mình. Khi chia tay, khách không khỏi lưu luyến khi được người mời tặng ít rễ cây rừng quý về làm quà.
“Bây giờ tuổi tôi đã cao, chỉ sợ sau này khi mất đi không có ai tiếp nối nghề đi lấy rễ cây rừng về chữa bệnh và làm nước uống. Tôi mong con cháu cũng như khách quý không quên ở miền sơn cước này, nhất là dịp tết, cưới hỏi có một loại thức uống đặc biệt của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô”, cụ Quế thổ lộ.
Theo Kô Kăn Sương (Báo Quảng Trị)
Đồn Biên phòng Sen Bụt làm tốt công tác dân vận
Đồn Biên phòng Sen Bụt, BĐBP Quảng Trị, đứng chân trên địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Nhiều năm qua đơn vị đã triển khai rất hiệu quả công tác dân vận, xây dựng được một mối quan hệ quân dân bền chặt, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh trật tự ở địa bàn biên giới.
Cán bộ Đồn Biên phòng Sen Bụt hướng dẫn đồng bào dân tộc Vân Kiều trồng chanh leo. Ảnh: Thanh Huyền
Chúng tôi cùng cán bộ Đồn Sen Bụt về với cơ sở. Hôm nay, các anh về với địa bàn bản Cheng - một trong những bản khó khăn của xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Bản Cheng có 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, đời sống của bà con vô cùng khó khăn, phụ thuộc vào việc làm nương rẫy với những phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là phát - cốt - đốt - trỉa, chăn nuôi trâu bò thả rông. Đói nghèo xảy ra thường xuyên, nhất là vào mỗi mùa giáp hạt.
Từ ngày có cán bộ Biên phòng về với bản, cuộc sống nơi đây đã từng bước được đổi thay. Bà con đã biết khai hoang phục hóa đất đai, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai ở đây như trồng cây hồ tiêu, cà phê, chè, chanh leo... Bà con cũng tích cực xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ thế, cuộc sống của dân bản ngày càng ổn định và khấm khá hơn.
Bà Hồ Thị Miên, một trong những hộ nghèo được đồn Biên phòng giúp đỡ nên đã thoát nghèo, phấn khởi "khoe" với chúng tôi: "Nhà mình đỡ vất vả hơn trước rất nhiều rồi. Cảm ơn BĐBP đã giúp đỡ. Bây giờ gia đình có cơ sở để làm ăn, không còn đói nghèo nữa".
Để tăng cường mối quan hệ quân dân bền chặt, kịp thời nắm bắt tình hình địa bàn, Đồn Biên phòng Sen Bụt đã cử cán bộ, chiến sĩ phụ trách từng thôn bản. Qua nắm bắt tình hình thực tế đời sống của bà con, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đã kịp thời bố trí hỗ trợ ngày công, cây, con giống, kiến thức khoa học - kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn và động viên bà con lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Riêng năm 2018, Đồn Biên phòng Sen Bụt đã hỗ trợ hàng trăm ngày công giúp bà con khai hoang đất sản xuất và xây dựng 5 "Nhà Tình nghĩa" cho các hộ nghèo và gia đình chính sách.
Bên cạnh việc giúp dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo thì xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh cũng được Đồn Biên phòng Sen Bụt xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Xã Hướng Phùng có địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Đồn thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương bám sát thực tế địa bàn để có phương hướng cụ thể trong việc củng cố, xây dựng tổ chức Đảng ở cơ sở vùng khó. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tăng cường cán bộ Biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Hướng Phùng; thường xuyên tranh thủ uy tín của già làng, trưởng bản để làm tốt công tác dân vận. Từ đó, tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững chắc, trở thành hạt nhân trong chỉ đạo chiến lược phát triển chung của xã Hướng Phùng.
Đồn Biên phòng Sen Bụt còn phối hợp chặt chẽ với các trường học trên địa bàn xã để tổ chức các hoạt động đầy ý nghĩa, như: Tổ chức "Tiết học biên giới" để lồng ghép tuyên truyền Luật Biên giới Quốc gia, giáo dục về chủ quyền quốc gia; tặng học bổng, sách vở, áo quần và dụng cụ học tập cho học sinh nghèo hiếu học. Đặc biệt, đồn đã nhận đỡ đầu 6 em học sinh nghèo người dân tộc thiểu số với mức hỗ trợ mỗi em 500 nghìn đồng/tháng cho đến hết lớp 12. Nhờ đó, các nhà trường đã duy trì được tỷ lệ học sinh đến trường thường xuyên.
Thầy giáo Đinh Anh Công, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở bán trú Hướng Phùng phấn khởi cho biết: "Đồn Biên phòng Sen Bụt có rất nhiều chương trình phối hợp với nhà trường, trong đó nổi bật là phối hợp tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về tình yêu quê hương, bản làng, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Đồng thời, đồn còn hỗ trợ tiếp sức đến trường cho nhiều học sinh dân tộc thiểu số để các em không phải bỏ học".
Xác định việc gần dân, nắm bắt tình hình thực tế đời sống của dân bản có tác động sâu sắc đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, Đồn Biên phòng Sen Bụt coi đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng. Muốn làm tốt điều này thì công tác dân vận phải mềm dẻo, phải "khéo" thì mới đem lại hiệu quả cao, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhờ làm tốt công tác dân vận, Đồn Biên phóng Sen Bụt đã cùng với chính quyền địa phương xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ trong cộng đồng dân cư. Và quan trọng hơn hết là đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Qua công tác tuyên truyền, vận động của Đồn Biên phòng Sen Bụt, nhân dân trên địa bàn đơn vị quản lý chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy lùi các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Già làng Hồ Văn Thai, ở bản Cheng, xã Hướng Phùng khẳng định với chúng tôi rằng: "Mình nói thật, không có BĐBP thì dân bản mình nghèo đói lắm. Các chú ấy giúp dân khai hoang, chỉ cho cách trồng lúa, trồng cà phê, chăn nuôi. Bây giờ, bản mình khấm khá hơn trước rất nhiều. Chúng tôi rất biết ơn cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sen Bụt".
Trung tá Nguyễn Khắc Huy, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sen Bụt cho biết: "Đóng quân trên địa bàn vùng khó này, chúng tôi xác định phải gắn bó với bà con như người ruột thịt của mình thì mới làm tốt được nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao cho. Đồng thời lấy nhiệm vụ giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới là nhiệm vụ hàng đầu. Muốn vậy, phải gần dân, phải vận động khéo léo. Được lòng dân rồi thì mọi nhiệm vụ chính trị sẽ đạt kết quả cao".
Đối với bà con xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, hình ảnh người lính Đồn Biên phòng Sen Bụt ngày càng trở nên thân thiết như người thân trong gia đình. Có thể khẳng định, hiệu quả từ công tác dân vận đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng mối đoàn kết quân dân bền chặt. Có được sự đồng thuận của dân bản, hiệu quả công tác phối hợp giữa đơn vị với chính quyền và nhân dân ngày càng đạt kết quả cao hơn, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã vùng biên này ngày càng giàu đẹp.
Thanh Huyền
Theo Baobienphong
Nhà sàn bị hỏa hoạn thiêu rụi, gia đình nghèo căng bạt ngủ giữa đồi Giữa trưa nắng cháy, bếp lửa ở ngôi nhà sàn bùng lên, rồi lan ra cả gian bếp. Lửa cháy ngùn ngụt, may mắn là mấy ống tre khô gặp lửa nổ tiếng lớn, khiến 3 đứa con của ông Hòa đang ngủ trên nhà tỉnh giấc, tháo chạy. Ngôi nhà sàn bị thiêu rụi, 5 người trong gia đình ông Hòa ở...