Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm
Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền mới Syria đang cố gắng thể hiện tính ôn hòa, nhằm vận động sự ủng hộ của phương Tây và xóa bỏ các lệnh trừng phạt.
Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham ( HTS) tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Thủ lĩnh nhóm Hayat Tahrir Al Sham (HTS), lực lượng đang nắm quyền tại Syria, ông Ahmed al-Sharaa vừa yêu cầu Mỹ gây áp lực buộc Israel rút quân khỏi vùng đệm tại biên giới và khu vực phía Syria của núi Hermon, theo kênh truyền thông Kan của Israel đưa tin ngày 3/1 (giờ địa phương).
Theo thông tin từ kênh này, ông Sharaa cũng kêu gọi Mỹ cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.
Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền mới của ông, lên nắm quyền sau khi lật đổ chính quyền ông Assad, đang cố gắng thể hiện tính ôn hòa, nhằm vận động sự ủng hộ của phương Tây và xóa bỏ các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, giới chức Israel tuyên bố chưa nhận được yêu cầu chính thức nào và khẳng định sự hiện diện của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại khu vực biên giới là cần thiết để đảm bảo an ninh.
Trước đó, trong ngày 3/1, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và người đồng cấp Pháp Jean-Noel Barrot đã gặp thủ lĩnh Sharaa tại Damascus, đán.h dấu chuyến thăm cấp cao nhất của các nước phương Tây kể từ khi chính phủ của ông Assad sụp đổ.
Phát biểu sau cuộc gặp, bà Baerbock nhấn mạnh rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ phụ thuộc vào tiến trình chính trị, đồng thời khẳng định châu Âu sẽ không tài trợ cho việc thành lập các cấu trúc Hồi giáo cực đoan mới tại Syria.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Đức cũng kêu gọi ông Sharaa cắt đứt quan hệ với Nga, một đồng minh quan trọng của chính quyền trước đây và lưu ý rằng “quyền của phụ nữ sẽ là thước đo” để đán.h giá tiến triển trong tình hình nhân quyền của Syria.
Bà Baerbock và ông Barrot đã nhấn mạnh sự hỗ trợ của châu Âu sẽ chỉ được cung cấp khi tất cả các nhóm trong xã hội Syria, bao gồm phụ nữ và người Kurd, được tham gia vào tiến trình chuyển tiếp của quốc gia này.
Trong khi đó, theo thông tin từ tờ Telegraph cho biết chính quyền lâm thời Syria đang có kế hoạch điều chỉnh chương trình giảng dạy theo hướng Hồi giáo hóa. Những thay đổi được đề xuất bao gồm việc thay thế thuật ngữ “bảo vệ quốc gia” bằng “bảo vệ Allah” và loại bỏ thuyết tiến hóa cũng như lý thuyết Big Bang khỏi chương trình khoa học.
Bên cạnh đó, các nội dung liên quan đến các vị thần được thờ cúng trước thời kỳ Hồi giáo tại Syria và vai trò lịch sử của Nữ hoàng Zenobia cũng bị giảm bớt.
Bộ trưởng Giáo dục Syria Nazir al-Qadri đã hạ thấp tầm quan trọng của các thay đổi này, cho biết chương trình hiện tại sẽ không bị thay đổi trước khi các ủy ban chuyên môn đán.h giá.
Ông cũng khẳng định rằng chỉ có nội dung ca ngợi chính quyền và quốc kỳ cũ được thay thế bằng cờ cách mạng là những thay đổi đáng kể.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng những thay đổi này thể hiện sự thiếu lắng nghe ý kiến từ các nhóm bên ngoài và kêu gọi biểu tình trước khi năm học mới bắt đầu.
Chính quyền lâm thời Syria dự kiến tổ chức Hội nghị đối thoại Quốc gia trong tuần tới nhằm xoa dịu những lo ngại từ các nhóm hoạt động và thiểu số. Dẫu vậy, các nhà hoạt động cho rằng các quyết định đơn phương như thay đổi giáo dục sẽ làm suy giảm sự tín nhiệm và nỗ lực hòa giải.
Cùng với các diễn biến quốc tế và nội bộ phức tạp, tương lai chính trị của Syria dưới thời lãnh đạo mới vẫn là câu hỏi lớn, đòi hỏi sự cân bằng giữa cải cách nội bộ và quan hệ với các cường quốc bên ngoài..
Syria tổ chức hội nghị toàn quốc bàn về tương lai đất nước
Syria đang chuẩn bị cho một hội nghị quốc gia quan trọng trong tuần này, quy tụ đại diện từ các tổ chức chính trị và tầng lớp xã hội đa dạng để định hình tương lai dưới chính quyền mới do phe đối lập lãnh đạo.
Thủ lĩnh lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) tại Syria Ahmad Al-Shara. Ảnh: IRNA/TTXVN
Thông báo về hội nghị được đưa ra sau các tuyên bố của nhà lãnh đạo trên thực tế của Syria, ông ahmad Al Shara, thủ lĩnh nhóm đối lập Hayat Tahrir Al Sham (HTS), người mà hôm 29/12 cho biết các cuộc bầu cử ở Syria có thể mất tới bốn năm, trong khi việc soạn thảo Hiến pháp mới có thể mất ba năm.
Ông Mohammad Khaled, đại diện về các vấn đề chính trị của chính quyền mới do HTS lãnh đạo, nói với tờ The National rằng hội nghị đối thoại quốc gia sẽ được tổ chức tại Damascus vào ngày 4 và 5/1 tới.
Theo ông Khaled, hội nghị sẽ có sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu đến từ mọi tỉnh, thành phố của Syria đại diện cho các đảng phái chính trị trên toàn quốc.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng 1.200 người Syria sẽ tham dự sự kiện với tư cách cá nhân thay vì là đại diện của bất kỳ tổ chức chính trị nào. Ngoài ra, 70 đến 100 cá nhân từ mỗi tỉnh, đại diện cho tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm phụ nữ và thanh niên, sẽ được mời tham gia.
Hội nghị có thể là cuộc tụ họp toàn quốc đầu tiên của các nhóm chính trị và giáo phái khác nhau của Syria sau 13 năm nội chiến. Nó cũng sẽ đóng vai trò là một bài kiểm tra quan trọng xem liệu chính quyền mới có thể thực hiện lời hứa đoàn kết đất nước trong kỷ nguyên hậu al-Assad hay không.
Ông Khaled cho biết những người tham gia hội nghị sẽ thảo luận về "một loạt các quyết định liên quan đến giai đoạn chuyển tiếp trong ba đến bốn năm tới", chẳng hạn như thành lập một ủy ban hiến pháp, soạn thảo một tuyên bố hiến pháp và đưa ra trưng cầu dân ý.
HTS được thành lập chủ yếu từ các nhóm thuộc tổ chức cực đoan Jabhat Al Nusra, vốn có liên hệ với Al Qaeda và bị nhiều quốc gia trên thế giới liệt vào danh sách tổ chức khủn.g b.ố. HTS đã cắt đứt quan hệ với Al Qaeda vào năm 2016 và tái định vị mình thành Hayat Tahrir Al Sham sau một cuộc thanh trừng do lãnh đạo của nhóm, ông Al Shara, trước đây được biết đến với tên gọi Abu Mohammed Al Jawlani, thực hiện.
Truyền thông địa phương cho biết ủy ban trù bị cho hội nghị sẽ sớm được công bố. Thư mời sẽ được gửi đi trong thời gian ngắn, với một nỗ lực đặc biệt để kêu gọi cả những người Syria ở nước ngoài, các chính trị gia, đại diện xã hội dân sự, chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền, được mời với tư cách cá nhân.
Các nhà tổ chức hy vọng hội nghị sẽ đưa ra một loạt các quyết định quan trọng để xác định bản sắc tương lai của Syria. Trong số này có việc giải tán Đảng Baath, đảng của Tổng thống bị lật đổ al-Assad và tái lập Quốc hội, ngoài việc tái thiết tất cả các lực lượng quân sự và an ninh.
Một kết quả dự kiến khác là thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia để soạn thảo Hiến pháp mới của đất nước. Ủy ban này sẽ đảm bảo rằng sự đa dạng phong phú của Syria được xem xét. Một cơ quan cố vấn có thể được thành lập để hỗ trợ một tổng thống lâm thời và hỗ trợ cơ quan hành pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hội nghị được công bố cùng với một loạt các bổ nhiệm mới cho chính phủ lâm thời, mới nhất là việc bổ nhiệm bà Maysaa Sabine vào vai trò người đứng đầu ngân hàng trung ương. Bà Sabine trước đây là Phó Cchủ tịch ngân hàng dưới chính quyền cũ và sẽ là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu tổ chức này trong hơn 70 năm lịch sử của ngân hàng trung ương.
Liên hợp quốc và nhiều quốc gia bao gồm cả Mỹ đã liệt HTS là một tổ chức khủn.g b.ố. Ông Al Shara trước đây đã tham gia vào một cuộc nổi dậy ở Iraq chống lại Mỹ với tư cách là thành viên của một nhóm mà sau này trở thành ISIS. Sau đó, ông lãnh đạo chi nhánh Al Qaeda ở Syria vào năm 2011, trong những năm đầu của cuộc nội chiến. Bất chấp điều này, các quan chức phương Tây và khu vực đã tham gia với ban lãnh đạo mới, đán.h giá kế hoạch và cam kết của họ.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng một phái đoàn cấp cao của Ukraine đã đến thăm Damascus hôm 30/12 để gặp ông Al Shara. Điều này theo sau chỉ đạo gần đây của Tổng thống Ukraine Zelenskyy cho Bộ Ngoại giao của ông để thiết lập liên lạc với chính quyền mới của Syria.
Ngoại trưởng Kuwait Abdullah Ali Al Yahya cũng đã đến thăm Damascus cùng ngày 30/12 cùng với Jassim Mohammed Al Badawi, Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Bộ Ngoại giao Kuwait cho biết
Điều này diễn ra sau chuyến thăm một ngày trước đó của Thứ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Yalchin Rafiyev, người đã gặp ông Assad Hassan Al Shibani, Ngoại trưởng của chính phủ chuyển tiếp Syria. Ông Rafiyev đề nghị sự hỗ trợ của Azerbaijan cho các nỗ lực tái thiết của Syria.
Tranh giành ảnh hưởng tại Syria: Thổ Nhĩ Kỳ vượt mặt Iran Sự sụp đổ đột ngột của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria không chỉ khiến đồng minh chủ chốt của ông là Iran rơi vào thế bị động mà còn đưa Thổ Nhĩ Kỳ lên vị trí dẫn đầu trong một Trung Đông đang biến đổi sâu sắc. Một thành viên của lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: iranintl...