Thử nghiệm lâm sàng thuố.c điều trị ung thư tại Việt Nam
Mới đây, một loại thuố.c miễn dịch đường uống tiềm năng điều trị ung thư giai đoạn cuối đã được công bố triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn tại Việt Nam, với sự hợp tác của các nhà khoa học Mỹ.
Thông tin này mang đến niềm hi vọng mới cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân không còn đáp ứng với bất cứ phương pháp điều trị nào hiện có.
Khám, tư vấn bệnh nhân sàng lọc ung thư đại trực tràng. Ảnh: D.T.
Ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng
Ung thư là một trong những nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu tại Việt Nam, tạo ra gánh nặng lớn cho xã hội và mỗi gia đình người bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 120.000 người qua đời vì căn bệnh này. Trong đó, ung thư đại trực tràng có xu hướng gia tăng đáng kể và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Theo thống kê từ dự án Globocan của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới, với hơn 1,9 triệu ca mắc mới vào năm 2022. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư phổ biến thứ 4, với tỷ lệ mắc mới là 16.835 ca và tỷ lệ t.ử von.g do ung thư đại trực tràng là 8.454 ca. Globocan dự báo, đến năm 2045, tỷ lệ t.ử von.g do ung thư đại trực tràng riêng tại khu vực châu Á có thể tăng lên đến gần 80% so với hiện nay. Một trong những thách thức lớn trong điều trị ung thư đại trực tràng là bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ di căn cao.
PGS.TS.BS Phạm Văn Bình – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết: “Những nghiên cứu của WHO cũng như ở các nghiên cứu trong nước chứng minh điều trị ung thư khi chẩn đoán ở giai đoạn sớm mang lại kết quả tốt. Theo đó, bệnh nhân kéo dài hơn tối đa sự sống, chi phí điều trị thấp hơn. Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam nói chung và Bệnh viện K nói riêng trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng cho thấy, bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm chỉ chiếm 20 – 30%. Còn lại là 70 – 80% là giai đoạn muộn, tức là giai đoạn 3, giai đoạn 4″.
TS.BS Vũ Hữu Khiêm – Trưởng khoa Ung bướu (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội) nêu thực trạng: Thống kê cho thấy 15 – 30% bệnh nhân ung thư đại trực tràng mới được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn di căn, và 50 – 60% các trường hợp ung thư tại chỗ cuối cùng tiến triển thành di căn. Việc phát hiện muộn, ở giai đoạn bệnh nặng, khiến quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn chỉ đạt khoảng 10 – 20%.
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù hiện nay những hướng dẫn và khuyến cáo điều trị ung thư tại Việt Nam tương đồng với thế giới, nhưng các liệu pháp điều trị – đặc biệt là cho ung thư đại trực tràng di căn – vẫn còn nhiều hạn chế bởi tình trạng bệnh nặng, phát hiện ở giai đoạn muộn, khả năng đáp ứng điều trị không cao.
“Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho nhiều loại ung thư bao gồm ung thư đại trực tràng ở giai đoạn di căn. Dẫu vậy, theo thời gian phần lớn các trường hợp tế bào ung thư vẫn phát triển trở lại sau hóa trị, nguy cơ chuyển nặng hơn. Liệu pháp miễn dịch, một bước tiến đáng kể trong điều trị ung thư trong 10 năm qua trên toàn cầu, cũng chỉ có hiệu quả với khoảng 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn. Do đó, cả thế giới, đặc biệt là Việt Nam, đang rất cần những giải pháp cho 95% bệnh nhân còn lại, đặc biệt là những bệnh nhân không đáp ứng với các phác đồ điều trị hiện có” – BS Vũ Hữu Khiêm chia sẻ.
Video đang HOT
Người bệnh ung thư giai đoạn cuối sẽ có cơ hội tiếp tục được điều trị bằng thuố.c RBS2418 tại Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Ảnh: BVCC.
Thêm cơ hội sống cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối
Trước những thực trạng nói trên, nhiều loại thuố.c điều trị ung thư giai đoạn cuối, trong đó có ung thư đại trực tràng đã được triển khai nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới. Một trong số đó là thuố.c miễn dịch đường uống RBS2418 của Mỹ.
Đây là thuố.c miễn dịch đường uống mang tính tiên phong, với cơ chế “làm nóng” khối u, giúp hệ miễn dịch nhận diện và tiê.u diệ.t tế bào ung thư hiệu quả hơn. Khác với các phương pháp phức tạp trước đây, thuố.c được bào chế dưới dạng đường uống, dễ dàng sử dụng và giảm chi phí điều trị. Thuố.c đã được chứng minh an toàn trong suốt giai đoạn thử nghiệm tiề.n lâm sàng và không gây ra tác dụng phụ đáng kể với người bệnh ung thư trong chương trình thử nghiệm lâm sàng pha 1 tại hơn 10 bệnh viện và trường y khoa uy tín tại Mỹ.
Dữ liệu từ các nghiên cứu này cho thấy RBS2418 có hiệu quả tiềm năng chống lại sự tiến triển của khối u, cả khi sử dụng đơn lẻ và kết hợp với thuố.c ức chế chốt kiểm miễn dịch.
Đặc biệt hơn, loại thuố.c này mới đây đã được công bố triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 2A tại Việt Nam. Cụ thể, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cùng Viện Nghiên cứu Tâm Anh đã công bố triển khai Dự án VISTA-1 về thuố.c miễn dịch đường uống điều trị ung thư thế hệ mới RBS2418. Dự kiến, ở giai đoạn hiện nay, VISTA-1 sẽ thu tuyển 150 bệnh nhân tại cả Mỹ và Việt Nam. Tại Việt Nam, sẽ triển khai đầu tiên tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM, dự kiến mở rộng thêm tại 3 bệnh viện lớn khác trong thời gian tới.
BS Phương Lễ Trí – Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu Tâm Anh nhấn mạnh: VISTA-1 không chỉ là cơ hội quý giá cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng, mà còn là dịp để các bác sĩ, các nhà khoa học Việt Nam có thêm cơ hội học tập các quy trình nghiên cứu phát triển thuố.c mới rất chuyên nghiệp, nghiêm ngặt và ở một đẳng cấp cao. Đây là cột mốc quan trọng, khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm nghiên cứu y khoa khu vực và thế giới. Dự án không chỉ giúp bệnh nhân Việt Nam tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến mà còn góp phần nâng cao vị thế của ngành y tế nước nhà.
TS.BS Vũ Hữu Khiêm cho biết, để triển khai dự án nói trên, hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, chuyên khoa Ung bướu đã chính thức mở Phòng khám VISTA-1, sàng lọc bệnh ung thư đại trực tràng với chi phí khám bệnh là 0 đồng. Phòng khám VISTA-1 sẽ thu tuyển trong 2 năm, tập trung sàng lọc bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Để được tham gia thử nghiệm lâm sàng thuố.c RBS2418, người bệnh cần đáp ứng các tiêu chí ban đầu, bao gồm là bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn, có thể tự đi lại và tự ăn uống. Sau khi đáp ứng các điều kiện này, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám trực tiếp, sàng lọc và đán.h giá theo bộ tiêu chí cụ thể của Dự án VISTA-1 nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu nghiên cứu.
Theo TS Nguyễn Ngô Quang – Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha 2A đầu tiên và duy nhất trong thuố.c điều trị bệnh lý ung thư tại Việt Nam tính đến thời điểm này, đồng thời cũng là lần đầu tiên một xét nghiệm chỉ dấu sinh học mới được chuyển giao kỹ thuật ngay từ khi bắt đầu để thực hiện tại phòng xét nghiệm trung tâm cho tất cả các địa điểm nghiên cứu ở Việt Nam mà không phải chuyển mẫu về phòng xét nghiệm ở nước ngoài.
Dự án VISTA-1 không chỉ mang ý nghĩa to lớn đối với người bệnh ung thư khi được tiếp cận với thuố.c nghiên cứu ngay tại Việt Nam tương đương với người bệnh tại Mỹ, mà còn là bước tiến quan trọng cho ngành y tế và khoa học đổi mới, đột phá tại Việt Nam khi đã sẵn sàng đáp ứng các điều kiện để có thể tiếp nhận, triển khai các nghiên cứu lâm sàng ở giai đoạn rất sớm như pha 2A chứ không chỉ nghiên cứu ở các giai đoạn 3 như trước đây.
Dự án cũng khẳng định năng lực nghiên cứu và phát triển khoa học của nền y học Việt Nam, nâng cao vị thế Việt Nam trong môi trường y khoa quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận sớm với các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến cho người dân. Việc tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng quốc tế như VISTA-1 cũng giúp Việt Nam thiết lập được cơ sở dữ liệu điều trị trên người Việt Nam, góp phần hoàn thiện hồ sơ thuố.c mới và là điều kiện quan trọng để có thể thúc đẩy quá trình cấp phép lưu hành thuố.c mới sau này tại Việt Nam.
Thông tin từ Viện Nghiên cứu Tâm Anh, thử nghiệm lâm sàng thuố.c RBS2418 được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 đán.h giá tính an toàn của thuố.c trên một nhóm nhỏ người bị các bệnh ung thư mô đặc khác nhau và đã, đang thực hiện thành công tại Mỹ. Giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng thường được chia thành hai pha nhỏ: 2A và 2B, mỗi pha có mục tiêu và quy mô khác nhau. Giai đoạn 3 so sánh hiệu quả của thuố.c mới với phương pháp điều trị tiêu chuẩn trên một nhóm bệnh nhân lớn. Giai đoạn 4 theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ lâu dài của thuố.c sau khi được cấp phép lưu hành và áp dụng trong thực tế. Trong quá trình nghiên cứu và phát triển một loại thuố.c mới, thử nghiệm lâm sàng đóng vai trò then chốt để đán.h giá tính an toàn và hiệu quả của thuố.c trên người.
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Xin chào bác sĩ, người nhà tôi mắc ung thư đại tràng giai đoạn 1B đã phẫu thuật và hóa trị. Xin bác sĩ tư vấn tiên lượng người bệnh như thế nào? (Nguyễn Hà Duyên - Hải Phòng).
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đức Cảnh - Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội) tư vấn:
Ung thư là bệnh ác tính, nguy hiểm, nguy cơ tái phát cao nhưng "chìa khóa vàng" để điều trị thành công là giai đoạn mắc. Bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu, khối u còn khu trú tại vị trí khởi phát, chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc cơ quan xa sẽ mang lại một cơ hội cho bệnh nhân trong việc kiểm soát, điều trị.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng quyết định thời gian sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu là liệu pháp điều trị có hiệu quả hay không.
Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân được chẩn đoán kịp thời, điều trị đúng phương pháp, khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Thực tế, tại các cơ sở điều trị ung thư đã ghi nhận nhiều trường hợp sống thêm 10, thậm chí là 20 năm sau khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
Bác sĩ Cảnh nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi người mắc ung thư giai đoạn sớm có thể sống được bao lâu, bạn cần hiểu rõ thêm các điều kiện trên. Khi điều trị đúng phác đồ khoa học đã nghiên cứu, bệnh nhân hoàn toàn có thể kéo dài tuổ.i thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các yếu tố đán.h giá mức độ ung thư để tiên lượng cho giai đoạn sớm:
Loại mô phát triển ác tính thể giải phẫu bệnh, mức độ biệt hóa tế bào
Phương pháp điều trị bệnh, triệt căn, bài bản đúng phác đồ
Thể trạng cá nhân và bệnh lý nền của người bệnh
Người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định và khám theo dõi định kỳ của bác sĩ.
Điển hình như ung thư vú là bệnh ung thư đứng hàng đầu ở nước ta hiện nay cũng như trên toàn thế giới, tiên lượng cho bệnh nhân rất khả quan nếu được phát hiện sớm. Ở giai đoạn rất sớm (giai đoạn 0), tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 96%. Ở giai đoạn I, khi khối u vẫn còn nhỏ, chưa lan ra mô lân cận, tỷ lệ sống sau 5 năm đạt khoảng 92%.
Ung thư đại trực tràng phổ biến ở cả nam và nữ tại nước ta. Bệnh xảy ra ở đại tràng và trực tràng. Ở đoạn đầu mắc bệnh, các triệu chứng ở hệ tiêu hóa khá mơ hồ. Một trong số đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và thay đổi thói quen đại tiện bất thường. Nếu ca mắc đi khám, bác sĩ phát hiện giai đoạn sớm, cơ hội điều trị rất tốt.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở giai đoạn I, cơ hội sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng khoảng 92%, ung thư trực tràng có tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 87%.
Nếu phát hiện sớm nhưng không điều trị đúng, bệnh sẽ di căn tiến triển, tế bào ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các cơ quan khác như gan, phổi, não, xương, hạch bạch huyết,... việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, các chuyên gia y tế đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời để nâng cao cơ hội sống, chất lượng điều trị cho người bệnh.
Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này Ung thư là căn bệnh khó chẩn đoán sớm, nhưng bằng cách chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là ở tay và chân, bạn có thể phát hiện sớm các triệu chứng tiềm ẩn. Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng...