Thu nhập của nhân viên ngân hàng nào thấp nhất?
Với mức thu nhập chỉ 7,43 triệu đồng/người/tháng, nhân viên ngân hàngTMCP Phương Đông (OCB) có mức thấp nhất hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020. Trong kỳ, quỹ lương của OCB hạ đáng kể.
Chi lương và phụ cấp trong kỳ giảm từ 155 tỷ đồng xuống 131 tỷ đồng. Như vậy, trung bình, mỗi nhân sự được trả 22,3 triệu đồng/người/3 tháng, tương đương 7,43 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập thấp nhất của hệ thống ngân hàng.
Trong kỳ, số lượng nhân viên OCB cũng sụt giảm. Tại thời điểm cuối quý 1, ngân hàng OCB có 5883 nhân sự, giảm 78 người so với cuối năm 2019. Như vậy, trong 1 quý, có ít nhất 78 người đã rời OCB.
Thu nhập của nhân viên ngân hàng nào thấp nhất?
Trong toàn hệ thống OCB, số lượng nhân sự sụt giảm cũng là 78 người, xuống 5.911 người. Trong kỳ, OCB đã dành 132 tỷ đồng cho lương và phụ cấp. Trung bình, mỗi người lao động trong toàn hệ thống OCB (bao gồm cả công ty con) được trả 22,3 triệu đồng/người/3 tháng, tương đương 7,43 triệu đồng/người/tháng, không có chênh lệch với nhân viên ngân hàng.
Video đang HOT
Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của OCB đạt 886 tỷ đồng, tăng 457 tỷ đồng, tương đương 107% so với quý 1/2019. Như vậy, lãi của OCB đã tăng gấp đôi.
OCB có kết quả kinh doanh rất khả quan khi tất cả các hoạt động, trừ mua bán chứng khoán kinh doanh và kinh doanh ngoại hối tăng trưởng tốt. Mua bán chứng khoán kinh doanh chỉ mang về cho OCB 5,1 tỷ đồng tiền lãi, giảm mạnh so với khoản lãi 16,4 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, hoạt động ngoại hối khiến OCB lỗ 18,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, thu nhập lãi tăng 464 tỷ đồng, tương đương 21,5% lên 2.620 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng nhẹ từ 125 tỷ đồng lên 151 tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất là mua bán chứng khoán đầu tư. Hoạt động này mang về cho OCB khoản lãi lên đến 653 tỷ đồng, tăng 459 tỷ đồng, tương đương 237% so với quý 1/2019. Nhờ đó, tổng thu nhập hoạt động tăng từ 1.321 tỷ đồng lên 2.006 tỷ đồng.
Dù tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh nhưng OCB gây bất ngờ khi OCB thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Trong kỳ, chi phí hoạt động tại OCB giảm 98 tỷ đồng, tương đương 15,6% xuống 529 tỷ đồng.
Có lẽ OCB cắt giảm chi phí này để bù đắp cho phần tăng vọt của chi phí rủi ro tín dụng. Trong quý I/2020, OCB đã dành tới 370 tỷ đồng cho dự phòng, tăng 212 tỷ đồng, tương đương 134%.
Bất ngờ ở chỗ OCB tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nợ xấu đang được cải thiện. Tại thời điểm 31/3/2020, nợ xấu của OCB là 1.300 tỷ đồng, chiếm 1,68% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu hồi cuối năm 2019 là 1,84%.
Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn tại OCB giảm dù tín dụng tại OCB tăng trưởng đáng kể. Cuối quý, chỉ tiêu cho vay khách hàng đạt 77.322 tỷ đồng, tăng 6.231 tỷ đồng, tương đương 8,8% so với cuối năm 2019. Đây là tỷ lệ tăng khá cao.
Cùng với hoạt động tín dụng, huy động vốn tại OCB cũng cải thiện mạnh. Chỉ tiêu tiền gửi khách hàng tăng 2.810 tỷ đồng, tương đương 4,1% so với cuối năm 2019. OCB là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động từ 8%/năm trở lên.
Thêm ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận gấp đôi trong năm 2020
Eximbank lên kế hoạch lãi 2.214 tỷ đồng tăng 102% so với năm 2019.
Ngân hàng được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 9% và có thể sẽ xin nới thêm nếu điều kiện kinh doanh thuận lợi.
Trong năm nay, ngân hàng sẽ tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn để duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%.
Đề cập trong báo cáo thường niên 2019 mới công bố, Eximbank (HoSE: EIB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2020 đạt 2.214 tỷ đồng, gấp đôi năm trước. Ngân hàng cũng đặt chỉ tiêu tổng tài sản tăng 13% lên 190.000 tỷ đồng. Trong đó, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư là 161.000 tỷ đồng, tăng 15%. Mục tiêu dư nợ cấp tín dụng tăng 9% lên 123.775 tỷ đồng (gồm dư nợ cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp). Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,8%.
Ngân hàng cho biết kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2020 là 9% theo hạn mức tăng trưởng do NHNN thông báo. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, Eximbank sẽ xin phép NHNN xem xét điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên ngân hàng cũng có thể sẽ điều chỉnh toàn bộ kế hoạch tùy thuộc vào tình hình dịch Covid-19.
Về định hướng, Hội đồng Quản trị sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ ngân hàng ưu tiên, xây dựng và triển khai mô hình kinh doanh cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và phát triển hợp tác với khách hàng doanh nghiệp lớn để xây dựng và tài trợ chuỗi cung ứng. Đồng thời, ngân hàng cũng gia tăng dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp SMEs, khách hàng cá nhân, thanh toán quốc tế cũng như kinh doanh ngoại tệ và xây dựng các chính sách, sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.
Eximbank cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, tập trung xử lý nợ đã bán cho VAMC, đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC vào năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng đề cập rằng sẽ tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn để duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%. Đồng thời, nhà băng này sẽ đầu tư nâng cấp và phát triển mới hệ thống ATM để thực hiện mở rộng mạng lưới.
Hội đồng Quản trị phấn đấu đưa Eximbank vào nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao.
Năm 2019, ngân hàng lãi trước thuế 1.095 tỷ đồng, tăng 32,4%, tương đương 102% kế hoạch năm. Lãi sau thuế là 866 tỷ đồng, tăng 31%. Tổng tài sản đạt hơn 167.538 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng là 112.182 tỷ đồng, tăng 9%. Dù giá trị nợ xấu tăng 0,6% từ 1.921 tỷ đồng lên gần 1.933 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu lại giảm từ 1,8% đầu năm xuống còn 1,7%. Ngân hàng có lợi nhuận chưa phân phối là 1.486 tỷ đồng, bên cạnh quỹ của tổ chức tín dụng 1.815 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần 156 tỷ đồng.
Lê Hải
Dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh. Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thống đốc Ngân hàng Nhà...