Thu ngân sách công bố vênh 51 nghìn tỷ đồng vì sao?
Số liệu thu ngân sách do Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê công bố chênh nhau hơn 51 ngàn tỷ đồng.
Bộ Tài chính tổ chức họp báo chiều 02/07/2016.
Theo số liệu mới nhất được Bộ Tài chính công bố ngày 02/07/2016, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 476,8 nghìn tỷ đồng, bằng 47% dự toán năm, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Về chi NSNN, Bộ Tài chính ước đạt 562,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán năm, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015, cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao.
Tuy nhiên, trước đó chỉ 3 ngày, ngày 30/6 Tổng cục Thống kê công bố tổng thu NSNN từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2016 ước tính đạt 425,6 nghìn tỷ đồng, bằng 42% dự toán năm. Trong đó thu nội địa đạt 343,8 nghìn tỷ đồng, bằng 43,8%; thu từ dầu thô 17,7 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 63,0 nghìn tỷ đồng, bằng 36,6%.
Như vậy, số thu NSNN được công bố bởi Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê có sự vênh nhau lên đến 51,2 nghìn tỷ đồng với mức lớn hơn thuộc về con số do Bộ Tài chính công bố.
Video đang HOT
Tại buổi Họp báo Sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính, ông Đào Xuân Tuế, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) lý giải: “Sở dĩ có sự chênh lệch này là do con số của Tổng cục Thống kê là số lũy kế từ đầu năm đến ngày 15 tháng 06. Còn con số do Bộ Tài chính công bố là số lũy kế ước tính đến ngày 30 tháng 6. Do thời gian cách nhau nửa tháng, nên việc vênh nhau về số liệu giữa hai cơ quan là điều bình thường,”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cũng khẳng định hoàn toàn không có số liệu khác nhau giữa hai cơ quan, việc khác nhau chẳng qua là thời điểm lấy số liệu khác nhau chứ không phải là không chính xác.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, mức tăng 6,1% số thu NSNN trong 6 tháng đầu năm là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong 2 năm gần đây. Trong đó, thu nội địa đat 48,8% dự toán năm, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2015; thu dầu thô đạt 37,2% dự toán năm, giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2015; thu xuất nhập khẩu đạt 41,9% dự toán, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Tiến độ thu ngân sách địa phương đạt khác so với dự toán và tăng so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung, thu ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm đạt khoảng 55% dự toán, trong đó có 45 địa phương thu đạt từ 50% dự toán năm trở lên, 57 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên cũng có một số địa phương tiến độ thu đạt thấp so với dự toán được giao. Trong khi đó, thu ngân sách trung ương thấp, mới đạt khoảng 42% so với dự toán năm và thấp hơn so với tiến đô thu cùng kỳ năm trước (đạt 46,3%), chủ yếu do giá dầu thô giảm và thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm đã sử dụng khoảng 2.900 tỷ đồng nguồn dự phòng ngân sách trung ương, chủ yếu để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai, xử lý sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở một số tỉnh miền Trung.
Theo_24h
Sẽ tiếp tục tăng thu thuế phí
yêu cầu các địa phương trong các kế hoạch thu trình Bộ không lấy con số tăng thu 8% thông thường lâu nay để "phấn đấu".
Cùng với chỉ đạo trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Tuấn Anh cho biết, thu nội địa sẽ phải phấn đấu tăng 10% mỗi năm từ mức 8% mà các địa phương "đăng ký" trong giai đoạn 5 năm tới để đảm bảo ngân sách nhà nước.
Ông Tuấn cho biết, nhiệm vụ năm 2016 của ngành thuế là thu ngân sách đạt tối thiểu 21-22% GDP, trong đó thuế và phí là 20-21%.
Bên cạnh đó, bội chi ngân sách không quá 4% GDP và nợ công không quá 65% GDP.
Ảnh minh họa
Thứ trưởng Tuấn đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch động viên ngân sách cho cả giai đoạn 2016-2020 đảm bảo thu nội địa trên 80% thay vì 70% như 5 năm vừa qua, tức là tăng gần 10%.
Ông yêu cầu các địa phương trong các kế hoạch thu trình Bộ không lấy con số tăng thu 8% thông thường lâu nay để "phấn đấu".
"Phải phấn đấu đúng yêu cầu của Thủ tướng, đó là tăng thu bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cộng chỉ số giá tiêu dùng. Ví dụ, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai ra nghị quyết tăng trưởng kinh tế địa bàn là 9%, chỉ số giá dưới 5%, thì tăng thu phải là 14%", ông giải thích.
Yêu cầu của ông Anh Tuấn đưa ra trong bối cảnh Tổng cục Thuế chỉ khẳng định số thu nội địa không kể dầu thô vượt tối thiểu 8% dự toán pháp lệnh đã được Quốc hội, Chính phủ giao.
Người Việt gánh thuế phí cao nhất ASEAN: Đi ngược mong muốn!
Dự toán pháp lệnh năm 2016 là 809.500 tỉ đồng, trong đó thu từ dầu thô là 54.500 tỉ đồng; thu nội địa là 755.000 tỉ đồng. Tổng cục Thuế cho biết, để đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách trung ương là 391.882 tỉ đồng, đối với 13 địa phương có điều tiết thu ngân sách về trung ương sẽ tính toán, giao chỉ tiêu phấn đấu ở mức cao hơn.
Căn cứ dự toán thu ngân sách nhà nước được Quốc hội và Chính phủ giao, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế giao nhiệm vụ phấn đấu thu cho các phòng, các chi cục thuế vượt ít nhất 8% dự toán pháp lệnh.
Theo NTD
Hơn 4.700 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế bị phát hiện Năm 2015 cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 4.751 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, giảm lỗ 10.050,17 tỷ đồng. Thông tin trên báo Infonet, theo báo cáo của Tổng Cục thuế tại hội nghị trực tuyến ngày 26/2, năm 2015 cơ quan này đã thanh...