Thu nợ chiết khấu – Phương pháp đẩy nhanh thu hồi nợ, giảm chi phí
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) hiện đang nghiên cứu, từng bước đưa phương pháp “Thu nợ chiết khấu” vào hoạt động mua bán, xử lý nợ tại Việt Nam.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thu nợ chiết khấu là hình thức giảm trừ vào giá bán trong trường hợp mua/bán với một số lượng cụ thể, mang lại lợi ích trong việc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ, giảm chi phí trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi…
Đây cũng là phương pháp mà chủ nợ khuyến khích khách nợ trả nợ trước thời hạn đã thỏa thuận thông qua việc giảm trừ giá trị khoản nợ có áp dụng biện pháp dòng tiền chiết khấu nhằm mục tiêu giảm thiểu tối đa rủi ro cho chủ nợ trong quá trình thu hồi nợ.
Phương pháp áp dụng đối với các đối tượng khách nợ có khả năng thanh toán sớm khoản nợ trong vòng 06 tháng kể từ khi 02 bên ký kết hợp đồng hoặc đối với các khách nợ có khả năng tái cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh để có nguồn trả nợ trong trung, dài hạn.
Áp dụng hình thức xử lý nợ bằng phương pháp “Thu nợ có chiết khấu” mang lại những lợi ích to lớn cho các bên tham gia, đối với khách nợ là giảm nghĩa vụ trả nợ, có nguồn vốn để tiếp tục đầu tư, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đối với chủ nợ là thu hồi dòng tiền chắc chắn, tiết kiệm chi phí thu hồi, xử lý nợ so với những hình thức xử lý nợ khác.
Trong hoạt động của DATC hiện nay, việc áp dụng phương pháp “Thu nợ chiết khấu” về bản chất là giảm trừ giá trị khoản nợ, xóa nợ phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 135/2015/TT-BTC về điều lệ hoạt động.
Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư số 135/2015/TT-BTC, DATC chỉ được giảm nợ, xóa nợ theo khung nhất định mà chưa thể chủ động quyết định phương án giảm nợ, xóa nợ trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả phương án xử lý nợ, bảo toàn vốn Nhà nước.
Điều này làm giảm sự cạnh tranh của các công ty xử lý nợ nói chung và DATC nói riêng với các tổ chức xử lý nợ tư nhân, khi mà các tổ chức xử lý nợ tư nhân hoàn toàn có thể chủ động áp dụng phương pháp này mà không bị điều chỉnh pháp luật do hoàn toàn chủ động về cơ chế hoạt động và nguồn lực tài chính.
Video đang HOT
Thực tế hoạt động mua bán, xử lý nợ tại Việt Nam thời gian qua cho thấy các tổ chức xử lý nợ do Chính phủ thành lập như DATC vẫn giữ vai trò dẫn dắt, tạo lập thị trường mua bán nợ do nguồn lực nội tại của các tổ chức xử lý nợ trên thị trường còn tương đối hạn chế, đặc biệt là các tổ chức xử lý nợ tư nhân mới thành lập còn thiếu kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính để tham gia xử lý nợ.
Chính vì vậy, việc bổ sung các chức năng, cơ chế hoạt động cho tổ chức xử lý nợ do Chính phủ thành lập như DATC là cần thiết để từng bước chuyên nghiệp hóa thị trường mua bán, xử lý nợ tại Việt Nam.
Có thể nói, trong bối xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế đất nước, thì tiến trình và kết quả tái cơ cấu luôn nhận được sự quan tâm cao của dư luận. Khi nền kinh tế vĩ mô còn gặp nhiều thách thức, những bất cập trong hoạt động của khối doanh nghiệp, trong đó, gồm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang lộ rõ.
Hậu quả của thời gian dài chạy theo tăng trưởng nóng, sử dụng quá nhiều vốn vay, trong khi các dự án đầu tư không hiệu quả; công tác quản lý yếu kém; sản phẩm ứ đọng, không có đầu ra… là nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất.
Giải bài toán xử lý nợ đọng, DATC hiện đang nghiên cứu, từng bước đưa phương pháp “Thu nợ chiết khấu” vào hoạt động mua bán, xử lý nợ tại Việt Nam.
Nguyễn Tùng
Theo Tapchitaichinh.vn
Sau khi giảm lãi suất huy động, thêm loạt ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay
Sau khi lãi suất huy động có tín hiệu giảm gần đây, thị trường tiếp tục đón loạt tin giảm lãi suất cho vay từ các nhà băng.
Ảnh minh họa.
Từ đầu tuần này, hàng loạt ngân hàng đã có quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi ở nhiều kỳ hạn, với mức giảm từ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm.
Ngay sau đó, động thái giảm lãi suất cho vay cũng đã diễn ra tại nhiều ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa phát đi thông báo điều chỉnh lãi huy động và lại suất cho vay tại một số lĩnh vực.
Cụ thể, BIDV cho biết, thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước về giảm trần lãi suất huy động vốn và cho vay đối tượng ưu tiên, sáng 19/11/2019, BIDV đã chỉ đạo toàn hệ thống triển khai; đồng thời cài đặt chương trình đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước (trần lãi suất tiền gửi VND: không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa 0,8%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tối đa 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối tượng ưu tiên tối đa 6,0%/năm).
Ngoài ra, BIDV cũng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn thêm 0,2%/năm đối với tất cả các kỳ hạn (thấp so với trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước).
Việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn là cơ sở để BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 0,2%- 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành và duy trì chính sách cho vay đối tượng ưu tiên tối đa 5,5%/năm (thấp so với quy định mới điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước 0,5%/năm) đối với các lĩnh vực ưu tiên thỏa mãn điều kiện cho vay của BIDV.
Các điều kiện này bao gồm thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
Cũng trong ngày 19/11, một ngân hàng thương mại có vốn nhà nước khác là VietinBank cũng đã thông báo điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trước đó một ngày, Vietcombank cũng quyết định giảm lãi suất cho vay VND đối với các khách hàng doanh nghiệp.
Mức giảm lãi suất 0,5%/năm được Vietcombank áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp vay vốn, với dư nợ VND hiện hữu.
Như vậy, đây là lần đầu tiên chính sách giảm lãi suất cho vay của ngân hàng này mở rộng và áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, thay vì chỉ áp dụng với 5 nhóm khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên trong hai lần giảm trước trong năm 2019.
Ngoài ra, điểm đáng chú ý, lần giảm lãi suất này Vietcombank "hồi cố" cho cả các khoản dư nợ đã có từ ngày 01/11/2019. Mức giảm 0,5%/năm áp dụng cho đến ngày 31/12/2019.
Không chỉ nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng đã bắt đầu tham gia vào "làn sóng" giảm lãi suất cho vay.
Trong đó, đi tiên phong là Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) khi ngân hàng này quyết định giảm tới 2% lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh; giảm tới 3,6% lãi suất phục vụ mục đích sản xuất, chăn nuôi... nông nghiệp.
Trong một diễn biến liên quan, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu giảm lãi suất cho vay, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, tối ngày 18/11, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo cho biết đã ban hành quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực ưu tiên.
Cụ thể, từ ngày 19/11, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7%/năm.
Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu định hướng, hệ thống ngân hàng phấn đấu tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm lãi suất cho vay trong năm 2020.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
SCIC đấu giá toàn bộ vốn tại Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm gấp đôi thị giá, dự thu hơn 1.223 tỷ đồng SCIC là cổ đông lớn thứ 3 tại Nhiệt điện Quảng Ninh, xếp sau Tổng Công ty Phát điện 1 (sở hữu 42%) và Nhiệt điện Phả Lại (sở hữu 16,35%). 2 cổ đông lớn còn lại là Tổng Công ty Điện lực TKV (sở hữu 10,62%) và Cơ điện lạnh - REE (sở hữu 9,35%). Tổng Công ty Đầu tư và Kinh...