Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 85,6% dự toán
Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán; trong đó, thu nội địa ước đạt gần 954,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán, tăng 15,9% so cùng kỳ năm 2021.
Cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh minh họa: Thái Thuần/TTXVN
Theo Bộ Tài chính, không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa đạt 80,2% dự toán, tăng 13,6%, loại trừ các yếu tố tác động của chính sách miễn, giảm, gia hạn, thì số thu thuế, phí nội địa không kể các khoản đột biến thì tăng 6,9%.
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng đạt trên 68% dự toán; 49/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 14 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, luỹ kế chi 8 tháng ước đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2%, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tài chính cho biết, các nhiệm vụ chi ngân sách trong 8 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Ngân sách trung ương đã chi 2,4 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022, trong đó chủ yếu để bổ sung cho các địa phương kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.
Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng, bên cạnh đó các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương…) tăng thêm khoảng 55,9 nghìn tỷ đồng so kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc dự báo thời gian tới còn không ít những khó khăn, thách thức, như lạm phát đang tăng cao, giá xăng dầu giảm nhưng mặt bằng giá nói chung chưa giảm; lãi suất tăng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, tác động tới nguồn thu ngân sách.
Do đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả, việc quản lý thu phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, tăng cường chống thất thu ở các lĩnh vực, trong đó có việc tăng thu trên nền tảng số, các sàn thương mại điện tử; hoàn thuế giá trị gia tăng…
Vĩnh Long thu ngân sách 6 tháng đạt 53,5%
Theo Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 2.627 tỷ đồng, đạt 53,5% dự toán năm, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh minh họa: Thái Thuần/TTXVN
Tại Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022, tổ chức ngày 1/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Long Lê Quang Trung cho rằng, bên cạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp, giải pháp để đạt và vượt chỉ tiêu được giao, ngành thuế tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ; góp phần giúp doanh nghiệp, người nộp thuế duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cục Thuế tỉnh cũng phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương đẩy mạnh thu nợ, kéo giảm nợ đọng thuế; tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế và tăng cường kiểm tra giám sát thực thi công vụ để chủ động phát hiện những hạn chế, thiếu sót, chấn chỉnh kịp thời.
Theo Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 2.627 tỷ đồng, đạt 53,5% dự toán năm, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Tỉnh có 9/17 nguồn thu đạt khá so với dự toán pháp lệnh được giao như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý đạt 69,8%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 59,1%; thuế thu nhập cá nhân đạt 63,6%; thu tiền sử dụng đất đạt 62,2%; thu từ cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản đạt 150,2%...
Tuy nhiên, mức độ hoàn thành chỉ tiêu thu chưa đồng đều giữa các nguồn thu. Nhiều nguồn có tỷ trọng thu lớn nhưng mức độ hoàn thành chưa đạt như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý chỉ mới đạt 46,4%; thuế bảo vệ môi trường đạt 47,3%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 41,7%; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước chỉ 21,5%... Ngoài ra, nợ thuế đến cuối tháng 6 vẫn còn duy trì ở mức cao với 527,7 tỷ đồng, tăng 49% so với nợ đầu năm.
Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long Đặng Văn Danh cho biết, trong 6 tháng cuối năm, ngành thuế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu ngân sách cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, qua đó xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
Đồng thời, ngành thuế tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách. Trong đó, ngành tập trung, phối hợp khai thác tăng thu, chống thất thu thuế tại một số ngành nghề, lĩnh vực còn khả năng khai thác như: chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh qua mạng; kinh doanh bất động sản; kinh doanh xăng dầu; hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản; xây dựng dân dụng; các ngành, lĩnh vực có hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng trưởng, không bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và có rủi ro cao về thuế...
Ngoài ra, ngành thuế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong thu hồi nợ thuế, nhất là xử lý thu hồi các khoản nợ đọng liên quan đến đất đai, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản....
Đồng thời, tích cực tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật về nợ thuế cho người nợ thuế để nâng cao tính tuân thủ, khuyến khích người nộp thuế tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước đúng theo quy định.
Mặt khác, ngành thuế chú trọng cải cách hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế và nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử.
Ngành tiếp tục triển khai nâng cấp các thủ tục hành chính thuế mức độ 3,4 tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện giao dịch trực tuyến với chi phí thấp nhất cũng như góp phần giảm bớt các loại hồ sơ giấy tờ khi thực hiện hình thức giao dịch điện tử./.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, ngành thuế tỉnh Vĩnh Long phấn đấu thu đạt 2.300 tỷ đồng, nâng lũy kế thu cả năm đạt 4.927 tỷ đồng, đạt 101% so với chỉ tiêu pháp lệnh.
Quỹ vaccine phòng COVID-19 còn dư bao nhiêu? Theo Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19, hiện Quỹ đã chi 7.672,2 tỷ đồng, trong đó, chi mua và dùng vaccine 7.667,6 tỷ đồng; chi hỗ trợ, nghiên cứu, thử nghiệm vaccine 4,6 tỷ đồng. Hiện, số dư quỹ còn là 1.498,39 tỷ đồng. Công khai, minh bạch Quỹ vaccine phòng COVID-19. Ảnh: TTXVN Tính đến nay, Quỹ có 651.367 lượt...