Thủ lĩnh ‘giáo phái tình dục’ bị phạt 120 năm tù
Keith Raniere, 60 tuổi, lãnh án 120 năm tù với cáo buộc cầm đầu tổ chức chuyên tuyển phụ nữ vào làm “ nô lệ tình dục”.
Ngày 27/10, Raniere lãnh án tại tòa án liên bang tại quận Brooklyn, thành phố New York về nhiều tội danh như Buôn bán tình dục, Xâm hại trẻ em, và Buôn người. Ngoài phạt tù, Raniere còn bị phạt 1,75 triệu USD, mức tối đa pháp luật cho phép.
Nhà chức trách xác định năm 1998, Raniere thành lập tổ chức Nxivm, nơi bán nhiều khóa học phát triển bản thân (self-help) đắt đỏ cho khoảng 18.000 người tại Mỹ, Canada, và Mexico. Trụ sở của Nxivm được đặt gần thành phố Albany, bang New York.
Trong số thành viên của Nxvim, Raniere chiêu mộ 8 phụ nữ tham gia hội kín có tên D.O.S., viết tắt cho cụm từ tiếng La-tinh “Chủ nhân của những người phụ nữ phục tùng”. Hội này được cấu thành từ nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm do một “chủ nhân” đứng đầu với nhiều “nô lệ” ở dưới. Mỗi “nô lệ” sau đó tiếp tục tuyển mộ thêm cấp dưới.
Phụ nữ trong hội D.O.S. bị yêu cầu giao nộp “vật đảm bảo” như ảnh khỏa thân hoặc video “nhạy cảm”. Những vật này sẽ bị công khai nếu chủ nhân tiết lộ sự tồn tại của D.O.S. Theo nhiều phụ nữ, ban đầu họ tưởng rằng hội kín này là “nhóm trao quyền cho nữ giới” nhưng sau đó mới biết phải trở thành “nô lệ”. Họ bị Raniere xâm hại và bị đóng dấu bằng thanh sắt nung đỏ.
Keith Raniere. Ảnh: YouTube/Keith Raniere Conversations.
Trong số nạn nhân ra làm chứng tại tòa có Camila, người cáo buộc bị Raniere xâm hại tình dục từ năm 15 tuổi. Trong 12 năm, cô bị yêu cầu phải giữ cân nặng dưới 45 kg và từng bị bắt phá thai.
Theo cựu thành viên của Nxivm, “con mồi” của Raniere là người thiếu tự tin, những người hy vọng tìm được hạnh phúc thông qua các lớp phát triển bản thân đắt đỏ. Kể cả người có học vấn cao cũng mắc kẹt trong hệ thống của Raniere, thứ được quảng cáo là cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ của bản thân.
Tới năm 2017, D.O.S. lọt vào tầm ngắm của nhà chức trách sau khi một số cựu thành viên của Nxivm đệ đơn tố cáo về “giáo phái tình dục” này. Sau khi bị khởi tố vào tháng 3/2018, Raniere bị cáo buộc có quan hệ tình dục với nhóm 15-20 phụ nữ, trục lợi từ hệ thống đa cấp và nhận được hỗ trợ tài chính từ nhiều phụ nữ giàu có.
Video đang HOT
Tháng 5/2019, phiên tòa xét xử Raniere diễn ra với mức độ an ninh thường áp dụng khi xét xử tội phạm khủng bố hoặc trùm ma túy. Bồi thẩm viên được ẩn danh và ngồi xe có lực lượng chức năng hộ tống tới tòa. Sau một tháng nghe án, bồi thẩm đoàn tuyên Raniere phạm tội.
Trước Raniere, một số người khác dính líu tới Nxivm đã thỏa thuận nhận tội, bao gồm nữ thừa kế công ty rượu, nữ diễn viên, cựu đồng chủ tịch Nxivm cùng con gái.
Người Mỹ tưởng nhớ Thẩm phán Ginsburg
Hàng nghìn người Mỹ tới đặt hoa và bày tỏ thành kính với Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg trước Tòa án Tối cao ở Washington sau khi bà qua đời.
Thẩm phán Ginsburg qua đời hôm 18/9 do biến chứng của ung thư tuyến tụy di căn. Sau sự ra đi của bà, khuôn viên của Tòa án Tối cao đã biến thành một đài tưởng niệm, thu hút hàng nghìn người tới để bày tỏ lòng thành kính.
Trong ảnh là những bó hoa và lá thư, thông điệp ca ngợi Thẩm phán Ginsburg được người dân đặt trước Tòa án Tối cao ngày 19/9.
Ginsburg xuất thân từ tầng lớp lao động ở quận Brooklyn, thành phố New York, được Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Bill Clinton bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao năm 1993. Bà đã đưa ra những phiếu bầu quan trọng trong các phán quyết mang tính bước ngoặt đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ, mở rộng quyền của người đồng tính và bảo vệ quyền phá thai.
Người dân thắp nến bên ngoài Tòa án Tối cao ở Washington ngày 19/9.
Thẩm phán Ginsburg trước khi qua đời đã nói rằng không muốn người thay thế bà ở Tòa án Tối cao được bổ nhiệm trước khi nước Mỹ có tổng thống mới.
Sự ra đi của Ginsburg có thể làm thay đổi đáng kể cán cân tư tưởng của Tòa án Tối cao Mỹ, vốn đang có đa số thẩm phán theo tư tưởng bảo thủ với tỷ lệ 5-4. Trump có cơ hội mở rộng thế đa số này bằng việc bổ nhiệm thêm một thẩm phán bảo thủ, khi đang có sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ vào thời điểm bầu cử tổng thống đang cận kề.
Tấm biển ghi thông điệp tưởng nhớ Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg (RBG) được đặt bên ngoài Trường Luật Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, ngày 19/9.
Ginsburg là người theo chủ nghĩa tự do, được coi là đối thủ cứng rắn đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bà thường xuyên lên tiếng chỉ trích ông chủ Nhà Trắng, từng khẳng định "không muốn nghĩ tới" những ảnh hưởng của Trump với Tòa án Tối cao Mỹ.
Thông tin về cái chết của Ginsburg được công bố khi Tổng thống Trump đang phát biểu vận động tranh cử ở bang Minnesota, ông chỉ được các phóng viên báo tin sau khi kết thúc bài diễn thuyết. "Bà ấy vừa qua đời sao? Tôi không biết điều đó. Bà ấy đã sống cuộc đời tuyệt vời, còn có thể nói gì nữa đây", Trump tỏ ra ngạc nhiên nói.
"Cảm ơn vì tất cả. Chúng ta sẽ không đến được nơi chúng ta đang đứng ngày hôm nay nếu không có bà" là thông điệp được bên cạnh bức phác họa chân dung Thẩm phán Ginsburg.
Ginsburg là thành viên lớn tuổi nhất của tòa án và có thời gian giữ chức lâu thứ hai trong số các thẩm phán hiện tại. Bà là người phụ nữ thứ hai trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, sau Sandra Day O'Connor, người được bổ nhiệm 12 năm trước đó.
Người đàn ông quỳ gối trước các bậc thềm của Tòa án Tối cao sau cái chết của Thẩm phán Ginsburg ngày 18/9.
Ngay từ tối 18/9, hàng nghìn người đã tập trung trước Tòa án Tối cao để tưởng nhớ Ginsburg.
"Bà ấy là một huyền thoại... Bà ấy cho thấy một lòng gan dạ, một sự quyết tâm, sẵn sàng hy sinh sức khỏe và những năm tháng cuộc đời phụng sự đất nước", Kenneth Crawford, sinh viên mới tốt nghiệp Trường Luật Georgetown chia sẻ.
"Ruth Bader Ginsburg là biểu tượng cho phụ nữ", một người khác cho hay. "Thành công của tôi, gia đình tôi, vợ tôi, tôi sẽ không bao giờ có chúng nếu không vì Ruth, vì những gì bà ấy đại diện và đóng góp".
Một góc đặt nến và hoa cùng những thông điệp ca ngợi Thẩm phán Ginsburg bên ngoài Tòa án Tối cao.
Một phút mặc niệm dành cho Thẩm phán Ginsburg tại sân vận động Oakland, California, trước khi trận đấu bóng chày giữa hai đội Oakland Athletics và San Francisco Giants diễn ra ngày 19/9.
Tâm nguyện của thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ trước khi qua đời Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg nói không muốn người thay thế bà ở Tòa án Tối cao được bổ nhiệm trước khi nước Mỹ có tổng thống mới. "Mong muốn cháy bỏng nhất của bà là không bị thay thế cho tới khi một tổng thống mới được bầu", nữ thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg nói với cháu...