Thứ này chính là lý do khiến người miền Tây trồng cây dừa từ 3 – 4 năm nhưng lại chặt bỏ mà không đợi dừa ra trái
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao người miền Tây thường tốn công trồng dừa 3 – 4 năm nhưng lại chặt bỏ? Đó là vì để lấy củ hủ dừa – phần ngon nhất của cây dừa đấy.
Một đoạn clip chia sẻ quá trình lấy củ hủ dừa – phần ngon nhất của cây dừa mới đây đã gây chú ý trên TikTok.
Người miền Tây thường chặt bỏ cây dừa sau khi trồng 3 – 4 năm là để lấy củ hủ dừa.
Xem người miền Tây lấy củ hủ dừa
Củ hủ dừa là phần lõi non nằm dưới ngọn của cây dừa. Ở miền Tây, người dân lấy củ hủ dừa bằng cách chặt bỏ phần ngọn dừa, cạo bỏ lớp vỏ, xơ dừa bên ngoài để lộ ra phần lõi màu trắng bên trong – phần lõi này gọi là củ hủ dừa. Đối với những cây dừa lớn, người ta phải leo lên và chặt bỏ phần ngọn để lấy củ hủ dừa.
Củ hủ dừa có 2 phần khác nhau. Phần bẹ non (sau này lớn là bẹ dừa) và phần gốc.
Phần bẹ non thường có nhiều lớp, vị ngọt thanh còn phần gốc thường non, trắng mịn, giòn, có mùi của hoa dừa, cũng ngọt thanh không kém phần bẹ.
Mất nhiều công sức để lấy củ hủ dừa
Ở miền Tây, đặc biệt là Bến Tre, củ hủ dừa thường được dùng như một đặc sản. Ngoài ra, người dân còn dùng củ hủ dừa để làm nhân bánh xèo, xào tôm, xào thịt,…
Có quá nhiều điều chưa bao giờ biết hết về phụ nữ miền Tây, từ việc dạy con "hiền như đất" đến những "đại gia ngầm" nổi tiếng "chịu chơi"!?
Hãy thử làm một bài khảo sát về phụ nữ ở miền Tây. Bằng cách đặt câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về con gái, phụ nữ ở miền Tây?", chắc chắn một trong những cụm từ có thể kể đến như là: ăn nói ngọt ngào, nhiệt tình, đại gia, có nhiều người chuyển giới...
Mừng ngày của phụ nữ, câu chuyện về những người phụ nữ lại được nhắc đến. Gần 50 năm tính từ thời điểm giải phóng, ngoài "trung hậu đảm đang", "giỏi việc nước đảm việc nhà" phụ nữ còn nhắc nhiều về chuyện đòi "bình quyền". Những cuộc so găng về trách nhiệm, giới tính kèm theo hàng loạt lý lẽ thuyết phục. Nhưng câu chuyện đó có lẽ chỉ dừng lại ở chốn thương trường, nơi mà phụ nữ xắn tay áo đàm phán việc kinh doanh và bắt đầu ngấm dần hai từ "tri thức". Còn ở chỗ của những ngôi nhà mái ngói cách nhau bằng 1 hecta ruộng lúa, nơi chái bếp luôn thấy bóng dáng của người mẹ, người con gái, người con dâu thì hai từ "phụ nữ" đơn giản hơn nhiều!
Thiết nghĩ, trên lý thuyết bình đẳng mặc dù được cho là sự ngang bằng nhau từ trạng thái bên ngoài lẫn tính chất nhưng thực tế bên trong nó mãi mãi là câu chuyện về quan điểm và lòng tự trọng. Không phải tự nhiên mà phụ nữ luôn được tán thán, ngày hôm nay 1 lần nữa vẫn nên để chúng ta viết nên điều tưởng chừng là mặc định này, đặc biệt nhất là với phụ nữ ở miền Tây.
Hình ảnh của một người phụ nữ miền Tây điển hình với sự hiền hậu, chất phác, nhẹ nhàng.
Hãy thử làm một bài khảo sát về phụ nữ ở miền Tây. Bằng cách đặt câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về con gái, phụ nữ ở miền Tây?" , chắc chắn một trong những cụm từ có thể kể đến như là: ăn nói ngọt ngào, nhiệt tình, đại gia, có nhiều người chuyển giới,...
#ngọtngào
Sự trù phú màu mỡ của đất đai chắc chắn không phải là một trong những tác động đến tính cách người phụ nữ miền Tây nhưng bằng cách nào đó họ tiếp chuyện rất... "ngọt"!
Ngọt ở đây mang một ý nghĩa rất tích cực, nhiều người thường gọi là... dễ thương. Cụ thể là từ việc mượn một món đồ, vốn dĩ chỉ cần nói: "Tớ mượn món này nhé, mai tớ trả".
Thì phụ nữ miền Tây lại: "Chị ơi, em đang cần món này vì lý do này, chị cho em mượn một chút xíu em trả nha".
"Chính chủ" đương nhiên chẳng bao giờ nhận ra sự ngọt ngào của chính mình, chỉ quan điểm sự thuận lợi nào cũng sẽ đến từ việc thành tâm, thật lòng nên ngay từ đầu câu chuyện việc họ xưng hô gần gũi cũng là một điều dễ hiểu.
Cô Nguyễn Phương Nga (45 tuổi, quê Cà Mau): "Cô nghĩ chắc cũng chỉ xuất phát từ cái tính "thiệt tình", người miền Tây không bài bản trong cách ăn nói hay đối nhân xử thế, tất cả đều bắt đầu một cách thật lòng. Dạy con cháu ăn nói cũng thế, không dạy phải nói khéo chỉ dạy phải sống "thật lòng" không ăn gian nói dối, không "qua lợi" (ý là lừa) người lớn. Người cao tuổi ở quê ghét nhất là con cháu "qua lợi", trả treo, nói chuyện không thật tính".
Chị Phù Thị Út (30 tuổi, quê Tiền Giang) : "Ông bà vốn dĩ không dạy mình ăn nói như thế nào đi đứng ra làm sao nhưng họ sẽ nói với mình về cách sống trong đó bao gồm việc chào hỏi người lớn, tính tình không chộp giật (nóng nảy), không cần bày vẽ giải thích lý do abcxyz nhưng phải có chủ có vị, kính trên nhường dưới. Không có bất kỳ một nghệ thuật nào ở đây hết, quan trọng là đối nhân xử thế theo ông bà, khiêm nhường, khoan dung, độ lượng. Hồi đó nhà chị dạy chị là "tính phải hiền như đất", mình không phải thần phật mà làm hài lòng hết mọi người nhưng một khi đã làm thì phải làm đúng".
Nhiều gia đình dạy con nên "hiền như đất", tính của đất là bao dung, độ lượng, dễ chịu, ôn hoà. Đó cũng chính là tính khí của những người miền Tây.
#nhiềuđạigiangầm
Không phải tự nhiên mà người miền Tây nổi tiếng chịu chơi. Đặc biệt trên thương trường người ta còn thấy bóng dáng của các "nữ đại gia kín tiếng". Chuyện về "biệt phủ bằng gốm đỏ có 1 không 2 ở Vĩnh Long", "nữ đại gia Kiên Giang bỏ hơn 5 tỷ đồng để được sở hữu siêu xe Maserati Ghibli Scatenato" hay "nữ tướng" Mai Kiều Liên - CEO Vinamilk là người Cần Thơ, Trương Thị Lệ Khanh - bà trùm thuỷ sản người Vĩnh Long hiện đang là một trong những nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam,... cùng hàng loạt đại gia kín tiếng làm giàu từ đất.
Nếu hỏi lý do mà những người phụ nữ miền Tây "giàu" thì chắc chẳng có công thức nào ở đây cả và đa phần trong số họ đều là những người tự làm - tự hưởng, ít khi có nền tảng sẵn có từ gia đình. Vậy phụ nữ miền Tây nói gì khi nghe người ta đồn mình giàu có?
"Nhiều người giàu lắm nhưng kín tiếng, nông dân miền Tây nổi tiếng chịu chơi. Chuyện ai giàu các bà sẽ tự rỉ tai nhau".
Cô Kim Oanh (39 tuổi, quê ở Cà Mau) cho biết: "Nhiều người giàu lắm nhưng kín tiếng, n ông dân miền Tây nổi tiếng chịu chơi. Khi có điều kiện là họ sẵn sàng bỏ tiền để mang về cho mình sự thoải mái, yêu thích bù đắp cho những khó khăn mà mình đã trải qua. Có nhiều kiểu giàu, một là giàu từ kinh doanh hai là giàu nhờ tích luỹ. Tích luỹ là dễ thấy nhất, người miền Tây xem việc mua sắm tài sản như vàng, đất, nhà,... là cách để tích lũy".
Chị Phù Thị Út (30 tuổi, quê Tiền Giang): "Người miền mình đặc biệt là phụ nữ, rất ít người giàu nhờ giỏi học hỏi nhưng giàu từ việc sáng tạo thì rất nhiều. Họ làm du lịch miệt vườn, vườn cây ăn quả cũng giàu. Nhưng giàu theo kiểu kín đáo, nhìn không biết được, không phải họ giấu nhẹm việc mình giàu nhưng vì cái sự chắt chiu đối với họ vẫn chưa đủ, nghĩa là họ vẫn nghĩ mình chưa giàu, vẫn ham làm và tích luỹ. Có những người ăn mặc giản dị, dép lào nhưng vàng thì chất thành kho trong nhà".
#dễchịu
Miền Tây phóng khoáng từ hành động đến suy nghĩ. Ruộng lúa vẫn còn, quan niệm nam nữ, đàn ông, đàn bà, giới tính vẫn còn rất truyền thống nhưng người miền Tây dễ chấp nhận. Chính vì thế mà những năm gần đây cộng đồng LGBT ngày một có thêm nhiều thành viên là người miền Tây. Họ "dễ thích nghi", "dễ chịu" với mọi sự thay đổi. Thông điệp về giới gần như đều được chuyển hóa thành năng lượng cầu mong cho sự bình an, mạnh khoẻ.
Là một trong những người thuộc cộng đồng LGBT nổi bật ở miền Tây, bạn Tạ Công Bằng sinh năm 2000 cũng có riêng cho mình một thông điệp.
Người phụ nữ miền Tây dễ chấp nhận, dễ yêu thương và phóng khoáng cái tình dành cho con cháu.
"Em gắn bó với bà từ nhỏ, bà là người có công dưỡng dục em. Em không phải thuyết phục bà nhiều khi "come out", bà chỉ nhìn và quan sát cách em sống, cách em làm việc, xem đó như một niềm hạnh phúc của em. Ngoài ủng hộ, bà cũng chỉ bảo em nhiều, em yêu trai hay yêu gái cũng được bà cứ thấy em vui là bà vui".
Về tính cách của bà, Bằng cũng nói thêm: "Bà sống hiện đại theo em, chấp nhận em và rất thương em. Em hay quay TikTok với bà, lúc nào hai bà cháu cũng có thể thương lượng, nói chuyện với nhau. Nhưng lúc nào em sai thì bà cũng la rầy lắm".
Là Hot TikToker trẻ ở miền Tây, Tạ Công Bằng luôn nhận được nhiều sự theo dõi, quan tâm từ các bạn trẻ. Nội dung video thường là những câu chuyện hài hước cùng với "bạn diễn" đắc lực từ bà nội. Bằng và bà từng nổi tiếng trên mạng sau những bộ ảnh chụp cùng.
"Bà hiểu tính em lắm, em cũng học được rất nhiều thứ từ bà, em nghĩ những mỹ từ như hiền hậu, đảm đang, kiên cường là bà đều có hết. Có được sự yêu thương, đùm bọc, cảm thông từ bà em thấy mình may mắn hơn rất nhiều. Bà còn rất chịu quay TikTok và làm bạn diễn của em lắm, em không biết người ta thấy sao nhưng với em đó là đồng hành và tri kỷ", Bằng chia sẻ.
#dễchấpnhận
Ở hashtag này có lẽ phải nhắc đến 2 từ "nữ quyền", đây gần như là đề tài muôn thuở của văn chương, sách báo. Từ một câu chuyện "phụ nữ - bếp núc" đôi khi nó đã thành vấn đề để tranh luận. Phụ nữ miền Tây thường ít hoặc không đòi "nữ quyền", vẫn có hằng hà sa số những người phụ nữ làm Tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, thậm chí là "nữ hoàng" ruộng lúa rực rỡ như "bà Hội" ngày xưa nhưng vẫn không đòi "nữ quyền". Đơn giản vì phụ nữ miền Tây (phần đông) là người dễ chấp nhận.
Với họ sự yêu thương con cháu luôn được đặt lên hàng đầu mà đôi lúc lại bị hiểu lầm là "chiều hư" con cháu.
Ở điểm này bà cụ Nguyễn Thị Dư (90 tuổi) bà nội của Tạ Công Bằng (sinh năm 2000) ở câu chuyện trên bộc bạch: "Thấy con cháu vui mừng còn không kịp hơi sức đâu trách nó. Có lúc cũng phải cắn răng thấy cháu nó giả gái nhưng nhìn chung chung thấy đẹp nên tôi ưng bụng, mong sao nó sống khoẻ sống vui là được. Còn tính tôi nào giờ là vậy, người khác sao tôi không biết nhưng tôi cho con cháu được quyền sống cuộc sống của nó".
Bà nội Bằng năm nay đã 90 tuổi nhưng vẫn rất "trẻ" trong tâm hồn. Ít ra người ta có thể thấy bà là một người phụ nữ yêu thương và bao dung con cháu.
"Nó sống với tôi từ nhỏ, không thương nó thì thương ai. Mà bây ơi, cha mẹ ông bà nào cũng vậy, thấy con cháu vui vẻ, khoẻ mạnh làm sao cấm cản được việc của tụi nó. Trừ khi bây quậy phá gì thì người lớn mới phải la, la để bây nên người", bà cụ chia sẻ.
Chẳng biết bao nhiêu từ mới có thể "điểm xuyết" sơ lược tính cách của những người miền Tây. Mặc dù, mỗi người mỗi kiểu là đúng nhưng nhìn chung họ vẫn sở hữu những tính chất mà riêng vùng miền mình được thừa hưởng.
Cô gái tiết lộ cách nấu một bữa ăn chỉ tốn 6.000 đồng, tưởng đâu khó nhưng hóa ra lại dễ đến bất ngờ và còn là điều mà nhiều người mơ ước Đây chính là cuộc sống của những người miền Tây sông nước, nơi mà mọi thứ quanh nhà đều có sẵn mọi thứ đầy đủ, gần như chẳng thiếu thứ chi. Nếu như ở thành phố mua cọng hành cũng mất tiền, làm cả nồi lẩu tính riêng công đoạn mua nguyên liệu cũng mất toi cả trăm nghìn chứ chẳng chơi, thế...