Thu ngân sách 9 tháng giảm nhưng dư địa tài khóa của cả năm vẫn còn lớn
Theo thống kê mới nhất, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 9 thang đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giam 11,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu ngân sach trung ương ươc đat 60,4% dư toan; ngân sach đia phương ươc đat 69,8% dư toan.
Các đơn vị đang tập trung thanh tra, kiểm tra để chống thất thu. Ảnh: TL
Thu nội địa thâp nhât trong môt sô năm gân đây
3 quý trôi qua, toàn ngành Tài chính đã tô chưc điêu hanh cac giai phap thu ngân sách nhà nước nhăm hoan thanh cao nhât nhiệm vụ thu năm 2020; tăng cường công tác quản lý thu trên địa bàn, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển giá, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của các chi cục trực thuộc; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu.
Tuy nhiên, thực tế thu vẫn giam 11,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Cụ thể, trong cơ cấu thu, thu nội địa tháng 9 có dấu hiệu tích cực khi tăng khoang 7 nghin ty đông (9,5%) so vơi sô thu thang 8, đưa lũy kế 9 tháng ươc đạt 812,4 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% dự toán. Tuy vậy, tổng thể thu nội địa vẫn giam 8,3% so vơi cùng kỳ năm 2019 và ở mưc thâp nhât so vơi cung ky môt sô năm gân đây.
Video đang HOT
Thu từ dầu thô vẫn đà giảm mạnh, 9 tháng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng, bằng 78,2% dự toán, giam 36,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu riêng tháng 9 ước đạt 14,57 nghìn tỷ đồng trên cơ sở tổng số thu thuê đạt gân 25 nghìn tỷ đồng, giảm 2,5% so tháng 8, hoan thuê gia tri gia tăng theo chê đô 10,4 nghin ty đông.
Như vậy, sau 9 tháng, số thu từ xuất nhập khẩu nằm ở mức 64,7% dự toán, giam 20,1% so vơi cùng kỳ năm 2019.
Để chống thất thu, trong 9 thang đâu năm, các cơ quan quản lý thu ngân sách đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế và thu NSNN, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Trong đó, cơ quan Thuê đa thưc hiên khoang 48,98 nghin cuôc thanh tra, kiêm tra thuê tại doanh nghiệp; kiêm tra khoảng 436,1 nghin hô sơ khai thuê cua doanh nghiêp, kiên nghi xư ly thu vào ngân sách và giảm lỗ gân 39,68 nghin ty đông.
Từ các hoạt động này, ngành Thuế kiến nghị thu vao ngân sách 13,27 nghin ty đông. Đến nay, sô đa thu đươc là gần 6,7 nghìn ty đông, đồng thời, xử lý thu hôi 20,29 nghin ty đông thuê nơ đong tư năm trươc chuyên sang.
Cơ quan Hai quan đa thưc hiên 1.191 cuôc thanh tra, kiêm tra, chủ yếu là các cuộc kiêm tra sau thông quan, qua đó kiên nghi xư ly thu vao ngân sách nhà nước 952 ty đông (đa thu nôp 931 ty đông); đôn đôc, xư ly 254 ty đông nơ đong thuê; chu tri, phôi hơp vơi cac lưc lương chưc năng băt giư 12.019 vu vi pham trong linh vưc hai quan, xư ly thu 509,6 ty đông.
Chủ động điều hành
Chia sẻ về vấn đề khó khăn thu ngân sách năm nay trong một sự kiện gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Để ứng phó với các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, bám sát tình hình thực tiễn, Bộ Tài chính Việt Nam đã chủ động xây dựng các phương án điều hành thu, chi ngân sách.
“Trong khi thâm hụt ngân sách dự kiến giảm sâu do tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến, giá dầu thô giảm thấp, điều chỉnh chính sách thu để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì nhu cầu chi đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng…lại lớn khiến việc bội chi ngân sách nhà nước là không tránh khỏi” – Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối, về chi, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết, cấp bách; giảm chi thường xuyên 10% và giảm công tác nước ngoài 70%; đồng thời đã chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách và huy động nguồn lực từ xã hội.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, điều quan trọng của Việt Nam là sau 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016-2020, dư địa tài khoá của Việt Nam đã được củng cố và tăng cao, nhất là về quản lý bội chi rất chặt chẽ, do vậy nợ công đã giảm sâu xuống còn 54% GDP hiện hành (2019); chất lượng nợ công được cải thiện cao; thị trường trái phiếu chính phủ tốt.
Đánh giá đến hết năm 2019 có thể thấy, nhiều mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm về tài chính ngân sách đã cơ bản hoàn thành. Đơn cử như thu ngân sách đã đạt 25,5% GDP, chi ngân sách bằng gần 28% GDP; bội chi bằng 3,36% GDP và nợ công ở mức 54,7% GDP (cả giai đoạn cho phép gần 65% GDP)…
Như vậy, dư địa tài khoá được củng cố, cơ cấu nợ công được cải thiện. Theo đó, với tình hình thu năm 2020 mặc dù có giảm so với dự toán nhưng dư địa tài khoá lớn nên khả năng bù đắp và đặc biệt bù đắp tăng chi cho đầu tư phát triển và phòng chống dịch là hoàn toàn có dư địa.
“Nếu so với giai đoạn 2013-2014, hiện nay dư địa rất rộng. Do đó, dù phải tăng bội chi thì thời gian tới, Việt Nam vẫn cam kết tiếp tục các biện pháp đã và đang thực hiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn…” – người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định.
Ảnh hưởng bởi COVID-19, thu ngân sách giảm sâu trong tám tháng
Do tác động lớn của COVID-19, Chính phủ đã triển khai, thực hiện các gói giải pháp hỗ trợ người nộp thuế, theo đó số thu ngân sách cũng sụt giảm sâu trong tám tháng.
Theo báo cáo từ Tổng cục Thuế, tính đến hết tám tháng năm 2020, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 752.615 tỷ đồng, bằng 60% so với dự toán và bằng 91,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số đó, thu từ dầu thô ước đạt 25.481 tỷ đồng, bằng 72,4% so với dự toán và thu nội địa ước đạt 727.134 tỷ đồng, bằng 59,6% so với dự toán, bằng 93,3% so với cùng kỳ.
Báo cáo cho biết trong tám tháng, kinh tế trong nước chịu tác động lớn của dịch bệnh COVID-19. Theo đó, Chính phủ đã triển khai, thực hiện các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị tác động của dịch bệnh. Cụ thể, người nộp thuế được gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng (từ tháng Ba đến tháng Sáu), thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 và tạm nộp 2 quý đầu của năm nay, tiền thuê đất đối với các nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh. Việc này đã làm sụt giảm sâu số thu ngân sách trong tám tháng của năm 2020, đặc biệt là từ tháng Tư đến nay.
Cũng trong tám tháng, ngành thuế đã kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra số tiền gần 34.700 tỷ đồng, bằng 121,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 12.051 tỷ đồng và giảm lỗ là 21.665 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 5.918,1 tỷ đồng, bằng 117,6% so với cùng kỳ.
Về công tác quản lý nợ thuế, báo cáo chỉ ra tổng số nợ thuế tháng Tám có chiều hướng tăng so với thời điểm cuối năm 2019. Nguyên nhân là do doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa nộp vào ngân sách theo quy định. Bên cạnh đó, một số đơn vị sản xuất lắp ráp ôtô trong nước chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt kê khai phát sinh của tháng Năm, tháng Sáu vào ngân sách nhà nước, chờ để được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ và tiền chậm nộp tính 0,03%/ngày tăng lên. Thêm vào đó, một bộ phận người nộp thuế cũng gặp phải khó khăn hoặc ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 dẫn đến chậm nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước.
"Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, tạo công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ quan thuế đã thực hiện nhiều biện pháp đôn đốc thu nợ. Lũy kế tính đến thời điểm ngày 31/8 thu đạt 17.515 tỷ đồng, bằng 41,4% nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019," báo cáo của ngành thuế cho hay./.
5 tháng thu thuế thu nhập cá nhân 52.400 tỷ đồng, tăng 9% Tổng thu ngân sách 5 tháng bằng 35% dự toán và giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Thu thuế thu nhập cá nhân tăng tăng 9% so với cùng kỳ và tương đương 41% dự toán. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 537.400 tỷ đồng, bằng 30,8% dự toán năm, tăng 10% trong 5 tháng. Theo thông tin...