“Thu nhập chưa đủ ăn mà bắt người dân nộp quỹ tiết kiệm nhà ở là rất khó”
Thảo luận tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết, cá nhân ông cảm thấy tài chính cho nhà ở xã hội đang là vấn đề nan giải, dường như chủ yếu chỉ huy động từ ngân hàng, từ đó khuyến khích ngân hàng cho vay.
Ông Nghĩa cho rằng đây không phải giải pháp dài hạn và lâu bền, gây bức xúc cho ngành ngân hàng vì phải chịu nhiều áp lực lãi suất cho người gửi tiền.
“Tôi nghĩ Bộ Xây dựng và cơ quan chức năng nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước huy động nguồn vốn khác để hỗ trợ. Có thể thành lập 1 quỹ riêng cho phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ, như kinh nghiệm của Hà Lan” – ông Nghĩa nêu quan điểm.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ, có nhiều vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ trong đó có nguồn vốn, chính sách cho vay… Tuy nhiên, nhà ở xã hội chỉ tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, nếu giải quyết được ở 2 thành phố này sẽ giải quyết rất tốt các vấn đề ở các vùng khác của cả nước.
Theo ông Hà, những dự án nhà ở này phải xây dựng ở những vị trí có thể chấp nhận được, không quá xa khu vực trung tâm và phải có biện pháp hỗ trợ về thuế, giá thành.
Về vấn đề lập quỹ mà ông Lê Xuân Nghĩa nêu, ông Hà cho rằng đã bàn bạc nhiều nhưng vấn đề là thu nhập ít, chưa đủ ăn mà bắt người dân nộp vào quỹ tiết kiệm nhà ở là rất khó. “Những chính sách thông qua diễn đàn hôm nay và nhiều hội thảo khác sẽ đưa ra được những giải pháp tốt, song chung quy lại cần những giải pháp từ chính quyền địa phương” – ông Hà nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đại diện phía cơ quan quản lý, ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng khẳng định, trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc thì khó khăn đầu tiên gặp phải là câu chuyện nguồn vốn.
Cũng theo ông Phấn, ngân sách Nhà nước hiện nay đang phải phục vụ cho nhiều chương trình. Đến giờ này, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc thì hiện có khoảng 2.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội và người có công với cách mạng. Trong đó, hơn 800 tỷ đồng phân bổ cho hỗ trợ nhà ở cho người có công, còn hơn 1.264 tỷ đồng cho hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.
Về định hướng phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới, ông Phấn cho biết, tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tiếp tục thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân trong thời gian tới, nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, cụ thể là đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; hỗ trợ cho khoảng 500 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.
Trong Luật Nhà ở cũng đã quy định rất rõ các nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở thương mại, trên quan điểm khuyến khích việc phát triển nhà ở thương mại với các loại hình, cơ cấu diện tích hợp lý để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.
“Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đầu tư phát triển nhà ở thương mại nói chung và nhà ở thương mại giá rẻ nói riêng đang được thực hiện theo cơ chế thị trường, nhà nước không có các chế độ ưu đãi như đối với nhà ở xã hội” – ông Phấn khẳng định.
Theo Linh Nhi
Hơn 100 chung cư đang bùng nổ tranh chấp tại TP HCM
Sài Gòn có 935 chung cư cao tầng thì đã có đến 105 khu căn hộ đang diễn ra tranh chấp ở nhiều mức độ khác nhau.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản thành phố 3 quý đầu năm, trong đó đặc biệt đề cập đến tình hình tranh chấp trong chung cư trên địa bàn đang liên tục gia tăng.
Toàn thành phố có 935 chung cư cao tầng thì đã có đến 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 9 chung cư tranh chấp rất gay gắt, phức tạp. Các tranh chấp phổ biến do chủ đầu tư chậm tổ chức đại hội chung cư để bầu Ban quản trị, chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư.
Một trong những tranh chấp lặp đi lặp lại trong thời gian gần đây là phần sở hữu chung - riêng trong dự án. Cụ thể gồm: nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích có thể kinh doanh cho thuê...
Ngoài ra, những tranh chấp về quản lý sử dụng nguồn thu phí vận hành chung cư của các hộ dân nộp hàng tháng, về chất lượng xây dựng chung cư, thiết bị, công trình phòng cháy chữa cháy cũng diễn ra thường xuyên tại nhiều tòa nhà chung cư.
Một vụ tranh chấp tầng hầm chung cư nổ ra tháng 10/2017 tại quận 7, TP HCM, khiến chính quyền địa phương phải mời chủ đầu tư và cư dân lên làm việc để tránh gây rối trật tự công cộng. Ảnh: Samuel Nguyen
Đặc biệt gay gắt là nhiều trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng cam kết, chưa làm giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho người mua nhà qua nhiều năm đã khiến cho bức xúc của cư dân lên đỉnh điểm. Điều đáng tiếc nữa là không ít trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã đưa dân vào ở không đảm bảo an toàn.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM, nguyên nhân các tranh chấp nhà chung cư trên địa bàn thành phố bùng nổ mạnh mẽ thời gian qua là do hệ thống pháp luật hiện hành chưa có biện pháp chế tài kịp thời và hiệu quả. Chẳng hạn như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có quy định các điều cấm nhưng không có điều khoản nào về việc chế tài, xử phạt những hành vi vi phạm của các chủ đầu tư.
Một điều bất cập là Nghị định số 121 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý phát triển nhà... có thể đã hết hiệu lực nhưng chưa được thay thế bằng Nghị định mới.
Theo VNE
Hà Nội: Phấn đấu cuối năm 2017 sẽ có 2.100 căn nhà tái định cư Hiện nay, Thành phố đã thẩm định và đang bổ sung, hoàn thiện 6 đồ án quy hoạch, lập 20 đồ án quy hoạch phân khu, 4 đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Bên cạnh đó thành phố cũng đang quy hoạch cải tạo 28 khu chung cư cũ (trong đó đã hoàn thành 10 khu), nghiên cứu một...