Thu nước trên núi Bút Sơn, làm “sông trong ao” nuôi cá, đàn cá nhung nhúc lớn như thổi, bán đắt hàng
Nuôi cá theo công nghệ cao “Sông trong ao” và sản xuất các sản phẩm chế biến (cá kho niêu, chả cá, ruốc cá) đạt tiêu chuẩn VietGAP, HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng (Hà Nam) đã giải quyết được nỗi lo “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
NUÔI CÁ CÔNG NGHỆ CAO DƯỚI CHÂN NÚI
Tháng 7/2019, mô hình nuôi cá “Sông trong ao” của HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng dưới chân núi Bút Sơn ở thôn Bút Sơn (xã Thanh Sơn, Kim Bảng) hoàn thành xây dựng và tiến hành thả, nuôi cá theo ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của huyện Kim Bảng.
Mô hình có 3 bể nuôi cá rô đơn tính Thái Lan và cá trắm cỏ, được xây đúng quy cách, cá nuôi đúng kỹ thuật nên cho năng suất cao.
Bể nuôi cá theo mô hình “Sông trong ao” tại HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng.
Xung quanh núi Bút Sơn trước đây, các hồ, ao cũng được thả cá, nhưng có khi đến hằng năm mới đánh bắt một lần, giá trị thu được không cao. Khi được giới thiệu về nuôi cá theo công nghệ cao “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đã tìm hiểu và đầu tư nuôi ngay.
Video đang HOT
Đầu năm 2019, anh mạnh dạn đầu tư tiền tỷ để tiến hành cải tạo ao dưới chân núi Bút Sơn đắp bờ ngăn, làm kênh thu nước từ trên núi chảy xuống, bảo đảm nguồn nước ổn định trong ao để nuôi cá. Sau những tháng ngày hồi hộp lo âu, được sự giúp sức của cán bộ, chuyên gia ngành nông nghiệp và đơn vị chuyển giao kỹ thuật, lứa cá đầu tiên đã cho thu hoạch.
Anh Hiếu cho biết: Năng suất, hiệu quả kinh tế nuôi cá “Sông trong ao” tăng gấp từ 3-5 lần so với nuôi cá truyền thống. Thịt cá chắc, thơm, không tanh.
Ông Nguyễn Hồng Đức – Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn nói: Bước đầu mô hình nuôi cá “Sông trong ao” của HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng cho năng suất, hiệu quả cao. Đây là HTX kiểu mới với cách làm rất phù hợp, góp phần nâng cao tiêu chí sản xuất, thu nhập theo hướng xã có vùng sản xuất tập trung với sản phẩm chủ lực, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh có hiệu quả.
Năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 64/QĐ-UBND về việc thực hiện Đề án Xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ “Sông trong ao”, sản xuất theo chuỗi liên kết để tiếp tục theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, hoàn thiện quy trình trước khi nhân rộng, nhằm phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.
Từ hiệu quả mô hình ban đầu, HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm 2 mô hình nuôi mới. Quy mô mỗi mô hình gồm 2 bể nuôi, được thiết kế xây dựng, thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm hệ thống vận hành tốt, hoạt động hiệu quả. Hiện mô hình ao nuôi phía trong đã hoàn thành chuẩn bị đi vào sản xuất.
Theo anh Hiếu, khi đi vào hoạt động ổn định, dự kiến một năm HTX sản xuất được trên 200 tấn cá các loại.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, nuôi cá ứng dụng công nghệ cao “Sông trong ao” có ưu điểm nổi bật là năng suất cao, chất lượng sản phẩm ngon, hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường. Quá trình nuôi, HTX Hải Đăng đặc biệt quan tâm đến chất lượng nước ao nuôi, nguồn thức ăn, thực hiện ghi chép sổ nhật ký để theo dõi sinh trưởng, phát triển của cá.
Anh Hiếu cho biết thêm: Các điều kiện bảo đảm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap được HTX tuân thủ rất nghiêm nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất vi lượng thiết yếu cho sức khỏe con người.
HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT THEO CHUỖI
Khác với các HTX, mô hình sản xuất cá “Sông trong ao” cả trước đây và hiện nay đang làm, ngay khi thu hoạch lứa cá đầu tiên, HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đã nghĩ ngay đến việc nâng cao giá trị của con cá cũng như giá trị sản xuất và thu nhập cho người nuôi cá bằng việc chế biến các sản phẩm từ cá.
Hiện HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đang có các sản phẩm làm từ cá là: cá kho niêu, chả cá và ruốc cá. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap và được cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm. Năm 2020, cả ba sản phẩm: cá kho niêu, chả cá và ruốc cá được huyện Kim Bảng chọn đăng ký là sản phẩm OCOP, làm phong phú thêm sản phẩm thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Theo anh Hiếu, từng bước phát triển sản xuất theo chuỗi khép kín, theo hướng từ trang trại đến bàn ăn, bước đầu HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng chế biến 3 sản phẩm là cá kho niêu, chả cá và ruốc cá. Hiện mỗi tháng Hải Đăng chế biến khoảng 1 tấn cá nguyên liệu.
Sản phẩm đang được bán tại một số cửa hàng trên địa bàn thành phố Phủ Lý, thị trấn Quế (Kim Bảng) và bán hàng online. HTX đang xúc tiến thị trường tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh trong khu vực.
Sản phẩm tuy chưa nhiều nhưng Hải Đăng đã tìm hiểu khá kỹ nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để làm hài lòng tất cả thực khách. Chẳng hạn như đối với sản phẩm cá kho niêu, để chiều lòng khách, cá được kho với các gia vị tự nhiên đồng quê, sau đó được đóng túi hút chân không, trọng lượng từ 0,5kg/túi để tiện vận chuyển và dùng bữa hàng ngày.
“Sản phẩm đa dạng giúp khách hàng lựa chọn đủ dùng không phải bảo quản lâu trong tủ lạnh, tránh làm giảm chất lượng của món ăn. Thời gian tới, HTX sẽ phục vụ thị trường thêm sản phẩm mới là cá phi lê” – anh Hiếu nói.
Được biết, để vận hành theo chuỗi hiệu quả từ sản xuất đến bàn ăn, HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đã tạo mối liên kết với HTX Dịch vụ thương mại (tỉnh Hải Dương) chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chế biến và giúp tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến tới đây, Hải Đăng sẽ xây dựng nhà máy chế biến cá có công nghệ tiên tiến, làm đầu mối tiêu thụ cá thương phẩm từ các mô hình nuôi cá “Sông trong ao” của các hộ, HTX trong tỉnh và hướng tới chế biến sâu các sản phẩm từ con cá.
Tàu hỏa va chạm với xe taxi làm ba người thương vong
Khoảng 16h ngày 22/7, trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua địa bàn xã Liêm Chung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe taxi và tàu hỏa chở khách khiến 1 người tử vong tại chỗ và 2 người bị thương.
Đưa chiếc xe bị tai nạn ra khỏi hiện trường.
Vào thời điểm trên, xe taxi mang biển kiểm soát 90A-040.76 do tài xế Đỗ Thị Lan (trú ở xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam) điều khiển chở bà Hoàng Thị Duyên (sinh năm 1925) và ông Lại Duy Thông (sinh năm 1965) cùng trú ở xã Liêm Chung, thành phố Phủ Lý, băng qua đường sắt. Đoạn đường giao cắt đường bộ với đường sắt này không có rào chắn. Xe taxi đã bị tàu hỏa SE9 có đầu máy D19E-929 đi theo hướng Bắc - Nam đâm phải và kéo lê khoảng 100m.
Cú đâm mạnh đã khiến bà Hoàng Thị Duyên tử vong tại chỗ, còn tài xế Đỗ Thị Lan và ông Lại Duy Thông bị thương nhẹ. Tại hiện trường chiếc xe ô tô taxi bị hư hỏng nặng. Vụ tai nạn đã khiến đoàn tàu bị chậm lại gần 1 tiếng đồng hồ.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Xe ô tô đâm vào ki-ốt bán hàng tại Phủ Lý và làm 4 người bị thương Khoảng 7h30 sáng 4/4, tại khu vực chợ Bầu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, xe ô tô Honda - CRV có biển số 29A-95830 đi trên đường Lê Lợi, hướng từ Quốc lộ 1A đã đâm vào dãy ki-ốt, nơi có nhiều tiểu thương bán hàng vàng mã, đồ thờ cúng và làm 4 người bị thương. Hiện trường vụ tai...