Thu nhập cao, sinh viên chọn ở lại thành phố làm thêm dip Tết
Tết là dịp nhà nhà đầm ấm quây quần bên nhau, cũng là dịp ai đi xa cũng trở về. Thế nhưng, nhiều năm gần đây, sinh viên đi học xa nhà không chọn về quê dịp Tết mà ở lại làm thêm.
Ảnh minh họa.
Một năm, sinh viên sẽ có hai đợt nghỉ dài ngày là Tết và nghỉ hè. Những dịp này, các bạn trẻ thường về quê cùng gia đình. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, nhiều sinh viên ở lại thành phố để làm thêm dịp Tết khá đông.
Nguyễn Thanh Hoa -Sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: “Em là sinh viên năm thứ 3. Năm đầu tiên lên Hà Nội học, vì nhớ nhà nên Tết em về sớm cùng gia đình sum họp. Thế nhưng, 2 năm nay, em chỉ về nhà đợt hè vì được nghỉ dài, còn đợt tết tàu xe khá đông, về được vài ngày lại vội đi nên em ở lại trường luôn”.
Làm thêm cũng là lý do để sinh viên chọn việc ở lại thành phố đón tết. Nhiều bạn trẻ lo lắng, sau Tết là vào học kỳ 2 sẽ phải lo trang trải khoản chi phí học hành, tiền nhà trọ và nhiều khoản chi khác. Nguyễn Tùng Quân – Sinh viên Đại học Công Đoàn (HN) cho biết: “Nhà em ở miền núi, bố mẹ làm nương rẫy nên kinh tế khó khăn. Cả huyện có mình em đi học Đại học nên chuyện học hành không được quan tâm nhiều. Tết em cũng muốn về với gia đình nhưng nghĩ chuyện tiền học phí sắp tới, em quyết định ở lại làm thêm mấy ngày tết”.
Tại Hà Nội, nhiều nơi tuyển nhân viên gấp làm việc mấy ngày tết với mức lương cao. Những việc được nhiều sinh viên ưu tiên chọn lựa như làm ở quán café, bán hàng quần áo, siêu thị,…Với mức lương gấp 3,4 lần so với ngày thường, sinh viên chỉ cần làm thêm 1 tuần nghỉ Tết cũng có đủ thu nhập đóng học phí cho kỳ học tới.
Nguyễn Thu Hoài – Sinh viên trường Đại học Thương Mại nói: “Nếu về quê dịp Tết, em phải chi trả tiền vé máy bay lượt đi và về cũng gần chục triệu vì giá ngày Tết khá cao. Hơn nữa, em chỉ được về ít ngày lại phải quay lại trường nên em để dành đến nghỉ hè về nhà. Thời gian nghỉ Tết, em đi làm thêm ở quán cafe. Ngày thường thu nhập chỉ 200 nghìn cả ngày thì ngày Tết, do nhân viên về quê hết nên em được trả 600 nghìn đồng/ngày. Nếu làm cả tuần, bố mẹ em sẽ không phải lo lắng tiền đóng học nữa”.
Đi dọc các tuyến phố, không khó để tìm những biển treo tuyển nhân viên làm dịp tết, mức lương cao, bao ăn ở,…Và cũng nhiều sinh viên tìm đến để xin làm ngay sau khi được nghỉ học. Tuy rằng các bạn trẻ sẽ không được quây quần bên gia đình gói bánh chưng hay đi chúc Tết nhưng đón Tết ở nơi xa để bố mẹ bớt nhọc nhằn cũng là suy nghĩ của nhiều người.
Video đang HOT
Thế nhưng, đối với sinh viên ở lại dịp tết cũng cần lưu ý chọn những địa chỉ làm thêm tin cậy tránh bị lừa. Đặc biệt là cẩn thận khi ở lại xóm trọ một mình.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chuẩn bị kỹ khởi nghiệp để không thất bại"
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, khởi nghiệp cần khẩn trương nhưng cũng phải thận trọng, tránh tình trạng không chuẩn bị kỹ rồi thất bại, dẫn đến tâm lý chán nản.
Sáng nay (5/10), Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh (HS), sinh viên (SV) năm 2019 SV - STARRTUP 2019 tại Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội. Buổi lễ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý. Ngoài ra, buổi lễ có sự tham gia của hàng nghìn HS, SV trên địa bàn Thủ đô.
Chất lượng của ý tưởng, dự án khởi nghiệp tốt
Lễ khai mạc có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, sinh viên...
Qua 2 năm thực hiện Đề án 1665 "Hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp đến năm 2025", các nhà trường đã có sự chuyển biễn rõ nét về nhận thức và có sự lan toả sâu rộng. Ngành giáo dục đã xây dựng tiêu chí các nhà trường, đơn vị khởi nghiệp, đặc biệt là xây dựng tài liệu, kỹ năng về khởi nghiệp.
Qua thực tiễn hoạt động, nhiều trường đã kết nối được với nhiều DN và đã xây dựng được không gian khởi nghiệp, khuyến khích hỗ trợ, thầy cô và HS, SV cùng tham gia vào quá trình khởi nghiệp.
Số lượng dự án để huy động khởi nghiệp ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao. Nếu năm trước chúng ta có khoảng gần 200 dự án khởi nghiệp thì năm nay đã có hơn 300 dự án. Là tín hiệu tốt khi chất lượng của các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tốt hơn và được các DN đánh giá cao.
Bên cạnh đó, chúng ta đã kết nối được với Đề án hệ sinh thái khởi nghiệp Quốc gia và đóng góp đáng kể vào chương trình Quốc gia khởi nghiệp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi khai mạc.
Theo Bộ trưởng Nhạ, Bộ GD&ĐT sẽ chú trọng xây dựng tài liệu kỹ năng để nhân rộng kinh nghiệm trong khởi nghiệp của SV. Cách tiếp cận không nhấn mạnh vào lý thuyết mà từ thực tiễn khởi nghiệp của các DN trẻ đã thành công.
"Bộ cũng sẽ chỉ đạo để xây dựng và nhân rộng nhiều tài liệu số để tham gia đóng góp vào Đề án Hệ tri thức Việt số hoá, để nhiều người được chia sẻ, đóng góp và tham khảo từ chương trình này. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ kết hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai Đề án Trung tâm khởi nghiệp Quốc gia" - GS.TS Phùng Xuân Nhạ nói.
Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, trong bối cảnh, xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra rất nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ, đặc biệt là khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong các trường ĐH và phổ thông, Bộ sẽ phối hợp với Bộ TT&TT để có định hướng ưu tiên khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Bộ còn phối hợp với Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho các trường về cơ chế sử dụng ngân sách tạo quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.
"Chúng tôi đánh giá cao các DN, doanh nhân với tinh thần tạo dựng môi trường và ươm tạo DN. Đáng chú ý thời gian qua, nhiều DN đã làm việc với các nhà trường, cùng với các trường đề xuất mô hình khởi nghiệp"- Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Tới đây, các DN không chỉ tham gia giúp các trường thông qua hoạt động tài trợ mà còn hợp tác sâu hơn trong việc thiết kế các chương trình giảng dạy, tham gia tổ chức giảng dạy. Vì vậy, Bộ GD&ĐT có cơ chế khuyến khích các DN và nhà trường xây dựng các mô hình đào tạo học trong nhà trường, học ngoài nhà trường. Các DN chuyển dần từ tài trợ sang hợp tác và phát triển cùng với các trường.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý một số trường chưa chuyển biến nhanh, cho đây là phong trào. Có một số trường dừng lại ở phong trào, chưa tạo được không gian để thầy cô và học trò làm việc với DN ở góc độ sáng tạo.
Tới đây, các trường cần coi khởi nghiệp là một trong những giải pháp để phát triển nhà trường. Đây là con đường thuận lợi để các nhà trường gắn với DN tốt và cũng là giải pháp rất hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo.
Với giáo viên, đây không chỉ hoạt động có tính chất phong trào mà trở thành hoạt động gắn với nghiên cứu của mình để kết nối với DN, doanh nhân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đi thăm các gian hành.
Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh (HS), sinh viên (SV) năm 2019 tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy tin thần sáng tạo, khởi nghiệp của HS, SV trên toàn quốc. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực, hiệu quả đối với HS, SV và tạo cơ hội để cơ sở đào tạo giao lưu, học tập kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ SV khởi nghiệp, giúp các dự án khởi nghiệp của HS, SV kết nối với các DN, nhà đầu tư.
Cuộc thi tổ chức với quy mô toàn quốc có hơn 200 trường ĐH, CĐ, trung cấp, THPT tham gia, tiếp cận được trên 200.000 HS, SV. Sau khi phát động từ tháng 6 đến tháng 9/2019, ban tổ chức nhận gần 300 bài thi chất lượng, đa dạng. Trong đó có 68 dự án xuất sắc nhất lọt vào vòng Đối đầu chung kết cuộc thi.
Trong sáng nay (5/10), 15 đội vào vòng Phản biện đã trình bày các gian hàng đa dạng ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội... Chiều cùng ngày, 15 đội này tiếp tục thuyết trình trực tiếp dự án của mình tại cuộc thi.
Theo kinhtedothi
Hội diễn văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn quốc Hội diễn văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2019 (AVET) được Tổng cục GDNN tổ chức tại Hà Tĩnh từ ngày 2- 5/10/2019. Hội diễn đã thu hút sự tham gia của 30 đoàn nghệ thuật với trên 1.000 học sinh, sinh viên đến từ các cơ sở giáo dục dạy nghề trên cả nước. Ồng...