Thử mổ xẻ nguyên nhân vụ chìm tàu ở Cửa Đại
Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, đến 19h ngày 28/12 (tức đã trải qua 4 ngày 3 đêm) vẫn chưa tìm thấy tung tích 4 nạn nhân còn lại.
Hiện nay, một đội đặc công đã được điều động tìm kiếm từ cảng Đà Nẵng cho đến tận cảng Chu Lai (Quảng Nam). Cùng với đó, lực lượng chuyên trách cũng đang tiến hành điều tra để làm rõ nguyên nhân của vụ chìm tàu kinh hoàng khiến 7 người chết và mất tích.
Khu vực tàu bị cạn rất gần với bờ biển nên chỉ có những tàu công suất nhỏ mới tham gia trục vớt tàu bị chìm. Ảnh: TTXVN
Điểm lại tình hình thời tiết trong 7 ngày qua (tức là trước vụ tai nạn chìm tàu 4-5 ngày) do Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Trung bộ cảnh báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thời tiết diễn ra thất thường, không khí lạnh đổ về nhiều nên nhiều vùng ở Quảng Nam trời lạnh, có mưa, đặc biệt rất nguy hiểm ở khu vực trên biển, các tàu thuyền hoạt động trên biển cần chú ý và không được qua lại những vùng có thời tiết nguy hiểm.
Vấn đề đặt ra là tại sao chiếc tàu gỗ có công suất nhỏ (60CV) mang BKS Qna-0063 vẫn chở 35 người từ đảo Cù Lao Chàm vào đất liền trong sức gió cấp 5, cấp 6, biển động rất mạnh?
Video đang HOT
Thân nhân những người bị mất tích vẫn mòn mỏi hướng về biển khơi để cầu nguyện
Theo lời kể của anh Nguyễn Thanh Tùng (48 tuổi, trú tổ 1, khối phố Phước Hải, phường Cửa Đại, TP Hội An, là ngư dân xin đi nhờ trên chuyến tàu Qna-0063), sáng 25/12, anh ra đảo Cù Lao Chàm để đi đám giỗ ba ruột. Đến khoảng 11h30, được tin là có tàu của tiểu đoàn 70 vào đất liền nên anh tranh thủ xin đi theo quá giang vào bờ. Khoảng 12h thì tàu rời đảo Cù Lao Chàm.
“Trong suốt quá trình tàu chạy, vì sóng to, gió lớn nên tàu chạy rất chậm, một số người bị nôn vì say sóng. Khi tàu chỉ cách bờ hơn 1 cây số thì anh em chúng tôi nghe tiếng hô to của ai đó. Rồi tàu bị chao đảo, mọi người bị lắc lư theo tàu. Vài phút sau tàu bị lộn nhào. Vì bị say sóng nên chúng tôi không trở tay kịp. Tàu chìm, tôi may mắn vớ lấy cái ba lô nên không bị đuối nước, sau đó có ai đưa tôi vào bờ” – anh Tùng kể lại.
Cũng theo lời anh Tùng, khi tàu chạy thì gió rất mạnh trong khi 35 người không ai mặc áo phao và cũng không có ai đề cập đến việc mặc áo phao. Vì thế, khi tàu chìm nên mọi người mới lúng túng, hốt hoảng.
Trong số những cán bộ đi theo đoàn, ông Vương Quốc Hòa nhớ lại: “Tàu chìm được vài phút, tôi mới thấy áo phao từ dưới nước ngoi lên. Trước khi tôi và anh em chụp lấy được áo phao thì cũng sắp đuối sức”.
Là người trực tiếp điều khiển và cho nổ neo khởi hành con tàu này vào lúc gần 12h trưa hôm 25/12, anh Phạm Xuân Phương ngậm ngùi: “Vào thời gian đó, vì sợ anh em chiến sĩ trễ buổi học nên đích thân tôi đã cho khởi hành con tàu. Khi ấy, ở đảo Cù Lao Chàm cũng có biển động nhưng gió nhẹ, không như khi gần vào đất liền.
Khoảng hơn 2 giờ lênh đênh trên biển, gió mỗi lúc càng lớn, sóng biển càng dâng cao. Mải lo lái tàu tránh sóng to, gió lớn nên tôi quên nhắc nhở mọi người mặc áo phao cất dưới cabin tàu. Khi tàu gần đến đất liền, tôi thấy tình hình tàu khó lòng mà vào đất liền được. Khi sóng đánh mạnh và nước tràn lên boong tàu tôi mới hô hoán cho mọi người xuống cabin lấy áo phao mặc vào nhưng mới vừa hô xong thì cũng là lúc tàu bị lộn nhào xuống nước và chìm hẳn vài giây sau đó”.
Khu vực tàu bị nạn gần bờ (cách khoảng 600 mét so với bờ biển và 1,5km so với bến cảng Cửa Đại), do đó các tàu lớn của Hải quân không vào được để cứu, chỉ trông chờ các tàu nhỏ và thuyền thúng của lực lượng ngư dân biển. Liệu rằng, 28 người được cứu sống ấy có được may mắn sống sót hay không, hay là đã đi theo 7 nạn nhân xấu số kia, nếu tàu lật ngoài khơi?
“Nếu trên tàu có đủ áo phao, phao cứu sinh và đảm bảo rằng tất cả đều nằm trên boong tàu thì con số người chết và mất tích sẽ giảm đi rất nhiều. Đồng nghĩa với đó là sẽ không có những cái chết thương tâm” – anh Đoàn Minh Phúc, một trong những người đầu tiên lao ra cứu người ngậm ngùi.
Theo Bee.net.vn
Vụ chìm tàu ở Quảng Nam: Một thi thể dạt vào bờ
Vào lúc 14 giờ ngày 27-12, chị Hồ Thị Liễu (35 tuổi, trú thôn 5, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), ra bờ biển và phát hiện một thi thể đang trôi. Chị gọi chồng là anh Trương Giang cùng anh Trương Duẫn bơi thúng ra vớt đưa vào bờ.
Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm các nạn nhân
Xác định thi thể trên là chiến sĩ Lê Văn Chí (trú xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), là một trong 5 chiến sĩ mất tích trong vụ chìm tàu ở cửa Đại, Hội An vào trưa ngày 25-12.
Sau khi nhận thông tin từ xã Duy Hải, Đoàn cứu hộ do ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó Tư lệnh quân khu V, đã có mặt tại xã Duy Hải, để xác nhận và làm thủ tục đưa thi thể chiến sĩ Chí về mai táng.
4 thi thể còn lại đang được đội cứu hộ tích cực tìm kiếm.
Theo Người Lao Động
Vụ chìm tàu ở Cửa Đại (Hội An), 5 sỹ quan quân đội vẫn mất tích Khoảng 12 giờ 45 ngày 25-12, tàu gỗ mang số hiệu QNa 0063 do ông Nguyễn Xuân Phương điều khiển đang trên đường từ đảo Cù lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam) đến khu vực Cửa Đại thì gặp sóng lớn đánh gãy bánh lái và lật úp khiến 5 người mất tích và 2 người chết. * 2 phụ nữ đi...