Thủ lĩnh Taliban lần đầu lộ diện, cầu cứu quốc tế
Lần xuất hiện đầu tiên kể từ khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan, thủ lĩnh Mullah Mohammad Hassan Akhund, Thủ tướng lâm thời Afghanistan, kêu gọi quốc tế hỗ trợ và cam kết không can thiệp các nước.
Thủ tướng lâm thời Afghanistan, thủ lĩnh Taliban, Mullah Mohammad Hassan Akhund (Ảnh: AFP).
“Chúng tôi đảm bảo với tất cả các nước rằng chúng tôi sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của họ và chúng tôi mong muốn có quan hệ kinh tế tốt đẹp với tất cả các nước”, RT dẫn lời người đứng đầu chính quyền lâm thời Afghanistan và là đồng sáng lập Taliban Mullah Mohammad Hassan Akhund nhấn mạnh trong bài phát biểu đầu tiên được phát sóng trên truyền hình ngày 27/11.
Trong bài phát biểu kéo dài 30 phút này, ông Hassan nói rằng, Taliban đang “nỗ lực nhất có thể để giải quyết các vấn đề của nhân dân Afghanistan”. Thủ lĩnh Taliban đổ lỗi cho chính quyền của cựu Tổng thống Ashraf Ghani gây ra những vấn đề này.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các tổ chức từ thiện quốc tế không rút lại các viện trợ, mà sẽ giúp đất nước chúng tôi”, ông Hassan nói. Ông cũng kêu gọi giới chức Mỹ giải phóng khối tài sản khoảng 10 tỷ USD mà Washington đang đóng băng của Afghanistan.
Lời kêu gọi trên được đưa ra ngay trước các cuộc đàm phán vào tuần tới giữa chính quyền Taliban và Mỹ ở thủ đô Doha của Qatar. Taliban trước đó cho biết sẽ hối thúc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận chính quyền Taliban, đồng thời kêu gọi Mỹ hỗ trợ tái thiết Afghanistan.
Video đang HOT
Afghanistan đang đối mặt thảm họa nhân đạo với một nửa trong số 38 triệu dân trên bờ vực đói nghèo. Lạm phát ở Afghanistan tăng phi mã, vượt tầm kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt, bởi dịch bệnh và bởi quốc tế rút viện trợ sau khi Taliban lên nắm quyền. Trước kia, viện trợ quốc tế chiếm tới 75% ngân sách của chính quyền Afghanistan cũ.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hồi giữa tháng 8 năm nay và lập ra chính phủ lâm thời. Tuy nhiên, Mỹ không công nhận chính quyền Taliban và đã lập tức đóng băng khối tài sản khoảng 9,5 tỷ USD của ngân hàng trung ương Afghanistan.
Chính quyền Taliban hiện phải đối mặt vô vàn thách thức trong đó có vấn đề khủng hoảng kinh tế, tài chính, khủng hoảng di cư. Theo một báo cáo của Hội đồng Tị nạn Na Uy, mỗi ngày có khoảng 5.000 người Afghanistan vượt biên trái phép sang Iran. Kể từ tháng 8 đến nay, khoảng 300.000 công dân Afghanistan đã vượt biên sang Iran. Hơn 3 triệu người Afghanistan hiện tị nạn ở Iran, trong khi 1,5 triệu người tị nạn ở Pakistan.
Đây không phải lần đầu tiên Taliban kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Giữa tháng này, ông Amir Khan Muttaqi, Ngoại trưởng lâm thời Afghanistan do chính quyền Taliban bổ nhiệm, đã gửi thư cho quốc hội Mỹ đề nghị hợp tác.
Ông Muttaqi hối thúc Mỹ “mở cánh cửa cơ hội cho quan hệ hai nước trong tương lai”, kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt và đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ, nông sản và sản xuất của Afghanistan. Ông cũng khẳng định, Taliban không gây mối đe dọa với thế giới và sẵn sàng hợp tác với các nước.
Taliban tuyên bố khôi phục biện pháp hành hình, chặt tay chân tội phạm
Một trong số thủ lĩnh của Taliban tuyên bố lực lượng này sẽ áp dụng trở lại biện pháp hành quyết và cắt cụt tay chân để trừng phạt tội phạm.
Thủ lĩnh Taliban Mullah Nooruddin Turabi (Ảnh: AP).
Trong cuộc phỏng vấn với AP , Mullah Nooruddin Turabi, một trong những người sáng lập lực lượng Taliban và là người thực thi việc diễn giải luật Hồi giáo hà khắc khi Taliban nắm quyền tại Afghanistan trước đây, cho biết Taliban sẽ tiếp tục thực hiện các vụ tử hình và chặt tay chân, nhưng có thể sẽ không thực hiện công khai.
Ông Turabi bác bỏ những chỉ trích về các vụ hành quyết của Taliban trong quá khứ. Những vụ tử hình này từng diễn ra trước đám đông tại một sân vận động. Ông cũng cảnh báo thế giới không nên can thiệp vào công việc của những nhà cầm quyền mới tại Afghanistan.
"Mọi người đều chỉ trích chúng tôi về các hình phạt tại sân vận động, nhưng chúng tôi chưa bao giờ bình luận bất kỳ điều gì về luật pháp và các hình phạt của họ. Không ai được quyền nói cho chúng tôi biết luật của chúng tôi sẽ phải như thế nào. Chúng tôi sẽ theo đạo Hồi và chúng tôi sẽ đưa ra luật của mình trên kinh Quran", ông Turabi nói tại thủ đô Kabul.
Kể từ khi Taliban chiếm thủ đô Kabul vào ngày 15/8 và giành quyền kiểm soát đất nước, người dân Afghanistan và thế giới vẫn theo dõi xem liệu Taliban có tái lập chế độ cai trị khắc nghiệt như họ từng làm vào cuối thập niên 1990 hay không.
Bình luận của ông Turabi cho thấy các nhà lãnh đạo của Taliban dường như vẫn cứng rắn và bảo thủ, ngay cả khi họ đang đón nhận những thay đổi mới về công nghệ.
Ông Turabi, ngoài 60 tuổi, từng là bộ trưởng tư pháp và là người đứng đầu của "Bộ Tuyên truyền đức hạnh và Phòng chống tệ nạn" (hay còn gọi là "cảnh sát đạo đức" của Taliban) trong thời kỳ Taliban cầm quyền tại Afghanistan, trước khi Mỹ đưa quân vào can thiệp quân sự. Ông Turabi bị mất một chân và một mắt trong trận chiến với quân đội Liên Xô vào những năm 1980.
Thế giới từng lên án các biện pháp trừng phạt của Taliban, thường diễn ra ở sân vận động thể thao của Kabul hoặc trong khuôn viên của nhà thờ Hồi giáo Eid Gah trước sự chứng kiến của hàng trăm người đàn ông Afghanistan.
Những tội phạm giết người thường bị bắn vào đầu. Đối với những tên trộm, hình phạt là chặt tay. Đối với những người bị kết tội cướp bóc trên đường cao tốc, họ sẽ bị cắt cụt một tay và một chân.
Ông Turabi nói rằng lần này, các thẩm phán, bao gồm cả phụ nữ, sẽ xét xử các vụ án, nhưng nền tảng của luật pháp Afghanistan sẽ là kinh Quran.
"Việc chặt tay là rất cần thiết cho an ninh", ông Turabi nói, đồng thời cho biết hình phạt này có tác dụng răn đe.
Theo ông Turabi, nội các Taliban đang nghiên cứu xem có nên trừng phạt nơi công cộng hay không và sẽ "xây dựng một chính sách".
Trong chính phủ mới của Taliban, ông Turabi phụ trách các nhà tù. Ông nằm trong số các thủ lĩnh của Taliban bị đưa vào danh sách trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Trong những ngày gần đây ở Kabul, các chiến binh Taliban đã áp dụng lại một hình phạt mà họ thường sử dụng trong quá khứ - bêu gương công khai đối với những người bị buộc tội trộm cắp.
Tuần trước, những người đàn ông ở Kabul đã bị dồn vào thùng sau của một xe bán tải, tay bị trói và bị diễu hành trên đường để làm nhục họ. Trong một trường hợp, khuôn mặt của họ được tô vẽ để xác định họ là kẻ trộm. Họ cũng bị treo bánh mì vào cổ hoặc nhét vào miệng.
Thách thức bủa vây Trung Quốc trong "nước cờ" tại Afghanistan Trung Quốc được cho là sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai chiến lược tại Afghanistan, sau khi Mỹ rút quân và Taliban lên nắm quyền. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp đại diện của Taliban hồi tháng 7 (Ảnh: SCMP). Cuộc gặp giữa các quan chức Trung Quốc với các thủ lĩnh Taliban hồi tháng 7 đã...