Thu ngân sách 10 tháng đầu năm 2020 thấp nhất trong 10 năm
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội tổng thu ngân sách 10 tháng đầu năm 2020 thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Theo số liệu được Bộ Tài chính công bố, tính đến ngày 26/10, số thu ngân sách 10 tháng từ đầu năm đạt trên 1,137 triệu tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán và giảm 10,3% so với cùng kỳ. Nếu tính cả số thuế và tiền thuê đất còn đang trong thời gian được gia hạn theo quy định của Nghị định 41/2020/NĐ-CP khoảng 43.600 tỷ, số thu NSNN 10 tháng ước đạt 78,1% dự toán và vẫn giảm 6,8% so cùng kỳ năm 2019.
Đây là mức thấp nhất 10 năm gần đây.
Tại phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều nay 5/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trình về thu, chi ngân sách, nợ công năm 2020.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, dự toán thu đầu năm được xây dựng trên tinh thần quyết tâm cao, mục tiêu hoàn thành vượt mức, trên cơ sở tăng trưởng GDP khoảng 6,8%, lạm phát dưới 4%, kim ngạch xuất khẩu tăng 7%, kim ngạch nhập khẩu tăng 9%.
Tuy nhiên, ông Dũng nhấn mạnh những tác động khó khăn do COVID-19 gây ra trong đầu năm 2020.
“ Bước vào năm 2020, COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu, Việt Nam là nền kinh tế hội nhập nên không tránh khỏi tác động. Bên cạnh đó, diễn biến bất thường của thiên tai cũng tác động lớn tới kinh tế xã hội. Số thu ngân sách 10 tháng đã phản ánh rõ khó khăn, cũng như tác động của các chính sách hỗ trợ”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Cụ thể, để thực hiện được mục tiêu kép, Chính phủ trình Quốc hội và ban hành hàng loạt chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Video đang HOT
“ Các chính sách này góp phần giảm, giãn khoảng 100.000 tỷ đồng nghĩa vụ nộp NSNN, giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về dòng tiền, tăng tỷ lệ vốn cho doanh nghiệp“, Bộ trưởng Tài chính đánh giá.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. (Ảnh: Quochoi.vn)
Tuy vậy, ước tính 10 tháng đầu năm, thu ngân sách chỉ đạt 75,2% dự toán, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Thống kê cho thấy, tính đến nay, ngân sách Trung ương đạt 70%, còn địa phương đạt 81% dự toán. Một số địa phương có mức thu lớn điều tiết về Trung ương nhưng năm nay đạt mức thấp như Hà Nội (70,1%), TP.HCM (64,8%), Vĩnh Phúc (60,8%), Quảng Nam (45,3%).
Dẫn số liệu về các khoản chi tăng do các chính sách hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, hiện nay, Chính phủ đã chi ra 19.700 tỷ đồng cho công tác phòng chống và hỗ trợ ngươi dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19, chi 12.500 tỷ đồng cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, hỗ trợ 500 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng thiên tai.
Để đảm bảo cân đối, Chính phủ tiết kiệm chi, giảm 70% công tác phí trong và ngoài nước, tiết kiệm 10% kinh phí ngoài lương. Tuy nhiên, con số bội chi năm nay ước tính vẫn khoảng 95.000 – 133.500 tỷ đồng, tương ứng khoảng 4,99 – 5,59% GDP.
Mới có hơn 300 doanh nghiệp Việt vào mạng lưới sản xuất của tập đoàn đa quốc gia
Trong số khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện của nước ta, mới chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Việt Nam mới đó chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Trong báo cáo mới đây gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, muy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước còn nhiều hạn chế, số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn quá ít.
Hiện, trên toàn quốc trong số khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
"Mặc dù đây là nền tảng để công nghiệp hóa, các năm qua số lượng các doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn chưa nhiều. Do không có nhiều nhà cung cấp, nên các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng khó có thể tìm mua phụ tùng, linh kiện trong nước mà phải nhập khẩu hoặc tự sản xuất", Báo cáo nêu.
Trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp dẫu từng bước được cải thiện, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp.
Năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Khoảng cách giữa yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa còn rất lớn
Số liệu từ Báo cáo cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa các ngành điện tử gia dụng là 30 - 35% nhu cầu linh kiện; và điện tử phục vụ các ngành ô tô - xe máy khoảng 40% - chủ yếu cho sản xuất xe máy.
Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, một số dòng xe đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao và vượt mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch công nghiệp ô tô Việt Nam đề ra, đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt tối đa đến 40%).
Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, trong đó Thaco đạt 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.
Hạn chế về công nghiệp hỗ trợ nên tình trạng nhập siêu linh kiện, phụ tùng còn rất lớn. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng là 36,64 tỷ USD, tăng hơn 11,4% so với 2018.
Đơn cử, với ngành dệt may, tỷ lệ nội địa hóa đạt của các doanh nghiệp dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%. Vải sử dụng cho ngành phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Ngành vải may của Việt Nam hiện nay đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2/năm, mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường trong nước.
Trong năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD vải phục vụ cho ngành may mặc. Vải sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng để sản xuất quần áo chất lượng trung bình và thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Đối với ngành da giày, nguyên phụ liệu chiếm tới 68 - 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40 - 45%. Các doanh nghiệp trong nước chiếm gần 70% về số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam.
Tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 5%.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, ngành điện tử của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Samsung. Hầu hết các linh kiện nội địa hóa đều do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Mới chỉ có khoảng 35 doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp vật tư tiêu hao, bao bì, in ấn...với giá trị cung ứng rất nhỏ so với nhu cầu linh kiện và phụ tùng của Samsung.
Số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu cho ngành dệt may, da giày (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2019 ước đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.
Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu Bộ Tài chính trình Chính phủ đề án trình bày mô hình cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam ) Ngày 16/9, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án Cải cách...