Thu nhập nhân viên 4 ngân hàng lớn thay đổi ra sao sau 10 năm?
Trong nhiều năm, nhân viên Vietcombank luôn thuộc nhóm có thu nhập bình quân cao nhất. Về tốc độ tăng thu nhập, BIDV đứng đầu trong nhóm các ngân hàng lớn.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng hiện nay được chia làm 3 nhóm chính gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, và ngân hàng hợp tác xã.
Trong đó, dẫn đầu là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước với 3 đại diện BIDV, Vietinbank, Vietcombank và một ngân hàng 100% vốn Nhà nước là Agribank. 4 nhà băng này là nhóm có quy mô tài sản, dư nợ cũng như huy động vốn lớn nhất hệ thống ngân hàng hiện nay và thường xuyên nằm trong nhóm có lợi nhuận cao nhất.
Đây cũng là lý do thu nhập bình quân của các nhân viên ngân hàng này những năm gần đây đều cao hơn nhiều so với mặt bằng chung thị trường.
10 năm trước thu nhập nhân viên các ngân hàng lớn ra sao?
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019, các ngân hàng lớn nói trên cũng là nhóm chi trả thu nhập bình quân cho nhân viên rất cao. Trong đó, Vietcombank nhiều năm liên tục là ngân hàng chi mạnh tay nhất cho nhân viên với mức bình quân 34,5 triệu/tháng năm qua.
Tính trong cả năm 2019, mỗi nhân viên nhà băng này sở hữu mức thu nhập bình quân gần nửa tỷ đồng.
Tương tự, thu nhập bình quân của nhân viên tại BIDV và Vietinbank năm vừa qua cũng đạt lần lượt 29,4 triệu và 27,7 triệu đồng mỗi tháng, cao hơn đa số nhóm ngân hàng tư nhân.
Từ 10 năm trước, thu nhập bình quân nhân viên Vietinbank đã trên 16 triệu đồng/tháng. Ảnh: TTTCVN.
Video đang HOT
Thực tế, với vị thế là những ngân hàng quy mô lớn nhất trên thị trường, từ 10 năm trước, ngoài nhân viên của ngân hàng mẹ BIDV được trả mức thu nhập bình quân dưới 10 triệu/tháng thì nhân viên của Vietcombank và Vietinbank đã sở hữu mức thu nhập trên dưới 15 triệu đồng.
Cụ thể, năm 2009, với gần 17.500 nhân sự tại ngân hàng mẹ, Vietinbank đã chi hàng nghìn tỷ đồng tiền lương, thưởng, trợ cấp và phụ cấp cho nhân viên. Tính bình quân, mỗi nhân viên nhà băng này đã sở hữu mức thu nhập 16,1 triệu/tháng từ năm 2009, tương đương 193 triệu đồng cả năm. Đây cũng là mức thu nhập bình quân nhân viên cao nhất giai đoạn đó.
Cùng năm, hơn 10.000 nhân viên tại Vietcombank cũng được nhà băng chi quỹ thu nhập gần 1.800 tỷ đồng, tương đương mức bình quân gần 15 triệu/người/tháng.
Trong khi đó, mức thu nhập bình quân của hơn 14.500 nhân sự ngân hàng BIDV khi đó là 9,4 triệu/tháng, vẫn thuộc nhóm cao trong hệ thống.
Tại năm 2009, mức lương tối thiểu vùng của người lao động mới dao động trong khoảng 650.000-800.000 đồng/người/tháng tùy vùng. Như vậy, thu nhập bình quân cao nhất của các “banker” thương mại Nhà nước khi đó đã gấp gần 20 lần lương tối thiểu của người lao động tại vùng I (gồm các thành phố lớn).
Cùng năm, giá vàng các doanh nghiệp trong nước niêm yết phổ biến trong khoảng 20 triệu đồng/lượng. Như vậy, thu nhập bình quân nhân viên BIDV năm 2009 tương đương khoảng 5 chỉ vàng. Trong khi mức thu nhập của nhân viên Vietinbank và Vietcombank có thể mua được 7-8 chỉ vàng.
Thay đổi thế nào trong 10 năm?
Trong một thập kỷ qua (2009-2019), thu nhập bình quân nhân viên các ngân hàng này cũng tăng liên tục. Ngoại trừ giai đoạn 2012-2013, các năm còn lại thu nhập nhân viên nhóm ngân hàng lớn đều tăng trưởng.
Tính trong 10 năm, tăng trưởng thu nhập bình quân mỗi năm của nhân viên Vietinbank là 6%; Vietcombank là 9%, và con số ở BIDV lên tới 12%.
Trong đó, các nhân viên của Vietcombank được chi trả mức thu nhập trên 20 triệu từ năm 2015, còn nhân viên Vietinbank đã được trả mức thu nhập này từ năm 2011.
Năm 2009, thu nhập bình quân của nhân viên BIDV mới bằng 60% so với Vietcombank nhưng đến năm 2015, nhân viên nhà băng này cũng đã sở hữu mức thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng.
Hiện tại, Vietcombank là ngân hàng trả nhân viên thu nhập bình quân cao nhất (34,5 triệu/tháng) nhưng BIDV mới là ngân hàng có mức tăng thu nhập nhân viên tốt nhất 10 năm qua.
Bình quân thu nhập của nhân viên nhà băng này đã tăng 20 triệu đồng trong 10 năm, tương đương trên 210%. Trong khi con số bên phía Vietcombank là 19,6 triệu (130%) và Vietinbank là 11,6 triệu (trên 70%).
Không công bố kết quả kinh doanh những năm trước 2014, tuy nhiên, thu nhập bình quân nhân viên Agribank cũng đang có xu hướng tăng mạnh gần đây và đã đạt 28,9 triệu đồng/tháng vào năm 2018. So với năm 2014, thu nhập của nhân viên ngân hàng này đã tăng 13,4 triệu, tương đương 86% và cũng thuộc nhóm có thu nhập bình quân cao nhất.
Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2018, Agribank cũng là nhà băng có số lượng nhân sự ngân hàng mẹ đông đảo nhất, với hơn 36.600 người.
Theo News.zing.vn
Tăng vốn cho "ông lớn" ngân hàng, đừng quên thoái vốn nhà nước
Việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước theo cách chia cổ tức bằng cổ phiếu được cho là hợp lý và kịp thời trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, thoái vốn nhà nước là giải pháp cần thiết để các nhà băng này hoạt động hiệu quả theo thị trường.
Cách tăng vốn bền vững và hợp lý tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là thoái vốn nhà nước. Ảnh: Nhã Chi
Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong quý I/2020, Chính phủ sẽ tăng vốn điều lệ khoảng 10.000 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), toàn bộ lợi nhuận nộp ngân sách trong năm 2020 sẽ được dùng để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng này.
Trước đó, Chủ tịch Ngân hàng Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cho biết đã đề xuất giữ lại lợi nhuận và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 70% trong ba năm, qua đó, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng ít nhất 25.900 tỷ đồng.
Nội dung tăng vốn cho các "ông lớn" ngân hàng cũng được nêu rõ tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Theo đó, Chính phủ yêu cầu kịp thời tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn và Ngân hàng Agribank.
Để thực hiện chủ trương này, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan để trình Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 126/2018/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Trong đó bổ sung "ngân hàng thương mại Nhà nước giữ cổ phần chi phối" vào danh mục ngành, lĩnh vực doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Như vậy, nếu nội dung tăng vốn như trên tại Dự thảo Nghị định sửa đổi được ban hành, các ngân hàng cổ phần này có thể tăng vốn điều lệ thông qua sử dụng một phần cổ tức của doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV, đây là chủ trương phù hợp với bối cảnh cần vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước hiện nay. "Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất các phương án gỡ khó về vốn bằng cách giữ lại cổ tức, song vẫn vướng một số quy định về pháp lý và khó khăn trong thu ngân sách nhà nước. Giờ đây, việc sửa đổi các quy định pháp lý cho phù hợp để tăng vốn, đồng thời, giải quyết thu ngân sách nhà nước bằng các giải pháp khác là hợp lý", ông Lực nói.
Tuy nhiên, ông Lực cũng cho rằng, việc thực hiện ngay chủ trương này trong quý I/2020 có thể chưa kịp, bởi cần chuẩn bị đủ thời gian cho quy trình pháp lý và thủ tục chia cổ tức và giữ lại cổ tức.
Như vậy, chủ trương tăng vốn này sẽ là bước ngoặt, tạo tiền lệ cho các đợt tăng vốn lần sau. "Thông thường, doanh nghiệp lớn ở các nước khác thường giữ lại 20 - 40% cổ tức hằng năm để đầu tư cho tương lai. Tại Việt Nam, việc các ngân hàng thương mại nhà nước chia cổ tức bằng tiền, sau đó cổ đông nhà nước chuyển tiền này về ngân sách nhà nước có thể hỗ trợ thu ngân sách nhà nước, song không nên kéo dài mà cần giải quyết bằng các giải pháp khác đề tăng thu ngân sách nhà nước", ông Lực nói.
Trong khi đó, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, cách tăng vốn bền vững và hợp lý tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là thoái vốn nhà nước. "Việc đẩy mạnh cổ phần hóa hoặc tiếp tục thoái vốn nhà nước tại các ngân hàng này là cần thiết để đưa hoạt động của các ngân hàng theo thị trường và chịu sự điều tiết của các chính sách kinh tế chung. Đó mới là cách làm bài bản để các ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự lớn mạnh trong giai đoạn hội nhập sắp tới", ông Đức nhấn mạnh.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
Lãi ròng 2019 của SeAbank chạm mốc ngàn tỷ, nợ xấu tăng vọt đáng ngại Lần đầu tiên SeAbank đạt lợi nhuận trên ngàn tỷ nhưng nợ xấu cũng trở nên đáng ngại với mức tăng từ 1,5% lên tới 2,3% trong năm 2019. Thu nhập lãi thuần năm 2019 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) tăng khá với 34%, đạt 2.894 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh 81%, lên...