Thu ngân sách tăng khá, đẩy mạnh hỗ trợ nộp thuế qua mạng
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến cuối tháng 3/2020, số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt hơn 339.000 tỷ đồng, bằng 27% so với dự toán pháp lệnh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù số thu thuế có tăng nhưng cũng đã xuất hiện những dấu hiệu khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID-19.
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên thế giới khiến Việt Nam bị ảnh hưởng, doanh nghiệp gặp khó khăn. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Ông Nguyễn Đức Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ (Tổng cục Thuế) cho biết: Để có được kết quả trên, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế triển khai dự toán thu ngay từ ngày đầu, tháng đầu, phấn đấu tăng thu 7% so với dự toán được Quốc hội giao; giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2020 cho cục thuế; kiểm tra, rà soát toàn bộ số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để đưa vào quản lý thuế, xác định chính xác số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, số doanh nghiệp báo ngừng hoạt động để có giải pháp quản lý phù hợp.
Theo Tổng cục Thuế, quý I/2020 là thời điểm người nộp thuế phải thực hiện quyết toán thuế nên ngành thuế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường hỗ trợ người nộp thuế qua mạng; tổ chức tháng hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế thông qua nhiều hình điện thoại, email, hỗ trợ trực tuyến qua Facebook, Youtube… Hướng dẫn người dân và doanh nghiệp gửi hồ sơ quyết toán thuế qua bưu điện; thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) bằng hình thức trực tuyến qua cổng thông tin của Tổng cục Thuế để tránh tập trung đông người, làm lây lan dịch bệnh.
Để chống thất thu NSNN, Tổng cục Thuế đã yêu cầu cơ quan thuế các cấp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), tăng cường công tác quản lý hóa đơn bán hàng; giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2020 cho các cục thuế, mục tiêu thu tối thiểu 80% số tiền nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019 chuyển sang và giảm số tiền nợ thuế xuống dưới 5% số thu NSNN năm 2020.
Video đang HOT
“Dù dịch bệnh nhưng kết quả thu quý I/2020 đạt khá cơ bản là do kinh tế quý IV/2019 tăng trưởng khá. Tuy nhiên, diễn biến thu qua các tháng có dấu hiệu giảm dần do tình hình dịch bệnh CoVID-19. Một số nguồn thu lớn có tốc độ giảm nhanh như: thuế giá trị gia tăng – GTGT từ mức tăng 8% của quý IV/2019, trong 2 tháng đầu năm tăng 4,7%, đến tháng 3 chỉ tăng 4,5%, tính chung lũy kế 3 tháng tăng 2,5%; thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) từ mức tăng 9,5% của quý IV/2019, 2 tháng đầu năm 2020 tăng 8,6%, lũy kế 3 tháng chỉ tăng 4,6%; thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tháng 12/2019 tăng 15,6%, tháng 1/2020 tăng 14,2%, 2 tháng đầu năm 2020 tăng 17,1%, lũy kế 3 tháng chỉ còn tăng 14%…”, ông Nguyễn Đức Huy nói.
Đặc biệt, kể từ tháng 3/2020, số thu ngân sách theo Tổng cục Thuế đã có ảnh hưởng rõ nét với mức giảm càng ngày càng lớn. Điều này báo hiệu những khó khăn cho công tác thu ngân sách trong những tháng tiếp theo.
Trước tình hình này, phía Tổng cục Thuế cho biết, tất cả các khâu nghiệp vụ đều được thực hiện khá nghiêm túc. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN. Công tác quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, cơ quan thuế các cấp đã tập trung kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; số lượng doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán, đảm bảo đưa vào quản lý thuế đối với 100% doanh nghiệp có kinh doanh; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, khai, nộp thuế của doanh nghiệp.
Đồng thời, cơ quan thuế đã xác định chính xác đối tượng, điều chỉnh mức thuế khoán phù hợp với thực tế kinh doanh, chống thất thu NSNN. Báo cáo cho thấy, 3 tháng đầu năm toàn quốc có 30.227 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 1.732 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2019; có 21.031 doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh, tăng 1.947 doanh nghiệp; có 14.310 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 1.066 doanh nghiệp; có 8.790 doanh nghiệp khôi phục kinh doanh, tăng 212 doanh nghiệp. Đến ngày 19/3, toàn quốc có 766.512 doanh nghiệp đang kinh doanh, tăng 8.979 doanh nghiệp (1,19%) so với thời điểm cuối năm 2019.
Bên cạnh quản lý chặt chẽ việc kê khai, nộp thuế, công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách cũng được Tổng cục Thuế đặc biệt quan tâm. Báo cáo cho thấy, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện được 7.056 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra được 74.086 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là hơn 15.561 tỷ đồng. Trong đó, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 17 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 139,33 tỷ đồng; giảm lỗ 659,48 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 781,83 tỷ đồng.
Công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng có những kết quả khả quan. Trong 3 tháng đầu năm 2020, cơ quan thuế các cấp đã thu hồi được 7.870 tỷ đồng, bằng 19,4% nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 5.257 tỷ đồng, thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 2.613 tỷ đồng.
Cùng với việc quản lý chặt nguồn thu, chống thất thu NSNN do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã tham mưu, đề xuất các giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.
“Tổng cục Thuế đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tổ chức rà soát tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh đến từng lĩnh vực, ngành nghề để tham mưu cho Chính phủ ban hành các giải pháp hỗ trợ về thuế, tiền thuê đất cho những đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, đã tham mưu cho Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành gói hỗ trợ doanh nghiệp với số tiền trên 80.000 tỷ đồng”, ông Nguyễn Đức Huy nói.
M.Phương
EU thông qua biện pháp giải ngân lập tức các quỹ đối phó dịch COVID-19
Ngày 30/3, Hội đồng châu Âu đã thông qua 2 văn bản luật cho phép giải ngân nhanh chóng các quỹ từ ngân sách của Liên minh châu Âu để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Frankfurt am Main, Đức. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phóng viên TTXVN tại Brussels đưa tin, ngày 30/3, Hội đồng châu Âu (EC) đã thông qua 2 văn bản luật cho phép giải ngân nhanh chóng các quỹ từ ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Với quyết định mới nhất này, châu Âu đã cùng lúc sửa đổi các quy tắc của Quỹ cấu trúc và đầu tư (ESI) và đồng thời cho phép mở rộng phạm vi của Quỹ đoàn kết của EU (FSE).
Sáng kiến đầu tư cho việc đối phó với COVID-19 sẽ cho phép các quốc gia thành viên được tiếp cận số tiền 37 tỷ euro từ các quỹ gắn kết cho mục đích nâng cao năng lực hệ thống y tế cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kích hoạt các chương trình thất nghiệp bán phần và giúp duy trì các dịch vụ thiết yếu. Khoảng 8 tỷ euro trong tổng số tiền trên đến từ khoản tài trợ trước đó nhưng chưa được sử dụng trong năm 2019 của Quỹ cấu trúc và đầu tư.
Biện pháp mới cho phép các quốc gia thành viên có thể chi những khoản chưa sử dụng để giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch thay vì hoàn trả cho ngân sách của EU. Một khoản bổ sung trị giá 29 tỷ euro cũng sẽ được ứng cho các khoản tín dụng đáo hạn trong năm.
Những khoản ngân sách trên được bố trí từ ngày 1/2/2020 và đã sẵn sàng để trang trải các chi phí phát sinh trong mục đích cứu người và bảo vệ công dân. Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng được quyền linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi giữa các chương trình thuộc chính sách gắn kết nhằm điều chuyển các nguồn lực trong trường hợp cần thiết.
Hội đồng châu Âu cũng sửa đổi phạm vi áp dụng của Quỹ đoàn kết của EU để bổ sung các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng, bên cạnh nội dung trước đó về thảm họa tự nhiên. Quyết sách mới sẽ giúp các quốc gia thành viên và các quốc gia trên đường gia nhập đáp ứng nhu cầu tức thời của người dân trong đại dịch COVID-19./.
Gói 80.000 tỷ hỗ trợ các ngành nghề ảnh hưởng của Covid-19 sẽ có thêm nhiều đối tượng Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bản dự thảo lần này không chỉ bổ sung nhiều ngành được gia hạn thuế mà số tiền đề xuất gia hạn nộp thuế cũng tăng gần 2,5...