Thu ngân sách nhà nước ước đạt 66,7% dự toán
Chiều ngày 7/7, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và chỉ đạo hội nghị.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh tư liệu: Phạm Kiên/TTXVN
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế đến hết tháng 6, thu ngân sách nhà nước ước đạt 941,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán, theo phân cấp, thu ngân sách trung ương đạt 66,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt xấp xỉ 67% dự toán.
Tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển đạt 28,6%, chi thường xuyên đạt 45,8%, chi trả lãi đạt 50,1% dự toán.
Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân.
Kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong 6 tháng đầu năm thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng; trong đó: số tiền gia hạn khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,5% số dự kiến gia hạn (135 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách; số tiền miễn, giảm khoảng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35,8% trên tổng số dự kiến miễn, giảm (90,5 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách.
Video đang HOT
Bộ Tài chính cũng cho biết, quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp được tăng cường; điều hành giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, ổn định đời sống của người dân; kiểm soát lạm phát lạm phát theo mục tiêu.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, về tổng thể tiến độ thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt khá, nhưng một số khoản thu và địa bàn tiến độ đạt thấp, nợ đọng thuế có xu hướng tăng; tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, quản lý thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, kinh doanh xuyên biên giới, diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước chậm; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, đặc biệt là vốn đầu tư ngoài nước, chưa tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; việc triển khai bán cổ phần thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp không đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng thừa nhận, thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng “ nóng”, tiềm ẩn nhiều rủi ro; tình hình tài chính của một số doanh nghiệp phát hành còn hạn chế, một số doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích.
Bộ Tài chính cũng chỉ ra nguyên nhân của nhưng hạn chế trên là do hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp phát sinh nợ thuế.
Cùng với đó, một số bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong chuẩn bị triển khai dự toán chi ngân sách nhà nước được giao; việc áp dụng các chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm, muộn trong phân bổ dự toán ngân sách còn chưa nghiêm.
Ngoài ra, cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp chậm, do một số vướng mắc trong việc xây dựng và phê duyệt phương án sử dụng đất của các địa phương đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, định giá tài sản; đồng thời, trong triển khai ở một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt
Do đó, Bộ Tài chính cho rằng cần phân tích, dự báo kịp thời, diễn biến tình hình, có các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; rà soát, kịp thời báo cáo, kiến nghị xử lý những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu.
Miễn, giảm, giãn thuế phí, tiền thuê đất gần 40.000 tỷ đồng
Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) diễn ra chiều 7/7, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2022, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được Bộ Tài chính gia hạn, miễn, giảm là gần 40 nghìn tỷ đồng.
Kết quả tích cực từ phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước đã giúp Việt Nam củng cố xếp hạng tín nhiệm Quốc gia. Ảnh: BTC.
Trong bối cảnh Việt Nam gặp nhiều khó khăn do COVID-19, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng gói hỗ trợ về tài khóa cho người dân và doanh nghiệp.
Ngay sau khi Nghị quyết số 43/2022/QH15 được ban hành, Bộ Tài chính đã khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, trong đó quy định giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều đối tượng doanh nghiệp và một số chính sách khác. Dự kiến việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế có thể khiến ngân sách hụt thu khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Dự kiến giảm thu NSNN khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng; trình Chính phủ ban hành Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022. Dự kiến doanh nghiệp, người dân sẽ được giảm nghĩa vụ khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120 giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí, áp dụng kể từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022. Dự kiến số tiền phí, lệ phí mà doanh nghiệp, người dân được giảm khoảng 900 tỷ đồng; tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn dự kiến trong năm nay khoảng 135 nghìn tỷ đồng.
Với hàng loạt chính sách miễn, giảm, theo Bộ Tài chính số tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân năm 2022 sẽ là khoảng 225,5 nghìn tỷ đồng (gồm số giảm thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn). Cụ thể: Số tiền được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 90,5 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, lũy kế đến hết tháng 6/2022, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt 941,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán, theo phân cấp, thu ngân sách Trung ương đạt 66,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt xấp xỉ 67% dự toán. Tổng chi NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 28,6%, chi thường xuyên đạt 45,8%, chi trả lãi đạt 50,1% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh nguồn thu NSNN chịu nhiều tác động bởi COVID-19, vừa chịu sức ép từ suy giảm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa giảm thu do thực hiện các giải pháp hỗ trợ, trong khi đó vẫn phải đảm bảo nhu cầu chi NSNN cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và đặc biệt việc tăng nhu cầu chi về an sinh xã hội, chi cho công tác phòng chống dịch bệnh... đã tạo ra thách thức lớn với cân đối NSNN.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn luôn xác định đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho NSNN.
Thời gian tới, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng cơ cấu lại ngân sách; theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp; đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng cơ cấu lại ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.
Vĩnh Long thu ngân sách 6 tháng đạt 53,5% Theo Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 2.627 tỷ đồng, đạt 53,5% dự toán năm, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2021. Cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh minh họa: Thái Thuần/TTXVN...