Thủ môn cao nhất ĐT Việt Nam: Giải nghệ, bán đồ ăn kiếm sống!
Chia sẻ với báo giới gần đây, thủ môn nhập tịch gốc Brazil là Phan Văn Santos tiết lộ từng phải tự mình nấu ăn và đi giao đồ cho thực khách để có thu nhập trang trải cuộc sống.
Sau khi trải qua sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp hơn 10 năm ở V.League, Phan Văn Santos không trở về Brazil như nhiều đồng nghiệp cùng thời mà chọn ở lại Việt Nam và trải qua nhiều công việc mưu sinh khác nhau.
Vốn dĩ yêu thích nấu nướng, và không ít lần trổ tài nấu các món ăn đặc sản quê nhà cho bạn bè và nhận được lời khen ngợi, Santos đã mở dịch vụ bán đồ ăn Brazil trên mạng và tự mình đảm nhận luôn việc giao hàng.
“Tôi bán chủ yếu cho cộng đồng người Brazil và cư dân nước ngoài ở Q2 và Q7. Tuy cực nhưng tôi không còn cách nào khác để có thu nhập trong lúc chờ có công việc liên quan đến bóng đá”, anh chia sẻ với Tuổi Trẻ.
Phan Văn Santos từng nổi tiếng với khả năng ghi bàn từ những cú đá phạt
Năm 2016, sau khi được mời về làm huấn luyện viên thủ môn ở đội trẻ Bình Dương, Santos vẫn không từ bỏ công việc yêu thích. Buổi sáng, anh tranh thủ đi chợ, nấu ăn rồi giao hàng cho thực khách, rồi sau đó mới lái xe máy từ TP.HCM về Bình Dương để làm công tác huấn luyện.
Chuyện này chỉ dừng lại từ tháng 8/2018 khi Santos không may dính phải một tai nạn xe máy khá nặng. Sau khi bình phục, anh bắt đầu sợ việc di chuyển bằng phương tiện này, và phải chuyển hướng công việc.
Video đang HOT
Trước khi trở thành HLV bóng đá cộng đồng cho một trung tâm tại Bến Lức (Long An), người nhện 43 tuổi từng dạy bóng đá ở một trường quốc tế ở Q7, và đồng thời đảm nhận luôn một lớp bóng đá phong trào để có thêm thu nhập… Bên cạnh đó, anh còn lập một đội bóng nghiệp dư với thành phần gồm nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam, tập luyện và đi thi đấu khắp nơi.
Hiện tại, cuộc sống của Santos ở Việt Nam đã khá ổn định. Anh thừa nhận mình thích sống ở đây vì đất nước này “đẹp và thanh bình”. Tại quê nhà, cha mẹ anh đều đã mất, do vậy Santos cũng không còn nhiều người thân.
Trong sự nghiệp, Phan Văn Santos từng chơi cho 4 đội bóng V.League gồm Đồng Tâm Long An, Bình Dương, An Giang và Navibank Sài Gòn.
Năm 2008, sau khi nhập tịch thành công, anh từng được HLV Henrique Calisto gọi tập trung ĐTQG Việt Nam và thi đấu khoảng 5 trận giao hữu.
Một thống kê không chính thức ước đoán Santos đã ghi hơn 15 bàn thắng trong thời gian chơi bóng tại Việt Nam. Con số này cũng đưa người gác đền khổng lồ lọt vào top 20 thủ môn “săn bàn” hàng đầu mọi thời đại.
Trào lưu "trở về tuổi thơ" của các cầu thủ, thử thách kiến thức fan bóng đá Việt Nam
Qua những hình ảnh tuổi thơ của các cầu thủ bóng đá Việt Nam, nhiều CĐV mới chợt nhận ra tính đào thải khắc nghiệt của đào tạo trẻ. Nhiều cầu thủ chưa kịp trình làng đã giải nghệ vì những lý do khác nhau.
Năm 2007, những Công Phượng, Văn Toàn, Văn Thanh, Văn Sơn, Xuân Trường, Tuấn Anh... nằm trong số 18 "hạt mầm" đầu tiên của Học viện HAGL JMG. Một trong những điều may mắn của lứa này là có nhiều tư liệu hình ảnh thời còn cắp sách đến trường. Năm 2008, những ngôi sao tương lai còn được chứng kiến tận mắt những anh lớn tại đội tuyển Việt Nam khi HLV Henrique Calisto tập trung đội tại Hàm Rồng, Pleiku, Gia Lai.
Khi xem lại những hình ảnh tư liệu dưới đây, rất nhiều CĐV bóng đá Việt Nam chợt nhận ra, có vài gương mặt không tài nào biết được đấy là ai. Lý do là vì có vài gương mặt đã sớm dừng bước trước khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Như trường hợp của ba tài năng Phạm Thành Nam, Lê Văn Vũ và Nguyễn Văn Đại của khóa 1, 2 Học viện HAGL JMG, đã sớm rẽ sang nghiệp "gò đầu trẻ" tại chính nơi mình trưởng thành.
Từ trái sang gồm các cầu thủ khóa 1, 2 Học viện HAGL JMG: Lê Văn Sơn, Vũ Văn Thanh, Lê Phạm Thành Long, Lê Vũ Quốc Nhật, Nguyễn Văn Toàn, Ksor Úc, Nguyễn Văn Anh, Công Phượng. Ảnh: Hữu Dũng
Các bạn nhận ra được bao nhiêu cầu thủ trong hàng dọc 9 cậu học sinh này? Ảnh: Hữu Dũng
16 học viên của Học viện HAGL JMG dự đám cưới của thầy Giôm - Guillaume Grachen hồi năm 2008.
Một trong những tấm ảnh "thời thơ ấu" được Văn Toàn lưu giữ kỹ lưỡng.
Không chỉ riêng HAGL, các lứa trẻ của Hà Nội FC cách đây hơn 5 năm còn có tính chất đào thải ác liệt hơn nữa. Trong ảnh là đội hình U17 Hà Nội dự U17 Quốc gia 2014, đến nay bật lên được đội 1 Hà Nội có Đặng Văn Tới, Đoàn Văn Hậu, Thành Chung, Đình Trọng, Quang Hải,... Ảnh: BTC
Đội U21 Hà Nội năm 2013 có sự xuất hiện của Quang Hải (áo trắng, quần 29), Đỗ Hùng Dũng (19), hai trụ cột của Hà Nội FC hiện tại. Ảnh: FBNV
Quang Hải thời được đôn lên U21 Hà Nội năm 2013. Ảnh: FBNV
Một phút sinh hoạt của đội U21 Hà Nội năm 2013. Bạn nhận ra được bao nhiêu cầu thủ trong bức ảnh này? Ảnh: FBNV
TK
Bóng đá và chuyện tín ngưỡng đầu năm: Thầy Park và các SAO "mê tín" thế nào? CLB, quan chức và cả các cầu thủ ở V-League cũng rất tin vào thần linh và duyên số. CLB Hà Nội đầu năm 2020 này theo thông lệ lại đi lễ, đội ĐKVĐ V-League được cho là đội coi trọng tín ngưỡng nhất ở bóng đá Việt Nam. Từ 10 năm trước đội bóng Thủ đô đã tới những nơi linh thiêng...