Thu nhập 20 triệu vẫn không mua nổi 1 chỉ vàng mỗi tháng, biết lý do xong không một ai dám trách
Với hoàn cảnh hiện tại của cô gái này, đủ sống và có dư chút tiền phòng thân thôi đã là nỗ lực rất lớn rồi.
20 triệu hoàn toàn không phải mức ngân sách quá thấp với những người đang sống một mình, chẳng phải lo cho ai ngoài chính bản thân. Tuy nhiên, với một cặp vợ chồng, đặc biệt lại trong giai đoạn sắp đón con đầu lòng, 20 triệu lại trở nên rất nhỏ. Đủ sống và có dư chút tiền phòng thân thôi đã là rất giỏi rồi.
Vợ chồng trẻ lo ngay ngáy vì thu nhập 20,5 triệu đồng không đủ để mua 1 chỉ vàng mỗi tháng
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một cô vợ trẻ đã liệt kê chi tiết các khoản chi của 2 vợ chồng trong 1 tháng với mức thu nhập 20,5 triệu đồng; và bày tỏ nỗi lo “Cả nhà xem giúp em xem có bớt được khoản nào không ạ? Chứ 1 tháng 2 vợ chồng không dư nổi 1 chỉ vàng, mà ít bữa nữa con ra đời còn tốn kém nữa ạ”…
Thu nhập của 2 vợ chồng trong 1 tháng
Các khoản chi cố định
Các khoản chi của vợ chồng cô trong 1 tháng có thể tóm tắt như sau:
- Tiền ăn (ăn sáng, ăn ngoài, cà phê,…): 4,5 triệu đồng/2 người.
- Tiền tiêu vặt, xăng xe: 2,5 triệu đồng/2 người.
Video đang HOT
- Chi tiêu sinh hoạt (quần áo, mỹ phẩm, sửa xe): 1,5 triệu đồng.
- Hóa đơn (rác, điện, nước, mạng): 1 triệu đồng.
- Biếu bố mẹ: 1,5 triệu đồng.
- Ma chay hiếu hỷ: 1 triệu đồng.
- Tiền dưỡng thai, thăm khám: 2,4 triệu đồng.
Như vậy với mức thu nhập 20,5 triệu đồng; trung bình mỗi tháng, vợ chồng cô tiêu hết khoảng 14,4 triệu đồng; và dư khoảng 6,1 triệu đồng.
Gia đình 2 người lớn, vợ lại đang trong thời kỳ bầu bí mà mỗi tháng tiêu chưa tới 14,5 triệu – chỉ cần nghe vậy thôi cũng đã thấy cô vợ này quản lý chi tiêu khéo tới mức nào. Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người cũng chia sẻ quan điểm tương tự.
Dù không mua được 1 chỉ vàng mỗi tháng như mục tiêu đề ra, nhưng cách chi tiêu của cô vợ này khiến ai cũng phải nể
Cũng có người gợi ý giảm tiền ăn, tăng thu nhập
Tựu trung lại, mọi người đều cho rằng với cách chi tiêu như hiện tại, rất khó để cô vợ này có thể cắt giảm thêm nữa, có chăng chỉ là bớt chút tiền ăn sáng, uống cà phê, mà như vậy có khi cũng lại ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Thay vì tìm cách giảm chi, cố gắng tăng thu nhập, thêm đồng nào hay đồng ấy có lẽ là phương án khả thi hơn, cũng đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho cả gia đình.
Nên chuẩn bị tài chính thế nào để sẵn sàng cho việc có con?
Nuôi một đứa trẻ chưa bao giờ là việc đơn giản và không tốn kém. Chắc chắn bố mẹ nào cũng muốn cho con những điều tốt nhất. Để giảm áp lực tài chính trong và sau khi đón thiên thần nhỏ, các cặp đôi đang có dự định kết hôn, các cặp vợ chồng đang có dự định “thả bầu” có thể tham khảo 3 gợi ý dưới đây.
1 – Mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản
Nhắc tới bảo hiểm thai sản, nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng đây là một loại bảo hiểm độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm thai sản chỉ là một quyền lợi bổ sung của bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe.
Trong trường hợp bản thân đang có dự định “thả bầu”, bạn nên mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản để được chi trả chi phí thăm khám trong quá trình mang thai và sinh con.
Ảnh minh họa
Để được chi trả và nhận quyền lợi ở mức tối đa khi mua bảo hiểm thai sản, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ khái niệm “thời gian chờ”. Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm thai sản hiện nay đều áp dụng mức thời gian chờ là 270 ngày. Điều này có nghĩa là nếu bạn sinh con trong vòng 270 ngày sau khi mua bảo hiểm thai sản, bạn có thể sẽ không được tối đa quyền lợi của bảo hiểm thai sản.
Chính bởi vậy, thời điểm hợp lý nhất để mua bảo hiểm thai sản chính là khoảng từ 1 – 1,5 tháng trước khi “thả bầu”, nhớ nhé!
2 – Lên kế hoạch tiết kiệm một khoản riêng phục vụ công cuộc bỉm sữa
Cần nhấn mạnh rằng đây là khoản tiết kiệm độc lập, chỉ dùng để phục vụ việc nuôi con chứ hoàn toàn không còn mục đích nào khác ở đây. Chính bởi thế, bạn cần tự mình làm rõ 3 vấn đề dưới đây:
- Mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ 100% hay kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?
- Khi hết 6 tháng nghỉ thai sản, có thể nhờ ông bà hỗ trợ trông cháu để mình đi làm lại không, hay sẽ phải thuê giúp việc?
- Mình muốn nuôi con theo kiểu “tiết kiệm tối đa” hay “chi mạnh hết mức”?
Tự làm rõ được những vấn đề này rồi, tự khắc bạn sẽ tìm ra được mức ngân sách cho việc nuôi con hàng tháng, từ đó biết được con số cần tiết kiệm ngay từ bây giờ để sẵn sàng đón thiên thần nhỏ.
Nhìn bát cháo cháy khét đặt trước mặt, tôi lập tức gọi điện cho bố đến đón về, bất chấp lời xin lỗi của chồng
Bát cháo cháy khét như giọt nước tràn ly, khiến tôi không còn sức chịu đựng nữa.
Trước khi lấy chồng, tôi là con gái cưng của bố mẹ. Vì là con gái duy nhất trong nhà nên tôi nhận được sự cưng chiều, yêu thương từ mọi người. Anh trai tôi dù lấy vợ rồi nhưng tháng nào cũng cho tôi tiền tiêu vặt. Chị dâu cũng thương tôi nên không bao giờ trách, thậm chí chị còn cho thêm để tôi muốn mua gì thì mua. Bố mẹ thì khỏi nói, họ cưng chiều tôi như trứng mỏng, tôi chỉ cần húng hắng ho, họ đã lo sốt vó lên.
Ấy thế mà khi lấy chồng, mọi thứ cứ như đảo ngược chiều. Chồng tôi vô tâm, không thương yêu vợ đã đành mà còn chê bai tôi vụng về, không biết nấu nướng, dọn dẹp. Tôi cũng nhận ra điểm thiếu sót của mình nên đã cố gắng khắc phục bằng việc tham gia khóa học nấu ăn, xem các video dọn dẹp hiệu quả rồi làm theo. 4 năm nay, tôi từ tiểu thư cành vàng lá ngọc biến thành một người phụ nữ của gia đình theo đúng nghĩa đen.
Nhưng chồng vẫn không hài lòng. Anh ta vẫn hay bới móc chuyện bố mẹ tôi trước đây không chấp nhận anh ta làm con rể, rồi nói sẽ hành hạ tôi cho ông bà xót. Nghĩ chồng say xỉn, tôi nhắm mắt giả ngơ giả điếc bỏ qua. Nhưng tôi chưa bao giờ kể cho chồng nghe chuyện mình được bố mẹ cho sẵn một lô đất; anh trai và chị dâu thì cho 500 triệu gửi ngân hàng. Đó là của hồi môn và cũng là đường lui của tôi nếu như hôn nhân đổ vỡ.
Chồng đem bát cháo khét đến cho tôi ăn. (Ảnh minh họa)
Hôm qua, tôi đau đầu, sốt cả ngày nên xin về sớm. Tôi gọi điện cho chồng, bảo anh ta tranh thủ về sớm để đón con, rồi mua cho tôi hộp cháo. Nhưng đến 7 giờ chồng mới về với lý do chở con đi dạo phố, gặp bạn bè nên ngồi uống cốc cà phê. Cháo cũng quên mua nên anh ta đi nấu cho tôi bát cháo trắng.
Nấu cháo mà mải mê chơi game nên nồi cháo bị khét, chỉ còn vớt lại được một ít trên bề mặt, chưa đầy một bát nhỏ mà chồng vẫn bưng lên cho tôi. Tôi bế con gái, nhìn bát cháo bốc mùi khét mà nước mắt rơi vì tủi thân và hối hận. Hồi kia, tôi cãi lời bố mẹ làm chi, để bây giờ chịu khổ, bệnh mà vẫn phải chăm con, đến bát cháo chồng nấu cũng chẳng nên hồn.
Tôi gọi điện cho bố, nói ông đến đón tôi về, tôi không muốn sống với chồng nữa. Lúc này, chồng tôi mới hốt hoảng lo sợ, vội vã xin lỗi và hứa sẽ nấu cho tôi bát cháo khác. Nhưng tất cả như giọt nước tràn ly, tôi không sao chịu đựng nổi nữa.
Bố và anh trai tôi đến đón mẹ con tôi về nhà ngoại. Chồng vẫn nhắn tin xin lỗi này nọ nhưng tôi không biết có nên tiếp tục hôn nhân nữa không? Nếu bố mẹ biết trong 4 năm qua, anh ta đã nói những điều không hay về ông bà thì chắc chắn sẽ không tha thứ. Tôi chỉ thương con còn nhỏ mà gia đình đổ vỡ thì tội con quá. Nên quyết định thế nào đây?
Nỗi khổ của cô vợ bị chồng 'đập tiền' vào mặt, chuyển khoản biếu bố mẹ vợ 50 triệu nhưng không cho vợ về ngoại ăn Tết Nghe chồng tuyệt tình như thế mà Loan sốc vô cùng. Nhiều người nói lấy được chồng giàu thì chả phải lo nghĩ gì, rằng "mỗi tháng anh cứ đập vào mặt em 50 triệu thôi là em phục vụ anh từ A đến Z". Nhưng sự thật có dễ dàng như thế? Thanh Loan (kết hôn 5 năm, sống tại Hà Nội)...