Thu nhỏ ngực phì đại
Không chỉ mất thẩm mỹ, mặc cảm dị thường, ngực phì đại hay thòng, xệ, sa trễ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em vì gây đau lưng, khó thở, sinh hoạt khó khăn…
Hiện các kỹ thuật làm đẹp mới sẽ giúp xóa bỏ mặc cảm cho chị em chẳng may sở hữu “cặp tuyết lê” to, xệ dị thường. TS-BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, BV Đại học Y Dược TP .HCM tư vấn.
Những dạng ngực phì đại
Thật khó để có một tiêu chuẩn chính xác cho ngực phì đại cũng như ngực nhỏ, vì khái niệm ngực to, nhỏ hay thòng… phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của mỗi người.
Tuy nhiên, trong ngành thẩm mỹ có sự phân loại cho ngực thòng, chảy xệ và sa trễ tuyến vú. Từ điểm mốc là đầu vú và đường nếp dưới vú (chân vú) có thể phân loại như sau:
Ngực bình thường: Tuyến vú nằm ngang đường chân vú và nhũ hoa nằm ở phần trên chân vú.
Ngực chảy xệ ít (độ 1): Nhũ hoa nằm ngang đường chân vú và tuyến vú thấp hơn một ít so với chân vú.
Ngực chảy xệ trung bình (độ 2): Cả nhũ hoa và tuyến vú đều chảy xuống thấp hơn so với chân vú.
Video đang HOT
Ngực chảy xệ nặng (độ 3): Nhũ hoa và cả bầu vú dường như chúc hẳn xuống phía dưới.
Thòng tuyến vú: Phần nhũ hoa vẫn ở trên đường chân vú nhưng phần tuyến vú bị xệ hẳn xuống dưới.
Kỹ thuật nào có thể thu nhỏ?
Hiện có ba kỹ thuật để mổ thu nhỏ ngực phì đại, gồm: 1.Đường mổ quanh quầng vú; 2.Đường mổ quanh quầng vú kèm đường dọc đến nếp dưới vú; 3. Đường mổ quanh quầng vú kèm đường dọc và đường ngang trên hoặc trùng nếp dưới vú.
Kỹ thuật mổ thu nhỏ ngực sẽ giúp: thu nhỏ, giảm bớt mô tuyến vú và da vùng vú; treo, kéo đầu vú lên vị trí lý tưởng (tiêu chuẩn đẹp của vú) là trên nếp dưới vú; tạo dáng cho vú săn, chắc; tùy từng trường hợp bác sĩ còn tác động thu nhỏ quầng vú hoặc thay đổi nếp dưới vú.
Cách nào ưu điểm?
Mỗi kỹ thuật đều có chỉ định riêng, thích hợp cho từng trường hợp cụ thể, đồng thời còn tùy theo ý muốn tạo hình ngực củabệnh nhân.
Cách một phù hợp áp dụng cho những trường hợp vú phì đại ở mức độ nhẹ, da và mô vú thừa ít.
Cách hai, ba chỉ định cho những trường hợp vú bị sa trễ, xệ nhiều, thừa nhiều da và mô tuyến vú. Hiện nay, cách hai được thực hiện nhiều vì có ưu điểm hạn chế sẹo hơn cách ba. Tuy nhiên cách ba thường được dùng trong các trường hợp sa trễ, thòng nặng.
Trên thực tế, bác sĩ thường có thể pha trộn giữa cách hai và ba (gọi là Hybrids), cụ thể dùng cách hai là chính nhưng kết hợp thêm cách ba nhằm cắt bớt da, mô bên dưới vú để lại sẹo ngắn nằm ngang trùng với nếp dưới vú.
Liệu có biến chứng?
Là một dạng trung phẫu, cần phải gây mê nên kỹ thuật thu nhỏ ngực phì đại cũng tiềm ẩn những rủi ro của phẫu thuật gây mê như: sốc phản vệ, co thắt khí quản, tăng-hạ huyết áp đột ngột, ngưng tim, ngưng thở… Do vậy, những người có các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, có cơ địa dị ứng, sẹo lồi cần yêu cầu được tư vấn, kiểm tra kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Vì liên quan đến tuyến sữa nên sau phẫu thuật sẽ có những khoang trống mà nếu không khép lại được sẽ gây chảy máu, tạo ổ tụ dịch, gây viêm đau. Nếu cơ địa sẹo lồi thì sẽ để lại sẹo xấu, sẹo co rút gây đau ngứa thường xuyên. Hai bên vú cũng có thể không được cân đối hoặc bị chảy mô…
Theo Alobacsi
Aspirin và chanh có trị được mụn
Anh Nguyễn Chí Thành (ngụ Tiền Giang), đến Khoa Da liễu, BV ĐH Y Dược TP.HCM với khuôn mặt bị sưng tấy, mụn bị viêm đỏ, mưng mủ.
Ảnh minh họa: internet
Trước đó, mỗi ngày ba lần anh thoa hỗn hợp 10 viên aspirin và hai trái chanh. Sau hơn một tuần thì xảy ra hiện tượng trên.
TS-BS Lê Ngọc Diệp - Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2 Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, mụn là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Bình thường, tuyến bã nhờn tiết ra chất bã nhờn để làm trơn bề mặt da. Vì một nguyên nhân nào đó tuyến bã bị tắc nghẽn (thông thường là do sự sừng hóa nang lông hoặc do sử dụng một số loại mỹ phẩm gây nhân mụn làm bít lỗ chân lông) kết hợp với sự bài tiết quá mức làm các chất bã nhờn không thoát ra được mà tích tụ lại trong các nang lông.
Nếu cộng thêm tác động của vi khuẩn sẽ gây nên tình trạng mụn viêm với biểu hiện như sẩn đỏ, mụn mủ... Các yếu tố làm mụn phát triển nặng thêm như: stress, mất ngủ, thay đổi nội tiết, rối loạn tiêu hóa, ăn nhiều đồ dầu mỡ, đường, chăm sóc da không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp...
Aspirin thuộc nhóm thuốc chống viêm non - steroid, chứa axit salicylic, có tác dụng chống đau, viêm, hạ sốt khi uống nhưng không có chỉ định khi bị mụn. Nước cốt chanh chứa nhiều axit trái cây như axit glycolic, axit citric, AHA... AHA cũng thường có trong các mỹ phẩm chăm sóc da mụn nhưng được bào chế với nồng độ chính xác và có thêm các chất làm giảm kích ứng da.
Hỗn hợp aspirin và nước chanh có thể làm mụn khô, se lại do chứa axit nhưng không trị được mụn và có thể làm da bị kích ứng và viêm nặng hơn. Chưa kể, nếu bôi trên da thường xuyên sẽ làm khô da, da bị bào mòn, dễ bắt nắng, mất đi lớp dầu bảo vệ, thay đổi độ axit và kiềmcủa da.
TS-BS Lê Ngọc Diệp tư vấn, để chăm sóc da bị mụn, cần rửa mặt sạch ngày hai lần sáng và tối với sữa rửa mặt dành cho da mụn. Nếu bị mụn nhẹ có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài da nhưng nặng hơn thì phải kết hợp thêm thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tránh sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, chà xát da mặt, thoa các chất làm se da, đắp mặt nạ... Chế độ ăn nên giảm lượng mỡ, đường, sữa và tăng thêm rau xanh, trái cây, uống hai-ba lít nước mỗi ngày.
Theo Alobacsi
Những rủi ro khi phẫu thuật thẩm mỹ Giải phẫu thẩm mỹ giúp "sửa lỗi của tạo hóa", nhưng cũng không ít rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Nguy cơ khi gây mê, gây tê ThS-BS Lê Tấn Hùng, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Răng Hàm Mặt TP.HCM, cảnh báo: Liều thuốc gây mê, gây tê - bước đầu tiên của cuộc mổ thẩm...