Thử nghiệm thuốc chống giảm cân và mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư ở Anh sẽ thử nghiệm một loại thuốc được nghiên cứu để giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Các nhà nghiên cứu do Đại học Edinburgh (Anh) dẫn đầu sẽ bắt đầu tuyển dụng bệnh nhân ung thư để thử nghiệm loại thuốc mới làm giảm các triệu chứng của bệnh ung thư tiến triển để cuộc sống của các bệnh nhân nhẹ nhàng hơn.
Thử nghiệm loại thuốc mới khiến bệnh nhân ung thư dễ chịu hơn. Ảnh: Dailymail
Bermekimab là một hình thức trị liệu miễn dịch ngăn chặn một phân tử trong cơ thể có thể gây viêm và đau, và được cho là có liên quan đến tiến triển bệnh ung thư.
Bermekimab đã được theo dõi trong các thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư ruột tiến triển. Khi ung thư tiến triển, nó có thể chiếm quyền điều khiển hệ thống miễn dịch gây ra các triệu chứng khó chịu thay đổi cuộc sống cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Chúng bao gồm mất cảm giác ngon miệng và giảm cân, mất cơ bắp và mệt mỏi, đau và buồn nôn có thể làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn.
Bermekimab nhắm vào một phân tử của hệ thống miễn dịch gọi là IL-1alpha, một phần của họ cytokine interleukin-1 (IL-1). Cytokine là một nhóm các protein trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch và các phản ứng của nó, bao gồm viêm. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tạo ra các chất ức chế IL-1alpha để làm gián đoạn quá trình viêm và điều trị bệnh.
Tiến sĩ Barry Laird, giảng viên cao cấp về y học giảm nhẹ tại Viện Di truyền học của Đại học Edinburgh, cho hay: “Sử dụng liệu pháp miễn dịch để nhắm đến mục tiêu tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng ung thư là một cách tiếp cận mới. Nếu thành công, nó có khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh ung thư tiến triển”.
Thử nghiệm đã được phát triển cùng với Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia của Vương quốc Anh và Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia (NIHR). Nó mang đến hy vọng mới cho những bệnh nhân bị ung thư tiến triển.
Giáo sư Sam Ahmedzai, từ Nhóm Nghiên cứu Lâm sàng Chăm sóc Hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia, đã mô tả nghiên cứu này là một phương pháp mới triệt để.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Nhiều bệnh nhân ung thư ra nước ngoài được khuyên về Việt Nam điều trị
Theo GS Nguyễn Viết Tiến, không ít bệnh nhân ung thư khi ra nước ngoài, kể cả các nước tiên tiến, cũng được khuyên quay trở lại Việt Nam điều trị.
Tại hội nghị sơ kết triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung bướu sáng 7/7 tại Bắc Ninh, GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Y tế, cho biết ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, mỗi năm có 164.671 ca mới mắc và 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với căn bệnh này. Gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước.
GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Ảnh: T.H.
Theo Thứ trưởng Tiến, cách đây 20 năm, cả nước chỉ có 3 bệnh viện chuyên ngành và 14 khoa ung bướu, đáp ứng được 30% nhu cầu khám và điều trị.
Cách đây 5-6 năm, Bệnh viện K vẫn còn tình trạng quá tải trầm trọng, công suất giường luôn trên 300%, 3-4 bệnh nhân nằm ghép một giường.
Nhờ triển khai dự án bệnh viện vệ tinh và mở rộng thêm nhiều cơ sở mới, đến năm 2019, cả nước đã có 8 bệnh viện ung bướu, 69 trung tâm, khoa, đơn vị ung bướu, đáp ứng nhu cầu điều trị của người dân, chất lượng khám bệnh tốt hơn, người dân hài lòng hơn.
Ngoài ra, hiện nay, rất nhiều kỹ thuật khó, trong đó có chuyên ngành ung thư, đã được các bác sĩ Việt Nam triển khai ngang tầm thế giới.
"Không ít bệnh nhân ung thư khi ra nước ngoài, kể cả các nước tiên tiến cũng được khuyên quay trở lại Việt Nam điều trị. Đó là những thành công rất đáng ghi nhận", GS Tiến chia sẻ.
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết 5 năm qua, Bệnh viện K đã thiết lập được 17 bệnh viện vệ tinh, 11 bệnh viện tham gia dự án Đồng bằng sông Hồng và chỉ đạo tuyến, hội chẩn từ xa cho 30 bệnh viện, đào tạo gần 3.000 lượt bác sĩ, chuyển giao gần 300 kỹ thuật.
Các dự án này đã giúp rất nhiều bệnh viện tỉnh làm chủ được hàng loạt kỹ thuật điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật nội soi thực quản, phẫu thuật ung thư cổ tử cung hay xạ trị ung thư vú, ung thư buồng trứng. Điển hình, tại Bệnh viện Phú Thọ, trước đây, tỷ lệ chuyển tuyến lên tới trên 70% nhưng hiện nay chỉ còn dưới 1%. Nhờ bệnh viện vệ tinh, bệnh viện tuyến trung ương giảm quá tải, người dân không phải đi lại, giảm bớt gánh nặng về kinh tế.
Theo Zing
Nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh ung thư ở nam giới Nam giới thường không để ý đến những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư. Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, cần đến ngay cơ sở y tế. Ngực thay đổi: Nam giới thường không quan tâm đến ung thư vú, vì họ cho rằng đó chỉ là bệnh của phụ nữ. Thực tế, dù bệnh này phổ...