Thu nhập 330 tỷ đồng từ viết app di động có khả thi?
Với người trong ngành, doanh thu 330 tỷ đồng (khoảng 14 triệu USD) trong một năm trên Play Store và App Store là điều không quá bất ngờ.
Mới đây theo thông tin từ Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy (Hà Nội), một cô gái 28 tuổi có doanh thu 330 tỷ đồng năm 2020, nộp thuế 23,4 tỷ đồng. Một nam giới khác, 30 tuổi, cũng có thu nhập 260 tỷ đồng, nộp thuế 18,1 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh của hai cá nhân này được Cục thuế mô tả là viết phần mềm nhúng quảng cáo trên Play Store và App Store. Hiểu một cách đơn giản, đây là hoạt động viết app kiếm tiền, mà chủ yếu là app game nổi lên trong một vài năm trở lại đây.
Những con số nêu trên có thể là rất khủng khiếp nếu so với hiện tượng Flappy Bird gây sốt toàn cầu năm 2014 của Nguyễn Hà Đông. ‘Chim ngơ’ khi đó đã đạt 50 triệu lượt tải về trước khi bị gỡ khỏi Play Store và App Store, đồng thời giúp nhà phát triển kiếm được 50.000 USD/ngày nhờ quảng cáo in-game.
Thực tế, dù Flappy Bird bị gỡ khỏi các cửa hàng trực tuyến, game này vẫn còn nằm trên máy người dùng và nhà phát triển trò chơi vẫn nhận được khoản doanh thu chia sẻ nhất định với nền tảng quảng cáo như Google. Điều đó lý giải tại sao Nguyễn Hà Đông đã nộp khoản thuế 1,4 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2015.
Nguyễn Hà Đông không phải là hiện tượng hiếm gặp ngày nay.
Video đang HOT
Đó đã là câu chuyện của nhiều năm trước, ngày nay các studio chục triệu lượt tải ở Việt Nam là không hiếm. Bravestars Games (tiền thân là Zonmob) là một studio có trụ sở ở Thanh Xuân (Hà Nội) với nhiều game hàng triệu lượt tải. Trong đó, một sản phẩm trả phí giá 22.000 đồng đã có hơn 10 triệu lượt tải chỉ tính riêng trên Play Store kể từ khi phát hành năm 2018. Làm một phép tính đơn giản, studio này đã kiếm được 220 tỷ đồng chưa kể doanh thu từ vật phẩm ảo (in-app purchase). Trừ đi khoản phí 30% chia sẻ với Google, studio này vẫn bỏ túi ít nhất 154 tỷ đồng.
Một studio Việt khác là Amanotes có trụ sở ở TP.HCM còn có số lượt tải khủng khiếp hơn thế rất nhiều, mà chủ yếu tập trung ở các thị trường lớn như Mỹ (nơi có tỷ lệ chia sẻ doanh thu quảng cáo rất cao). Kể từ khi thành lập năm 2015 đến nay, các sản phẩm của Amanotes đã đạt 1 tỷ lượt tải và 98 triệu người dùng hàng tháng (MAU).
Vậy làm thế nào để các game này có lượt tải và doanh thu khủng đến vậy? Khái niệm kiếm tiền nhờ bán quảng cáo in-game cũng là gần như tương tự các YouTuber triệu view kiếm tiền nhờ chia sẻ doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, với sản phẩm game mobile, các hình thức kiếm tiền là linh hoạt hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, một game Android có 10 triệu lượt tải có thể chèn quảng cáo AdMob của Google để kiếm tiền quảng cáo mỗi khi người dùng mở game này lên chơi, vừa có thể tự chèn quảng cáo giới thiệu game khác (cross-promote). Với 10 triệu lượt tải, một game có thể kiếm được trung bình 10.000 – 20.000 USD/tháng, theo ước tính của Google AdMob. Chưa kể, nguồn thu chính của một game đến từ bán vật phẩm ảo, vốn không có thống kê cụ thể bởi bất cứ nguồn nào, trừ chính nhà phát triển sở hữu game đó.
Ít ai biết rằng Magic Tiles 3 của Amanotes đã thường xuyên đứng Top bảng xếp hạng thế giới kể từ khi ra mắt
Một số bên thứ ba như Sensor Tower hay App Annie cung cấp báo cáo trả phí để ước tính doanh thu đối với từng game cụ thể, nhưng các công ty này cũng lưu ý rằng họ không thống kê được doanh thu từ nguồn thứ ba (third-party) như nạp tiền qua website.
Vì lẽ đó, trong ngành app và game, số lượng người kiếm được doanh thu trên 330 tỷ đồng cũng là điều hết sức bình thường, một lãnh đạo studio Việt giấu tên chia sẻ với ICTnews. Tuy nhiên họ thường không ’sơ suất’ đến mức bỏ tất cả trứng vào một giỏ, vị này cho biết thêm.
Với sự phát triển của hạ tầng mạng 5G, nhiều báo cáo chỉ ra doanh thu thị trường mobile app nói chung đến năm 2026 sẽ đạt 407 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 18,4% một năm. Đây chính là mỏ vàng để các studio Việt khai thác, hướng đến những thị trường giàu có và tiềm năng trong bối cảnh người dân phải cách ly ở nhà vì Covid-19 như Anh, Mỹ.
Cô gái ở Hà Nội viết app cho iOS và Android, kiếm được 330 tỷ đồng
Theo Cục thuế Hà Nội, số thuế thu từ các hoạt động thương mại điện tử tăng cao, còn có nhiều cá nhân tự kê khai và nộp thuế lên tới hàng chục tỷ đồng.
Từ ngày 1/7/2020, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 chính thức có hiệu lực, lần đầu tiên đã có quy định về quản lý thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử. Nhờ vậy, trong năm 2020 việc thu thuế đối với loại hình này đã dần được quản lý và khởi sắc.
Điển hình như tại cục thuế thành phố Hà Nội, số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử của năm 2020 đã tăng gấp gần 5 lần so với năm 2019. Thậm chí, còn có các cá nhân tự nguyện đến kê khai và nộp thuế với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.
Cá nhân nộp thuế tiêu biểu này là nữ giới, 28 tuổi, có hộ khẩu tại quận Cầu Giấy, tự làm ra nhiều phần mềm được các ứng dụng Google Play và App Store đăng tải, và có tổng thu nhập lên tới 330 tỷ đồng, nộp thuế 23,4 tỷ đồng.
Một cá nhân nộp thuế tiêu biểu khác là nam giới, 30 tuổi, cũng có địa chỉ tại quận Cầu Giấy. Nam thanh niên này cũng sáng tác ra nhiều phần mềm được các ứng dụng trên thế giới sử dụng và có thu nhập 260 tỷ đồng, nộp thuế 18,1 tỷ đồng.
Ông Lê Quang Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Thuế quận Cầu Giấy cho biết, trong năm 2020, chi cục thuế quận Cầu Giấy đã có 65 cá nhân kinh doanh online kê khai và nộp thuế tới 55 tỷ đồng. Ngoài ra còn hàng trăm cá nhân khác đã tự nguyện kê khai, nhưng chưa đến ngưỡng phải nộp thuế và vẫn trong diện quản lý.
Thu thuế qua thương mại điện tử tăng gấp gần 5 lần.
"Kinh doanh qua mạng phát triển rất tốt. Không chỉ 2 trường hợp kinh doanh hệ thống phần mềm qua mạng. Còn khá nhiều những cá nhân trẻ, có những trường hợp là sinh viên cũng áp dụng công nghệ để kinh doanh qua mạng. Chúng tôi thấy rằng dù đóng góp ít hay nhiều thì trong bối cảnh khó khăn này là đóng góp lớn cho tình hình sản xuất kinh doanh", ông Hùng nhấn mạnh.
"Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhà mạng cung cấp để có cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động kinh doanh, các cá nhân có thu nhập phát sinh. Trên cơ sở đó, vận động các cá nhân đó tự động kê khai và nộp thuế", ông Hùng nói thêm.
Trước đây, nhiều tổ chức cá nhân có thu nhập từ các nền tảng như Google, Facebook, YouTube... nhưng chưa kê khai và nộp thuế. Sau khi luật quản lý thuế mới có hiệu lực, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng để quản lý thu thuế qua thương mại điện tử.
"Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhà mạng cung cấp để có cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động kinh doanh, các cá nhân có thu nhập phát sinh. Trên cơ sở đó thì vận động các cá nhân đó tự động kê khai và nộp thuế", ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục thuế thành phố Hà Nội cho biết.
Năm 2020, Hà Nội thu thuế từ thương mại điện tử đạt 123 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với 2019. Từ năm 2017, cục thuế thành phố Hà Nội đã gửi tin nhắn đến các chủ thuê bao có địa chỉ bán hàng trên các mạng xã hội với 13.000 tin nhắn và đã xác định có khoảng trên 2.000 cá nhân thực hiện các thủ tục đăng ký kê khai thuế. Thời gian tới, cục thuế thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý chặt chẽ các cá nhân này.
Đối với các trường hợp được cục thuế thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ nhưng vẫn cố tình không kê khai, nộp thuế thì sẽ bị thanh kiểm tra, xử phạt đối với hành vi trốn thuế theo quy định. Thậm chí, cơ quan thuế sẽ chuyển sang cơ quan điều tra khởi tố nếu không chấp hành các quyết định thanh kiểm tra.
Google thiết kế lại giao diện tìm kiếm di động Google vừa công bố giao diện mới cho trải nghiệm tìm kiếm trên thiết bị di động của mình nhằm làm cho kết quả tìm kiếm dễ đọc hơn và cung cấp thiết kế hiện đại hơn. Giao diện tìm kiếm mới của Google trên thiết bị di động Theo Neowin , một vài chi tiết về diện mạo mới đã được Aileen...