Thử nghiệm thuốc cổ truyền 3.000 năm cho bệnh nhân Covid-19
Các bệnh viện tại Vũ Hán, Trung Quốc, kết hợp y dược học cổ truyền với tây y trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona.
Bloomberg dẫn lời ông Wang Hesheng, tân Chủ nhiệm Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cho biết các bệnh viện ở Vũ Hán đã kết hợp y dược học cổ truyền Trung Quốc (TCM) với thuốc tây để chữa trị cho hơn một nửa số bệnh nhân nhiễm virus corona ở Hồ Bắc.
“Những nỗ lực của chúng tôi đã cho thấy tín hiệu tích cực”, ông Wang nói trong cuộc họp báo vào thứ 7 (15/2). Cùng với đó, 2.200 y bác sĩ hàng đầu về TCM tại Trung Quốc đã gửi được cử đến Hồ Bắc để nghiên cứu và điều trị bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp.
Theo đó, trong tiêu đề tin tức của Bloomberg, hãng tin đề cập đến phương thuốc cổ truyền 3.000 năm của Trung Quốc. Tuy nhiên, không có thêm thông tin cụ thể về thành phần của thuốc hay liều lượng điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Y dược học cổ truyền được sử dụng kết hợp với thuốc Tây trong điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Về phía TBS News, hãng đưa tin trước đó Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tuyên bố về chất lỏng từ cây kim ngân và thực vật có hoa có thể giúp chống lại virus corona. Điều khiến nhiều người đổ xô mua loạt thuốc này (Shuang Huang Lian). Tuy nhiên, phương thuốc vẫn còn là một nghi ngờ vì chưa có kiểm chứng cụ thể về tính hiệu quả.
AFP dẫn lời TS So Tsz-him, bác sĩ tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cho biết phương thuốc này là một loại thảo dược có tác dụng giải nhiệt, chúng thường xuyên được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng các theo lý thuyết của TCM như nhiễm trùng đường hô hấp, sốt cao, áp xe da…
Chưa có thuốc điều trị và vắc xin chống virus corona. Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Dù vậy, chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được tiến hành nên chưa thể kết luận Shuang Huang Lian có tác dụng chữa trị cho người bệnh Covid-19. Ngoài ra, Zhang Boli, thành viên ủy ban Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc còn khuyến cáo người sử dụng thuốc này sẽ gặp phải tác dụng phụ là tiêu chảy.
Đến thời điểm này, chưa có bất kỳ phương pháp điều trị hay loại vắc xin cụ thể nào được chứng minh chống lại virus corona gây Covid-19. Căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của 1.523 người Trung Quốc, lây nhiễm cho hơn 66.500 người.
Chỉ vài tuần sau khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi đưa ra các thử nghiệm trong điều trị và chế tạo vắc xin chống virus corona chủng 2019. Báo cáo đầu tiên là thử nghiệm thuốc của Gilead Science Inc. (Mỹ) từ đầu tháng 2.
Theo Zing
Đông y có thể giúp phòng chống viêm phổi cấp do virus corona?
Trong khi tây y vẫn chưa có phác đồ điều trị chính thức nào đối với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra thì nhiều người đặt câu hỏi liệu đông y - vốn được biết đến với những bài thuốc trị cảm cúm rất tốt - liệu có thể áp dụng cho việc phòng chống căn bệnh này.
Phóng viên Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc nhân dân, TS.BSCK II Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội để rõ hơn về vấn đề này.
- Thưa thầy thuốc, qua những biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng, ông có nhìn nhận, đánh giá như thế nào về bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona?
- Thực tế trong Đông y không có bệnh danh này. Tuy nhiên, xem xét qua bệnh cảnh lâm sàng có thể thấy căn bệnh này thuộc phạm vi chứng cảm mạo.
Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm). Trong đó, cảm cúm là nhóm bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện nhiều vào mùa đông và mùa xuân.
Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Hồng Siêm
Trước đây, đông y chỉ quan niệm bệnh cảm mạo là do phong hàn (trúng gió). Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh cảm cúm là do virus, mà virus gây cảm cúm lại có rất nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng lại gây những triệu chứng có thể giống nhau nhưng có thể khác nhau.
Các triệu chứng cảm cúm cổ điển thường là hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi... Nhưng hiện nay, bệnh cúm do virus corona lại khác, nó không gây chảy mũi, nghẹt mũi mà lại gây khô mũi. Chủng cúm cổ điển thì thường chỉ sốt nhẹ (chủ yếu viêm mũi, họng) nhưng chủng corona lại gây sốt cao (viêm phổi cấp).
Tức là mỗi một chủng virus khác nhau lại khác nhau cả về tổn thương vị trí lẫn triệu chứng, trước đây chỉ tổn thương đường hô hấp trên (mũi họng) thôi, nhưng bây giờ tổn thương sâu bên trong, đến cả viêm phổi, mà là viêm phổi cấp nữa.
- Từ những biểu hiện trên, đông y liệu có bài thuốc nào giúp điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus corona, thưa bác sĩ?
Đối với các bệnh cảm mạo thông thường hay cảm cúm, đông y có rất nhiều bài thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị.
Đơn giản nhất như dân gian có một vị thuốc phòng cúm rất phổ biến, hiệu quả là dùng tỏi. Hoặc nếu nhiễm phong hàn các cụ có nồi xông tinh dầu với các vị thuốc rất dễ tìm trong vườn như lá tre, lá sả, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô... sau khi xông ăn một bát cháo hành tía tô là khỏi.
Với bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona, Bộ Y tế cũng có gửi công văn cho chúng tôi hỏi. Tuy nhiên, như trên tôi đã nói, bệnh này rất phức tạp và nguy hiểm hơn so với các bệnh cảm cúm thông thường rất nhiều, có thể gây bệnh rất nhanh, cấp tính, thậm chí tử vong. Do đó, đông y chưa thể đưa ra một bài thuốc nào giúp điều trị triệt để. Nếu đưa ra theo kinh nghiệm mà chưa có một nghiên cứu rõ ràng thì có thể xảy ra tình trạng người dân cứ đi mua những vị thuốc đó uống, rất nguy hiểm.
Đốt bồ kết là một trong những phương pháp được nhiều người cho rằng có thể phòng virus corona
Như dịch sốt xuất huyết trước đây cũng vậy, đông y có nhiều bài thuốc rất tốt. Có những lương y trao đổi, xin phép Hội được làm việc với Sở Y tế, Bộ Y tế để dập dịch, phòng dịch bằng thuốc đông y, miễn phí hoàn toàn. Ý các cụ rất tốt. Nhưng thực tế sốt xuất huyết còn có thể gây xuất huyết trong, xuất huyết nội tạng, bệnh nhân có thể tử vong. Nếu các cụ chữa khỏi cả nghìn ca, nhưng nếu một ca tử vong thì sẽ làm sao? Đông y khó ở điểm đó, chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian mà chưa nghiên cứu khoa học cụ thể nào.
- Nhưng rõ ràng đông y có rất nhiều bài thuốc tốt có thể phòng chống các bệnh cảm cúm. Những bài thuốc này có thể áp dụng giúp phòng bệnh viêm phổi do virus corona hiện nay hay không thưa bác sĩ?
Theo đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường có hai yếu tố, một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thấp, thử, nhiệt xâm nhập cơ thể.
Trong đó vai trò của chính khí là rất quan trọng, nếu cơ thể có đủ sức đề kháng thì mầm bệnh không thể xâm nhập và gây bệnh được. Vì vậy, đông y có rất nhiều bài thuốc giúp tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng để phòng chông bệnh.
Người dân có thể dùng các bài thuốc như: Bài thuốc Ngọc bình phong tán: Hoàng kỳ 36g, Bạch truật 12g, Phòng phong 12g. Sắc 1 thang chia 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng bổ khí, cố biểu, chỉ hãn; Chủ trị khí hư tự hãn, dễ bị cảm mạo.
Hay bài thuốc Bảo nguyên khang, gồm Hoàng kỳ 12g, Nhân sâm 12g, Cam thảo 4g, Nhục quế 4g. Sắc chia 3 lần uống trong ngày. Tác dụng bổ khí ôn dương...
- Người dân đang lan truyền thông tin về việc đốt bồ kết xông nhà sẽ giúp phòng virus corona. Theo bác sĩ điều này có đúng không?
Trong đông y, quả bồ kết nằm trong chương thuốc Phát tán phong hàn và Khai khiếu. Nếu quả bồ kết đốt lên, saponin và các hợp chất khác có trong bồ kết thăng hoa, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc sẽ phát huy tác dụng chống mầm bệnh, hạn chế phát triển virus cúm.
- Xin cảm ơn bác sĩ!
Theo aninhthudo
Bệnh nhân ung thư nên ăn thế nào để khỏi 'nuôi khối u'? Thưa bác sỹ, bố tôi bị ung thư thận, phát hiện cách đây 5 năm và đã phẫu thuật cắt bỏ thận trái. Hiện tại bố tôi vẫn đi khám định kỳ đều đặn hàng năm. Nhưng thời gian gần đây bố tôi mệt nhiều, nhiều người nói do ông bị ung thư mà ăn uống không kiêng khem nên bệnh ngày càng...