Thu mua dứa thối bất thường ở Lào Cai là để tiêu hủy
4 ôtô đầu kéo chở toàn bộ số dứa thối của Công ty Kim Sơn đến bãi rác và nhà máy xử lý rác thải thành phố Lào Cai đã cho chôn lấp toàn bộ.
Khi nông dân trồng dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đưa ra nghi vấn đối với nhà máy luyện kim màu Tứ Đỉnh làm chết hàng trăm ha dứa, đại diện nhà máy đã thẳng thừng phủ nhận.
Tuy nhiên, ngay sau đó, đơn vị này lập tức giới thiệu một doanh nghiệp khác là Công ty CP xuất nhập khẩu Kim Sơn tới giúp người dân thu mua dứa thối với mục đích… nghiên cứu khoa học. Điều trùng hợp ngẫu nhiên, đó là Công ty CP Kim Sơn và Công ty CP Tứ Đỉnh có cùng địa chỉ ở tổ 7, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Số dứa thối bất thường tại Lào Cai được thu mua để đem đi tiêu huỷ.
Theo đó, từ chiều 19.3, Công ty Kim Sơn đã tiến hành thu mua dứa thối cho các nông hộ với giá 3.500 đồng/kg, rồi đem tập kết nhờ tại sân bãi của một nhà máy xi măng ở gần đó. Tới sáng 21.3, Kim Sơn đã bất ngờ dừng thu mua dứa thối, phá bỏ cam kết ban đầu là thu mua không giới hạn số lượng dứa thối cho bà con.
Chiều 24.3, ông Hoàng Minh Ngân, GĐ Nhà máy xử lý rác thải thành phố Lào Cai cho biết, đơn vị vừa nhận xử lý hơn 47 tấn dứa thối từ Công ty CP Kim Sơn – doanh nghiệp từng tuyên bố thu mua không giới hạn số dứa thối hỏng cho nông dân xã Bản Lầu.
Video đang HOT
Theo ông Ngân, ban đầu, Công ty Kim Sơn đề nghị nhà máy rác xử lý tại chỗ tập kết bằng cách ủ làm phân bón. Tuy nhiên, phía nhà máy rác không đồng ý vì nghi ngờ dứa bị nhiễm độc hóa học, nếu tạo thành phân bón sẽ gây nguy hại ra môi trường. Do đó, nhà máy rác đã đề nghị công ty này phải tự vận chuyển dứa thối đến bãi rác để tiêu hủy.
Ngày 24.3, 4 ôtô đầu kéo đã chở toàn bộ số dứa thối của Công ty Kim Sơn đến bãi rác và nhà máy xử lý rác thải thành phố Lào Cai đã cho chôn lấp toàn bộ.
Ông Ngân cho biết thêm, do phía Kim Sơn yêu cầu xử lý gấp nên đến nay vẫn còn chưa hoàn thiện được hợp đồng chôn lấp dù dứa đã nằm sâu dưới “ba tấc đất”. Một diễn biến khác, cho tới nay, các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng nguyên nhân của hàng trăm ha dứa thối hỏng bất thường!…
Theo Kế Toại (Nông nghiệp Việt Nam)
"Thần nông" miền Tây mang trong mình giấc mơ đại điền
ĐBSCL được xem là "miền đất hứa" của những nông dân mang trong mình giấc mơ đại điền. Trong đó, 2 vùng đất rộng lớn thẳng cánh cò bay là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là nơi hội ngộ của những "thần nông thời hội nhập"...
Những "thần nông thời hội nhập", với ruộng đất tích tụ hàng chục, hàng trăm hecta, được đầu tư cơ giới bài bản để sản xuất hàng hóa lớn
Trong đó, 2 vùng đất rộng lớn thẳng cánh cò bay là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là nơi hội ngộ của những "thần nông thời hội nhập", sở hữu hàng chục, hàng trăm hecta, được đầu tư cơ giới bài bản sản xuất hàng hóa lớn.
Về Đồng Tháp Mười nói đến ông Nguyễn Văn Khanh ở ấp B, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, hầu như ai cũng biết. Ông Khanh là người tiên phong tích tụ ruộng đất thành cánh đồng lớn, làm chỉ một loại giống, chất lượng đồng đều, hiệu quả kinh tế rất cao.
Trên cánh đồng rộng 120ha bạt ngàn lúa vàng oằn bông trĩu hạt, từng tốp nhân công sử dụng cơ giới thu hoạch lúa, vận chuyển đến điểm cân... Ông Khanh ngồi trong lán trại ký tên vào sổ nhận tiền đặt cọc bán lúa trên 1 tỷ đồng tiền mặt từ một DN trao tận tay, đã tạo cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc về cung cách sản xuất - kinh doanh của người nông dân thời hội nhập.
Ông Khanh bày tỏ: "Lúc đầu, anh chị em trong nhà giao đất ruộng tổng cộng 80 ha cho mình tôi sản xuất, tôi lo lắm, không biết mình làm ăn ra sao. Nhờ nhiều năm làm ruộng nên tôi có chút ít kinh nghiệm và mạnh dạn đầu tư vốn mua sắm máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp... Rồi xây dựng kho chứa lúa, thuê nhân công trang sửa mặt ruộng, nạo vét đường nước tưới - tiêu và chỉ chọn một loại giống lúa Nhật để canh tác".
Trong vụ lúa hè thu năm 2016, ông Khanh canh tác 120ha lúa Nhật (tăng hơn 40ha so với trước). Thu hoạch năng suất bình quân đạt trên 7 tấn lúa/ha, thu hơn 840 tấn lúa thương phẩm. Cty TNHH một thành viên Duy An (TP Cần Thơ) đã trực tiếp đến thu mua sản phẩm với giá 6.100 đồng/kg, ông thu trên 5 tỷ đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư, thanh toán tiền nhân công, còn lãi hơn 2 tỷ đồng.
Đứng giữa cánh đồng lúa Nhật trên trăm hecta nhìn hút tầm mắt, ông Khanh không giấu được niềm vui, tự hào cho biết: "Có được cánh đồng lớn như hiện nay, tôi có điều kiện để thỏa sức tính toán làm ăn. Trong thời gian tới, tôi sẽ huy động lên 150ha để sản xuất tập trung hơn nữa, đầu tư thêm lò sấy, kho chứa, nâng cao hơn chất lượng hạt lúa. Đề nghị Nhà nước xem xét cho nâng cấp cầu, mở rộng đường giao thông... tạo thuận lợi cho phương tiện xe tải vào tận ruộng, đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và vận chuyển sản phẩm lúa sau thu hoạch được dễ dàng".
Hộ ông Trần Đức Vĩnh, ở xã Phú Cường, huyện Tam Nông, xuất thân từ một gia đình đông anh em lại nghèo khó, gia tài chỉ vỏn vẹn có 3 công ruộng, nhờ say mê học hỏi, chí thú làm ăn mà nay ông đã sở hữu hơn 300 công đất ruộng, bình quân mỗi năm gia đình thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Cơ giới hóa trên đồng lớn
Ông Vĩnh vui vẻ kể: Tui đã làm quen với ruộng đồng từ năm 12 tuổi, khi theo cha mẹ đi làm thuê sạ lúa, cắt lúa mướn... cuộc sống khá vất vả, khổ cực. Học hết lớp 4, tui đành nghỉ học để phụ giúp gia đình và lo cho các em.
Năm 1989, lập gia đình, Trần Đức Vĩnh được cha mẹ chia cho 3 công ruộng. Số ruộng ít ỏi không đủ nuôi sống gia đình, vợ chồng ông phải đi làm thuê, giăng câu, thả lưới, làm thêm các công việc phụ khác để tăng thu nhập. Mỗi năm gia đình ông lại mua thêm một ít đất, tích tiểu thành đại thành cánh đồng lớn có được ngày hôm nay.
Tại vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX), hỏi thăm những nông dân đại điền từ vài chục đến vài trăm hecta người dân ở đây có thể kể tên vanh vách cả chục hộ: Lê Văn Phải (400 công), Lê Văn Xiều (300 công), Hà Xuân Thấu (trên 200 công)... Con đường tích lũy ruộng đất của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung là "say mê ruộng". Khi TGLX còn là vùng đất hoang hóa, phèn nặng, nhiều nông dân phải bỏ của chạy lấy người thì họ vẫn bám đất, "đánh vật" với cỏ cây lau sậy cải tạo thành ruộng đồng.
Ông Lê Văn Hoa, ở xã Nam Thái Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang cho biết: Trước đây, ruộng đất vùng này có cho không cũng chẳng ai thèm lấy vì phèn rất nặng. Mỗi hộ chỉ khai phá lấy vài khoảnh làm lấy gạo ăn, chẳng ai nghĩ có thể làm giàu từ ruộng. Nhưng từ khi chương trình khai phá TGLX của Chính phủ được thực hiện, cuộc sống của những Hai Lúa thật sự đổi thay. Kênh, mương mở tới đâu, ruộng được rửa phèn đến đó, năng suất lúa cũng theo đó tăng lên. Ruộng đất và cây lúa đã thật sự giúp nông dân nơi đây đổi đời. Và bây giờ, khi máy móc thay cho sức kéo của trâu, bò, những nông dân đại điền không chỉ thoát cảnh chân lấm tay bùn còn vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú.
Ông Nguyễn Văn Na, Chủ tịch UBND huyện Tam Nông: Tích tụ đất đai tiến lên sản xuất lớn là xu thế tất yếu của một nền nông nghiệp hàng hóa. Trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp, địa phương rất chú trọng việc liên kết, mở rộng diện tích sản xuất, giúp người dân nhanh chóng vươn lên khá, giàu... UBND tỉnh Đồng Tháp đã có quyết định hỗ trợ 50% lãi suất cho những nông dân vay tiền thuê đất mở rộng diện tích lên ít nhất 3ha. Chính sách này đang thí điểm ở HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường; Tân Tiến và Phú Bình, xã Phú Đức, huyện Tam Nông. Đã có 29 nông hộ có 45ha đất và thuê thêm 80ha đất của các hộ lân cận, được hỗ trợ lãi suất tiền vay thuê đất và cải tạo đồng ruộng 700 triệu đồng. Thực tế đang cần một cơ chế pháp lý và xử lý hợp đồng liên kết để bảo vệ các quan hệ mới một cách hữu hiệu qua cánh đồng lớn.
Theo Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ (Nông nghiệp Việt Nam)
Trung Quốc ồ ạt mua dừa, nhà máy ngưng hoạt động Dừa khô nguyên liệu được thương lái Trung Quốc gom mạnh khiến các nhà máy chế biến tại miền Tây phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Giá dừa khô nguyên liệu tại Bến Tre cao nhất từ đầu năm đến nay. Ảnh: Cửu Long Giá dừa khô tại vườn Bến Tre và các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh,...