“Thử nghiệm” kiểu… ném tiền qua cửa sổ!
Cái giá phải trả cho bài học “thất bại là mẹ thành công” liên quan tới “gương mặt” cầu Thăng Long hơn 90 tỷ đồng mà dưới góc nhìn của một vị Thứ trưởng GTVT chỉ là… phí thử nghiệm, khiến dân lại một lần nữa phải kêu trời vì tư duy tiêu “tiền chùa”!
Mặt đường cầu Thăng Long dùng công nghệ (Mỹ) đã tốt hơn (ảnh: Sỹ Lực, nguồn: Tiền Phong)
Tư duy tiêu “tiền chùa”…
Đã nhiều lần khiếp vía với những con số toàn chục tỉ, trăm tỉ…liên quan tới các dự án của ngành GTVT vốn đã bị mang tiếng là mới làm đã hỏng, làm đầu này, sửa đầu kia… nay dân tình càng tá hỏa trước cách “thử nghiệm” không khác gì đốt tiền thuế của dân, theo như lý giải của Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường: “Trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có khoản tiền để đầu tư thử nghiệm…” khi nói về việc mặt cầu Thăng Long vừa được sửa chữa tốn gần 91 tỷ đồng, nhưng mới qua khai thác vài tháng đã lại hư hỏng:
“Tiêu tiền của dân – sướng thật!” – Ykienlaonong tridien:ykienlaonong@gmail.com
“… Cứ bảo tại sao ngân sách hết tiền? Mấy công trình thử nghiệm của các ông xong… coi như là ngân sách mất trắng mấy trăm tỷ!!!” – Trần Kiên: trungkienttmc@gmail.com
“Thêm 1 cách thử nghiệm miễn sao… đốt cho hết thuế dân đóng là được??? Haizz!!!” – Nam: lehoainam2666@gmail.com
“… Thử bỏ ra 9 triệu tiền túi cho dân thử nghiệm xem các ông có dám không nào, sao đem 90 tỷ tiền thuế của người dân chúng tôi ra “thử nghiệm” nhẹ nhàng thế?…. Cuối năm các ông họp, có kiểm điểm, phê bình và tự phê bình thì vẫn… ông nào cũng tốt, ông nào cũng hay???” – Hieu Pham: hieu_lhp@yahoo.com
Video đang HOT
“Thế mặt cầu Thăng Long ttrước khi chưa sửa theo công nghệ Đức là do ai làm, công nghệ nào mà dùng tốt thế? Có cần phải công nghệ nào khác không, hay là “lợn lành chữa thành lợn què” rồi áp dụng các công nghệ sửa chữa sao cho càng tiêu nhiều tiền càng tốt? Theo tôi vấn đề là cái TÂM của người cầm cương…” – Nguyễn Anh Nam: namna1950@yahoo.com
“… Sao thử nghiệm kiểu chết người rồi mới rút kinh nghiệm? Chưa một quốc gia nào lại làm như thế này, thật là một điều mà không ai tưởng tượng ra được. Cứ vứt tiền qua cửa sổ thế xem có mất không…. Đành ràng khoa học nhưng không ai lại đem đốt gần 91 tỉ như thế này… Phá hoại nhiều quái, các nước có đâu làm kiểu này? Người ta phải thử từ những mất mát thấp nhất, đây đem 91 tỉ ra thử thì hỏi giỏi giang gì kiểu đó, chưa nói đến trách nhiệm…” – Hùng Anh: hunganh@maile.com.vn
“Tôi thấy nói cứ như là… tiền trên trời rơi xuống để cho các ông thử nghiệm ấy… Các vị có chịu đi làm không công 2 năm để lấy tiền thử nghiệm được không, mà đòi lấy tiền của dân đóng thuế ra thử nghiệm? Nếu thử nghiệm không được, lần sau chắc phải gấp 3 thế nữa để thử nghiệm công nghệ khác cao hơn ? Lần này sửa chữa là lần thứ bao nhiêu rồi, các vị thống kê cho dân xem hết bao nhiêu tiền vào vụ này rồi? Thật là không biết nghĩ cho dân ….” – Nam: ngnam@gmail.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
… Rất khác tư duy tiêu tiền nhà
Có thể con số chục tỉ, trăm tỉ, thậm chí ngàn tỉ vẫn là… chưa thấm vào đâu so với cách tư duy tiêu “tiền chùa” vì những mục đích rất “vĩ mô” của những người được dân gọi là: “đại gia đời mới” bất chấp VN vẫn là nước nghèo. Nhưng với dân, nhất là là những người trực tiếp làm ra hạt lúa củ khoai nuôi sống con người, thì mỗi đồng tiền làm ra đều trĩu nặng mồ hôi, công sức…
“Thôi đừng thí nghiệm kiểu đó, các bác ơi! 90 tỷ có phải là đất cát đâu, tiền thuế của dân còng lưng đóng cả đấy. Vài chục bác thí nghiệm như thế thì đất nước chắc chả còn gì. Các bác thử đem tiền nhà làm thí nghiệm như thế xem có đau xót không?” – Congphuonghd: congphuongkh@gmail.com
“Bác Thứ trưởng này nói hay thật! Bà con nông dân chắt chiu từng hạt lúa, lá rau, quả trứng mới có được đồng tiền góp vào. Cùng với đóng góp của bao nhiêu doanh nghiệp, người lao động mới nộp thuế được 91 tỷ. Vậy mà bác Thứ trưởng bảo là đem ra thử nghiệm chỉ để tránh lần sau không bị lặp lại. Thế thì khoa học kỹ thuật còn để làm gì? Các kỹ sư, tiến sỹ, giáo sư đi đâu hết rồi… Một năm trả tiền lương cho các danh hiệu tiến sỹ, giáo sư để rồi xã hội và người dân lại phải làm… vật cho các thí nghiệm ấy ư???!!! Còn bao nhiêu dự án thí nghiệm nữa ra đời? Đau xót quá!… Tôi thấy nói thế thật không có trách nhiệm với hạt thóc, mớ rau, con gà… của nhân dân góp xây dựng đất nước” – Nguyễn Đình Thuận: thang_nguyen342@yahoo.com
“Chưa thấy nước nào đi lấy hàng chục tỷ chỉ để thử nghiệm 1 công trình dân sự như thế này cả, VN giàu thật! Nếu thử nghiệm chỉ cần làm trên 1 quy mô nhỏ hơn với điều kiện mô phỏng tương đối giống là OK rồi. Chỉ có VN ta mới có cái kiểu làm láo báo cáo hay thế này” – ABC: abc@gmail.com
“Hơn 90 tỷ!!! Không thể tưởng tượng lại có thể nói như thế. Tiền ngân sách đấy… Hơn 90 tỷ chứ không phải 90 xu đâu, là 60 ngàn tháng lương tối thiểu đấy, hoặc 01 người lao động phải làm việc trong… 5.000 năm không ăn uống gì để có hơn 90 tỷ cho các vị thử nghiệm đấy, thưa ông!” – Bùi Bá Hậu: buibahau@gmail.com
“Quả là vụng chèo khéo chống. Cứ nói như Thứ trưởng thì dự toán cho công trình nào cũng cần phải có thêm hạng mục “tiền cho thử nghiệm” để rút kinh nghiệm? Lại thêm một sáng kiến tiêu tiền của dân” – Dương An: dngtoan@ymail.com
“90 tỷ phí thử nghiệm, nghe sao xót xa quá! Đúng là “những người thích đùa”. Chẳng biết Thứ trưởng có nói nhầm không?” – Nguyễn Hồng Việt: hongvietlk@yahoo.com
“Các ông chỉ vụng chèo khéo chống. Đây không phải phát minh hay sáng kiến khoa học gì mà nói để thử nghiệm? Sao không làm giống như những nước khác người ta đã làm ấy, đường của họ bao năm có hỏng, có vá víu lồi lõm như ở ta đâu mà tự nhiên phải nghĩ ra cái cách mới để thử nghiệm với hơn 90 tỷ lãng phí? Chúng tôi cứ phải è cổ ra đóng thuế cho những cái thử nghiệm của các ông thế này đây!!?” – Thành: thanhve@gmail.com
Chẳng cần có phát động cuộc thi, dân ta cũng đã tự động viết tiếp đoạn kết còn để ngỏ cho cách thử nghiệm… đốt tiền này:
“Ngụy biện. Đề nghị mời tư vấn Đức về kiểm tra xem đúng chưa? Quốc hội đang bàn về luật chống lãng phí đó…” – Lê Minh:minh.nghison@gmail.com
Theo Dantri
Chi tiếp nhiều chục tỷ sửa mặt cầu Thăng Long
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết mặt cầu Thăng Long trong những tháng gần đây lại hư hỏng nặng và đề xuất chi 18,4 tỷ đồng để sửa chữa riêng phần đường dẫn, còn kinh phí sửa chữa phần mặt cầu sẽ do Bộ Giao thông chi...
Mặt cầu Thăng Long liên tục bị hỏng nặng dù đã được sửa chữa nhiều lần - ảnh: VnE
Hiện trạng mặt cầu Thăng Long những tháng gần đây đã hư hỏng nặng, mặt cầu bị lún trượt tạo gồ phần kết cấu mặt bê tông nhựa, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, cản trở lưu thông tuyến huyết mạch Hà Nội đi sân bay Nội Bài và tuyến quốc lộ 2.
Trước tình trạng đó, hôm 30/9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có công điện gửi Tổng cục Đường Bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẩn trương kiểm tra hiện trường, kịp thời sửa chữa, khắc phục hư hỏng mặt cầu. Theo đó, Tổng cục Đường Bộ Việt Nam sửa chữa phần mặt cầu trên nhịp dàn thép, còn Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sửa chữa phần mặt cầu trên các nhịp dẫn hai đầu cầu.
Về việc này, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân vừa cho biết, sau khi kiểm tra, khảo sát tổng thể mặt cầu Thăng Long cho thấy, có 14.500m2 mặt cầu (phần dàn thép) và 22.000m2 mặt cầu (phần cầu dẫn) cần được sửa chữa gấp.
Về việc sửa chữa cho 14.500m2 mặt cầu phần dàn thép, ông Tân cho biết, sẽ theo công nghệ được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và kinh phí cũng do Bộ Giao thông Vận tải bố trí.
Riêng phần dầm bê tông mặt cầu dẫn do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sửa chữa sẽ dùng kinh phí do Thành phố Hà Nội bố trí. Với phần này, Sở Giao thông Vận tải đề nghị Thành phố chấp thuận cho sửa chữa với kinh phí tạm tính là 18,4 tỷ đồng, được trích từ nguồn kinh phí bảo trì đường bộ năm 2013.
Như vậy, nếu cộng cả kinh phí sửa chữa phần dàn thép mặt cầu do Bộ Giao thông Vận tải chi thì số tiền để sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này sẽ lớn hơn con số 18,4 tỷ rất nhiều.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Dân nên chấp nhận hỏng đâu sửa đó, sửa đâu hỏng đó Để sửa được triệt để hiện tượng lún hỏng mặt cầu Thăng Long cũng như cầu cạn vành đai 3 sẽ rất tốn kém, khó khẳng định chất lượng. Có khi càng sửa càng hỏng, sửa xong lại hỏng nhanh hơn. Người dân nên chấp nhận cứ đi, hỏng đâu sửa đó, sửa đâu hỏng đó. Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ...