Thử lòng ba cô con gái lấy chồng xa, mẹ già xin ngủ lại nhà và nhận được cái kết
Con cái bất hiếu muôn đời là nỗi đau lớn nhất của những người làm cha mẹ. Câu chuyện nhỏ được chia sẻ gần đây trên mạng xã hội chắc hẳn khiến nhiều người có thêm bài học về lòng hiếu thảo.
Khi xã hội càng phát triển, người ta có thể mua được nhiều thứ bằng tiền thì các giá trị khác của cuộc sống đều dễ dàng bị bỏ quên. Đối với nhiều người, đồng tiền còn quan trọng hơn cả tình thân ruột thịt. Vì tiền, họ sẵn sàng hắt hủi, bạc đãi ngay cả bậc sinh thành.
Ở một thôn nọ có bà quả phụ họ Vương gia cảnh bần hàn, sống cùng ba cô con gái. Chồng mất sớm, để lại đàn con còn thơ dại, bà trở thành trụ cột trong gia đình, một tay vất vả nuôi nấng ba con ăn học nên người. Vì con, người mẹ ấy sẵn sàng chịu đựng mọi nỗi đắng cay, không quản đêm ngày làm việc quần quật để các con không thua bạn kém bè.
Ba cô con gái bình yên lớn lên trong vòng tay mẹ, được mẹ lo lắng từ miếng ăn giấc ngủ đến tấm áo, manh quần. Khi các con bước vào tuổi cập kê, bà Vương lại lao tâm khổ tứ lo việc trăm năm cho từng đứa. Mỗi lần con gái đi lấy chồng, bà lại thêm phần già nua, chẳng mấy chốc đã trở thành một bà lão tóc bạc, da dẻ nhăn nheo, chân chậm mắt mờ.
Mùa đông năm đó, bà Vương cảm thấy sức khỏe đã yếu đi nhiều, đừng nói đến chuyện cơm nước, đi lại, ngay cả việc xuống giường cũng rất khó khăn. Người mẹ già thầm nghĩ, có lẽ ông Trời sắp sửa nhìn đến mình, đã tới lúc phải tính chuyện hậu sự cho bản thân.
Kể từ khi cô con gái út đi lấy chồng, bà Vương đã quen với cuộc sống đơn độc. Ở một mình tuy vất vả nhưng bà không muốn phiền đến con cái, phần vì ngại gia đình bên nội của các con. Bà Vương đã từng quyết định sẽ một mình sống nốt quãng đời còn lại trong gian nhà tranh mưa dột. Hiềm nỗi, có một việc vẫn luôn khiến bà canh cánh trong lòng. Đó là, trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà Vương muốn trao lại cho con cây trâm vàng của tổ tiên để lại.
Sinh được ba cô con gái nhưng bảo bối lại chỉ có một nên người mẹ già định bụng sẽ để lại trâm vàng cho người con hiếu thảo nhất. Chỉ như vậy, khi bước sang thế giới bên kia, bà Vương mới an lòng. Thế nhưng, chính bà cũng cảm thấy phân vân khi phải chọn ra đứa con có hiếu nhất trong ba &’khúc ruột’ của mình. Cuối cùng, bà lão cũng nghĩ ra một cách…
Lại nói về ba cô con gái, sau khi lấy chồng thì như cánh diều đứt dây, chẳng mấy khi về thăm nom, chăm sóc người mẹ già yếu. Bà Vương quyết định phải đến chơi nhà ba con một chuyến. Nghĩ là làm, sáng sớm hôm sau, bà lão thu xếp tới nhà cô con gái lớn. Được gả vào một gia đình giàu có nhất nhì thôn nhưng trong bữa cơm mời mẹ, cô cả lại chỉ dọn ra vỏn vẹn một đĩa dưa muối, một chén cháo nhạt và một bát đậu đũa xào khô quắt.
Bà Vương thoáng chút tủi thân, thẹn thùng nói răng không còn khỏe, tùy tiện húp vài thìa cháo rồi từ biệt. Chưa được bao xa, bà đã gặp cậu cháu trai vừa đi học về. Thấy bà ngoại đến, cậu bé phấn khích chạy lại ôm lấy bà:
_Bà ngoại cùng cháu về nhà ăn cơm nhé, mẹ bảo hôm nay có món chân giò hầm thuốc bắc và vịt quay Bắc Kinh ngon lắm ạ.
Bà Vương cảm thấy như có một thứ gì đó đang vỡ vụn trong lòng nhưng vẫn cố nén đau khổ, xoa đầu đứa cháu:
_Bà ngoại đã ăn rồi, con vào nhà đi nhé.
Video đang HOT
Buổi trưa, bà lão tiếp tục đến thăm nhà cô con gái thứ hai. Cô hai có chồng là tài xế xe tải, gia cảnh tuy không giàu nhưng cũng gọi là có của ăn của để. Gặp lại mẹ sau một thời gian dài nhưng cô hai không mấy vui vẻ, bưng lên một đĩa rau giá xào còn thừa lại, mấy chiếc bánh bao nguội ngắt và một chén nước cho mẹ dùng cơm.
Nhìn mâm cơm đạm bạc, lòng bà Vương trào lên một cảm giác chua xót. Bà lão thấy mình chẳng khác nào kẻ ăn xin trong chính ngôi nhà của con gái ruột. Im lặng ăn được vài miếng thì nước mắt người mẹ già tuôn rơi lã chã. Cô hai vờ như không thấy, lạnh lùng nói:
_Mẹ, bây giờ cũng đã quá trưa rồi, nhân lúc trời còn sáng mẹ mau lại nhà cho sớm, cha bọn trẻ cũng sắp về rồi, con còn bận nhiều việc lắm.
Bà lão gật gật đầu, ngước mắt nhìn mặt trời giữa trưa, xoa nắn đầu gối đau nhức, chậm rãi rời đi. Từ nhỏ đến lớn, hai đứa con gái này luôn khiến bà lao tâm khổ tứ. Vì các con, bà chẳng tiếc thứ gì. Vậy mà hôm nay bọn chúng lại đối đãi với bà như vậy, ngay cả một bữa cơm tử tế cũng không nỡ lòng cho mẹ.
Vừa đi vừa nghĩ chẳng mấy chốc trời đã nhá nhem tối. Bà Vương đã đứng trước cổng nhà cô con gái út từ lúc nào. Cô út thiệt thòi nhất trong ba chị em, vừa phải gả đi xa, lại chẳng lấy được chồng giàu như các chị. Nhà chồng cô cũng không tính là dư dả gì, chỉ dịp lễ Tết mới dám ăn thịt, ngày thường chỉ có cơm độn ngô, khoai.
Sau khi mời mẹ vào nhà, cô út rót cho mẹ chén nước, nói dăm ba câu chuyện rồi vội vã đi ra ngoài. Trong lòng bà Vương thoáng thất vọng, không ngờ những đứa con do bà dứt ruột sinh ra, vất vả nuôi nấng lại đối đãi với mẹ chúng lạnh nhạt như vậy. Ôm chiếc túi đựng cây trâm vàng, bà Vương cảm thấy chua xót, nếu không tìm được chủ nhân xứng đáng, bà sẽ mang theo bảo bối xuống mồ.
Ngồi chơi hồi lâu, bà lão đứng lên định ra về. Không ngờ khi vừa bước đến cửa thì gặp cô con gái út đang tay xách nách mang một làn rau thịt tươi sống. Cô út tươi cười với mẹ:
_Tối nay mẹ đừng về, mẹ ở lại đây với chúng con, cả nhà mình cùng ăn sủi cảo nhé.
Bà Vương lặng người vì xúc động, nước mắt thi nhau tuôn rơi. Cô út thấy mẹ khóc liền sà vào lòng bà, thỏ thẻ:
_Mẹ đừng lo lắng, chồng con đối xử với con rất tốt. Thời gian này tuy có vất vả một chút nhưng mọi thứ sẽ nhanh qua thôi. Chồng con nói sang năm kiếm được nhiều tiền hơn, sửa được nhà sẽ đón mẹ về sống cùng chúng con.
Bà Vương khóc nấc thành tiếng, gánh nặng trong lòng được gỡ xuống. Cuối cùng số phận cũng không bạc đãi bà, ông trời vẫn để lại cho bà một cô con gái hiếu thảo để bà nương tựa lúc già yếu. Bà lão run run trao cây trâm vàng cho con, kể lại đầu đuôi mọi chuyện:
_Con ngoan, đây là chút tài sản cuối cùng mẹ có thể để lại cho con. Bảo bối này ngay cả lúc túng quẫn nhất mẹ cũng không cam lòng bán nó đi, bởi vì mẹ coi nó là hi vọng. Chỉ cần có hi vọng, gian khổ đến đâu con cũng sẽ vượt qua được. Nay đã gần đất xa trời, mẹ trao nó lại cho con”.
Cô út gật đầu, nhớ lại khoảng thời gian bốn mẹ con nương tựa vào nhau mà sống, lặng lẽ lau nước mắt. Không lâu sau khi dọn về sống cùng vợ chồng con gái út, bà Vương bình thản rời khỏi thế giới này, kết thúc một cuộc đời vất vả hi sinh. Mộ mẹ còn chưa xanh cỏ, cô cả và cô hai đã xúm vào tranh giành mảnh đất mẹ để lại. Cô út không quan tâm, nhường hết cho hai chị, cùng chồng chí thú làm ăn, năng nhặt chặt bị, chẳng mấy chốc cũng có của ăn của để. Vào lúc khó khăn nhất, cô vẫn quyết không bán trâm vàng vì nhớ lời mẹ dạy, đó là hi vọng, chỉ cần có hi vọng, cuộc sống sẽ này sẽ không còn nhiều trở ngại nữa.
Theo Bi Fang/Phununews
Lạ lùng người cha thuê luật sư "đòi con" cho dâu cũ
Để bỏ được vợ và cưới bạn gái, người chồng đã thuê người tán tỉnh vợ để thám tử "bắt quả tang" vợ ngoại tình. Khi đòi quyền nuôi con, anh ta lại hành hạ, đánh đập con, cấm đoán vợ cũ đến gặp con. Ngay cả người cha cũng không thể chấp nhận nổi hành xử của con mình.
Câu chuyện "đòi con" với nhiều tình tiết ly kỳ khiến luật sư Nguyễn Hồng Thái dù kể lại vẫn tỏ thái độ kinh ngạc không thôi. Anh nhận được lời mời đến làm thủ tục "đòi con" của một người cha. Nhưng không phải ông "đòi con" cho mình mà là thuê hộ con dâu cũ để chị có thể "đòi con", tức cháu của ông.
Người cha kể, Hùng - tên con trai ông cũng mới ngoài 30 tuổi, đang sống ở Tây Hồ. Cách đây 7 năm, Hùng kết hôn với Thu, hai vợ chồng sống với nhau cũng khá êm ấm và có 1 cậu con trai. Chuyện bắt đầu khi Hùng quyết định hùn vốn với bạn gái tên là Lan, cũng đã có chồng, để kinh doanh. Do có nhiều chuyện bàn bạc nên hai cặp vợ chồng thường xuyên thân thiết qua lại, rủ nhau đi ăn chơi, đi du lịch.
Hùng thuê người tán tỉnh, lao vào ôm vợ rồi lại thuê thám tử chụp ảnh làm "bằng chứng" (Ảnh minh hoạ IT)
Nhưng cũng không biết từ lúc nào, tình bạn giữa Hùng và Lan được "lên đời" thành nhân ngãi. Trong khi Thu vẫn u u mê mê, chăm sóc, thương yêu chồng và thân thiết, quý mến cô bạn chồng thì Hùng đã lên kế hoạch bỏ vợ, để được kết hôn với "tình yêu đích thực" của đời mình.
Để dành được quyền chủ động trong ly hôn, Hùng đã dùng sim rác, nhắn tin tán tỉnh vợ, sau đó "bắt quả tang". Chưa dừng ở đó, Hùng cũng thuê người, đến nơi làm việc của Thu để tặng quà, tặng hoa, nói lời tán tỉnh, yêu thương, lao vào ôm hôn vợ và thuê thám tử chụp ảnh làm "bằng chứng".
Trước "chứng cứ" mười mươi của chồng, cho dù Thu có nói oan uổng thế nào cũng Hùng vẫn giả bộ điên cuồng tức giận và nhất quyết ly hôn. Đau khổ, oan uổng, Thu đã không thiết tranh giành của cải khi ly hôn nên chỉ được "đền bù tuổi xuân" vài chục triệu, dù gia tài của hai người đáng giá bạc tỷ.
Điều khiến Thu đau lòng nhất chính là không giữ được quyền nuôi con trai vì Hùng cho rằng Thu "hư hỏng, không đủ tư cách nuôi dạy con". Thu cũng chỉ là cô thợ may, tiền bạc cũng không rủng rỉnh như Hùng nên không thể theo đuổi kiện cáo để đòi con.
Người cha kể tiếp, bản thân ông vốn là cựu chiến binh, sống chính trực nên không thể chấp nhận được tư cách, hành vi của con trai mình.
Ông chia sẻ, Hùng bỏ vợ và kết hôn với Lan, mỗi bên đều có 1 đứa con trai riêng, sau đó hai người có thêm 1 đứa con chung nữa. Dù đã giành con trai từ vợ cũ nhưng Hùng không hề yêu quý con mà thường xuyên đánh mắng. Hùng cũng ngăn cản vợ cũ đến gặp con, nên nhớ thương con, Thu chỉ có thể đứng từ xa.
Hùng còn bịa chuyện với nhà trường nơi con trai học rằng Thu là bà mẹ hư hỏng, doạ sẽ kiện trường nếu lén cho Thu gặp con. Vì thế, bao lần Thu đến cổng trường xin gặp con mà không được.
Đã có lần, Thu đã phải gọi cả công an can thiệp để đến gặp con. Thậm chí, để Thu không thể tìm con ở trường, Hùng còn sẵn sàng chuyển con hết trường này qua trường khác.
Ông bố đã đưa cho luật sư Thái xem những bức ảnh đứa trẻ bị Hùng đánh mông tím bầm, có lúc lại bắt cháu bê cơm nguội ngồi cạnh cửa ăn như trẻ ăn mày. Ông thực sự quý mến cô con dâu cũ, rất tin tưởng nếu cháu mình được mẹ nuôi sẽ lớn lên khoẻ mạnh.
Ông bố cũng cho biết, hai vợ chồng ông không chịu nổi sự tệ bạc của con trai nên cũng đã sống riêng. Nhưng mỗi lần về gặp cháu trai, ông xót quá chừng. Đứa cháu cũng đã gần 5 tuổi, nhưng vì bị bố ngược đãi, bị tước đoạt quyền gặp mẹ nên lúc nào cháu cũng ngơ ngác, buồn rầu, không lanh lợi, tươi cười như bạn bè cùng tuổi.
Thu đã buông vì không muốn làm con đau (Ảnh minh hoạ IT)
Khi gặp luật sư Thái, người mẹ nhắc đến con là nước mắt như mưa. Chị luôn tự hỏi: "Tại sao anh ta giành con với tôi mà còn không yêu quý, không chăm sóc nó. Tại sao anh ta dựng chuyện tôi ngoại tình để ly hôn mà ly hôn xong rồi anh ta còn căm thù tôi, còn bịa chuyện để cấm tôi gặp con?".
Dù không yêu con, hành hạ con, nhưng khi ra toà để phân xử, đòi lại quyền nuôi con, Hùng cũng hăng hái thuê đến 2 luật sư để cãi cho mình. Hùng còn doạ nếu Thu tiếp tục đòi con thì anh ta sẽ hành hạ đứa bé nhiều hơn. Giằng co nhiều lần, cuối cùng Thu bỏ cuộc.
Chị cho biết, chị không thể để con đau đớn hơn. Đợi con lớn thêm vài tuổi, chị chuẩn bị hết điều kiện kinh tế, chị sẽ tiếp tục hành trình đòi con. Còn người cha cũng dự định đón cháu một thời gian về chăm sóc, vì vợ chồng Hùng quá bận để quan tâm 3 đứa con.
"Giống như câu chuyện mẹ đẻ và kẻ bắt cóc cùng tranh giành nhận đứa trẻ là con mình. Quan toà đã cho hai người mẹ mỗi người cầm một tay đứa trẻ để kéo, ai giành được sẽ nhận được con. Cuối cùng, người mẹ vì sợ con đau mà buông tay. Trường hợp chị Thu có lẽ cũng như vậy" - luật sư Thái nói.
Theo Diemdiem/24h
Vì người đàn ông mình yêu, phụ nữ chẳng bao giờ tiếc điều gì Sẽ như thế nào nếu một ngày bạn ngủ dậy, nhìn sang khoảng giường bên cạnh, nắng vẫn len vào soi rọi từng vệt chăn được xếp gọn gàng ngăn nắp đấy, nhưng người vừa ngủ cùng bạn đêm qua, đã không còn ở đây? Chỉ là họ lặng lẽ biến mất như vậy, bình bình đạm đạm không để lại dấu tích...