Thử máu không cần lấy mẫu
Các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Sheba của Israel vừa sáng chế ra một thiết bị thử máu không cần dùng kim tiêm để lấy máu như thông thường.
Thiết bị mới xét nghiệm máu không cần lấy mẫu
Theo nhóm nghiên cứu, đây sẽ là phương pháp xét nghiệm máu không cần lấy mẫu đầu tiên trên thế giới. Thay vào đó, y tá chỉ cần dùng một thiết bị quét cặp mắt của người bệnh trong vài giây và cho kết quả chính xác ngay lập tức.
Phương pháp xét nghiệm máu hiện nay đòi hỏi phải trích một lượng máu nhất định từ cánh tay hoặc ngón tay của người cần xét nghiệm, sau đó đưa mẫu máu vào phòng xét nghiệm để đo hàm lượng một số thành phần trong máu, hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.
Công nghệ mới được xây dựng dựa trên cấu trúc các mạch máu có trong mắt. Các nhà khoa học phân tích thành phần mạch máu này thông qua sử dụng sóng ánh sáng.
Ông Harel Baris, một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết với thiết bị mới, người bệnh không phải đến bệnh viện để lấy máu xét nghiệm mà chỉ cần ngồi nhà thực hiện, sau đó gửi kết quả dưới dạng thông tin cho bác sĩ. Việc này không những giúp giảm thời gian, công sức mà còn giúp quá trình điều trị của người bệnh trở nên
nhẹ nhàng hơn.
Video đang HOT
Theo Times of Israel, nhóm nghiên cứu sẽ đưa công nghệ này lên trạm không gian ISS vào tháng 10 cùng với nhà du hành vũ trụ người Israel Eytan Stibbe. Hy vọng rằng sau khi thử nghiệm trong môi trường không trọng lực, thiết bị sẽ được hoàn thiện hơn.
Giác hơi giúp giảm đau nhức, mệt mỏi, đả thông kinh mạch nhưng có 3 nhóm người tốt nhất không nên thử nếu không muốn bệnh thêm trầm trọng
Mùa hè cũng là thời điểm mà nhiều người chọn để thư giãn bằng giác hơi. Theo y học cổ truyền phương Đông, giác hơi có thể huy động chức năng sửa chữa tế bào gốc, chức năng hấp thụ của tế bào máu hoại tử, cuối cùng giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể.
Một số người nghĩ rằng dấu vết để lại sau khi dùng giác hơi có màu càng đậm có nghĩa là hiệu quả càng tốt. Thực tế, dấu vết để lại sau khi giác hơi sẽ tự động biến mất sau khoảng 7 ngày, và màu sắc của giác hơi chủ yếu phụ thuộc vào độ ẩm bên trong cốc, khoảng thời gian thử giác hơi, kỹ thuật của bác sĩ... Nói chung, giác hơi có những công dụng sau:
- Giảm đau nhức cơ và mệt mỏi
Khi cơ bắp ở trạng thái căng thẳng, việc sử dụng giác hơi sẽ sử dụng kích thích vật lý và áp suất âm để gây vỡ, tắc nghẽn mao mạch, điều này khiến lưu lượng trao đổi máu cục bộ sẽ giảm tương đối, có thể làm giảm mỏi cơ, thư giãn cơ và tiêu trừ mệt mỏi.
- Đả thông kinh mạch
Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều hệ thống kinh mạch và cơ quan, nếu một bộ phận nào đó trong cơ thể bị tắc nghẽn thì sức khỏe cũng gặp vấn đề, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Vì vậy, lúc này giác hơi không những có thể khơi thông những kinh mạch bị tắc nghẽn này mà còn giữ được khí và huyết của mọi người không bị cản trở.
Mặc dù giác hơi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số người không thích hợp để dùng giác hơi, tùy vào thể trạng của người đó, nếu là người có cơ địa bên ngoài thường có biểu hiện đau nhức xương khớp sử dụng giác hơi sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, đối với người nội ẩm, thường biểu hiện như lưỡi dày và nhờn, miệng ăn không ngon, kém ăn, phân lỏng thì tác dụng của điều hòa của giác hơi có thể không rõ ràng.
Ngoài ra, có 3 nhóm người tốt nhất không sử dụng giác hơi bởi nó có thể gây hại thêm cho sức khỏe.
3 nhóm người không nên dùng giác hơi
1. Người bị bệnh ngoài da
Những người có vấn đề về da như dị ứng da, phù nề và các bệnh khác thì giác hơi không thích hợp để được sử dụng. Bởi trong trường hợp này, giác hơi có khả năng làm cho các vấn đề về da thêm nghiêm trọng, đồng thời nó cũng gây ra bất lợi cho việc chữa lành những bệnh ngoài da này. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên dùng giác hơi khi đang mắc bệnh ngoài da.
2. Người thể trạng yếu
Những người đang có thể trạng yếu ớt nếu chọn giác hơi thì cơ thể sẽ càng yếu đi, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng âm - dương. Thậm chí, trường hợp nặng có thể bị chóng mặt, nôn mửa khiến cơ thể rơi vào nguy hiểm.
3. Người bị bệnh phổi
Với những người bị bệnh phổi, áp suất trong khoang ngực sẽ thay đổi đột ngột trong quá trình dùng giác hơi, có thể gây tổn thương phế nang, thậm chí là vỡ phế nang. Do đó, những người như vậy phải cẩn thận, tốt nhất không dùng giác hơi.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý, sau khi sử dụng giác hơi cần tránh bị nhiễm lạnh, nên tránh đi tắm ngay, tránh giác hơi nhiều lần ở cùng một tư thế.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Sốt vài ngày không khỏi, đi khám ra ung thư hiểm ác Sau nhiều lần thấy người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, anh T đi khám mới biết mình mắc căn bệnh máu trắng. Dấu hiệu nhầm lẫn sốt thông thường Anh Nguyễn Minh T. (35 tuổi, ở Thái Bình) bị ung thư máu, đã được điều trị 1 năm. Anh T. tâm sự đúng bằng giờ năm ngoái, anh vẫn đi làm bình thường...