Thủ khoa nghèo nhận 10 triệu đồng một năm
Đỗ thủ khoa hoặc được điểm cao trong kỳ thi đại học nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, 7 tân sinh viên vừa nhận được học bổng “ Thắp sáng niềm tin” với số tiền 10 triệu đồng cho một năm học.
Bảy tân sinh viên nhận được học bổng gồm Nguyễn Thị Ngọc (thủ khoa ĐH Giao thông Vận tải), Cao Huy Bình (27 điểm, ĐH Dược Hà Nội), Nguyễn Thị Tuyết (thủ khoa ĐH Công đoàn), Nguyễn Thị Hằng (26 điểm, ĐH Y Hà Nội), Đặng Quốc Phong và Nguyễn Quốc Việt (tuyển thẳng vào ĐH Dược Hà Nội), Đinh Văn Đệ (thủ khoa ĐH Phạm Văn Đồng).
Các sinh viên nhận học bổng đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đinh Văn Đệ người dân tộc Hre, bố mất khi cậu mới 9 tuổi. Bốn năm sau mẹ Đệ qua đời. Năm cậu 16 tuổi thì chị gái ly hôn, bỏ nhà đi, để lại con thơ cho Đệ nuôi dưỡng. Hàng ngày, cậu vượt hơn 10 km từ nhà đến trường, chiều đi phụ hồ, lột vỏ keo, làm cỏ thuê trên rẫy mì.
Cuộc sống cơ cực nhưng Đệ vẫn gắng sức học và chăm sóc cho cháu gái. Vừa qua, Đệ đỗ thủ khoa ĐH Phạm Văn Đồng. Cậu hy vọng, vào đại học sau này có cơ hội để thoát nghèo, cháu gái lớn lên không phải lo chuyện cơm áo.
Video đang HOT
Đinh Văn Đệ bên cháu gái. Ảnh: Trí Tín.
Cùng được tuyển thẳng vào ĐH Dược Hà Nội nhưng Đặng Quốc Phong, Nguyễn Quốc Việt có bất hạnh chung là không còn cha. Mỗi lần nhìn di ảnh và thắp hương cho cha, Phong lại càng quyết tâm học tập. Còn niềm vui được tuyển thẳng đại học của Việt cũng không trọn vẹn khi căn bệnh ung thư xương giai đoạn cuối đã cướp đi cha em vào đầu tháng 9 vừa qua. Cả hai đều trông chờ vào đồng tiền kiếm được từ sự tảo tần của người mẹ.
Nguyễn Thị Tuyết cũng được mẹ vất vả sớm hôm với hơn sào ruộng, làm thuê làm mướn kiếm tiền cho con học. Còn Cao Huy Bình đã mất bố, cậu và người anh trai đang học đại học chỉ trông chờ vào người mẹ lam lũ với mấy sào ruộng. Tình cảnh khó khăn cũng tương tự với Nguyễn Thị Hằng khi ba chị em đi học nhưng gia đình thuần nông, mọi chi tiêu chỉ nhờ vào nguồn thu eo hẹp từ ruộng vườn.
Thủ khoa ĐH Giao thông Vận tải Nguyễn Thị Ngọc lại có gia cảnh nghèo nhất xã. Bố vào Nam làm thuê, mẹ em quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, lại phải chăm sóc bà nội già yếu và nuôi 2 con ăn học.
Trong suốt chặng đường 4 – 6 năm đại học, 7 tấm gương nghèo hiếu học trên sẽ được nhận học bổng để trang trải học tập.
Theo VNE
Muốn giữ chồng nhưng không thể đổi tính
Thương con, tôi vẫn mong chồng quay lại nhưng không sao thốt ra thành lời được.
Tôi là một phụ nữ đã lấy chồng và có cậu con trai năm nay vào lớp một. Vậy mà giờ đây tôi phải thui thủi một mình đưa con đến trường vì hai vợ chồng tôi đã ly thân cách đây 6 tháng. Hồi đó, chúng tôi quen nhau chưa được một năm thì kết hôn vì hai đứa đã đi quá giới hạn và có em bé. Một đám cưới nho nhỏ được tổ chức sau đó.
Trong thời gian chung sống, hai vợ chồng tôi thường xuyên cãi vã và tôi luôn là người thắng cuộc. Anh nhường nhịn tôi mọi thứ, anh không muốn vợ chồng to tiếng, cãi lộn, anh sợ hàng xóm cười chê. Còn tôi thì khác. Lúc nóng giận, tôi chẳng quan tâm tới những thứ xung quanh. Thậm chí, có thể vứt đi những thứ đang cầm trên tay hoặc trước mặt. Và tất nhiên nếu anh đi nhậu, chỉ cần một cuộc điện thoại là 5 phút sau anh phải có mặt tại nhà. Cũng vì tính hiếu thắng đó mà giờ này tôi phải nuôi con một mình.
Thời gian dần dần qua, anh không thể chịu đựng được tính ngông cuồng đó của tôi và chuyện gì tới cũng đã tới. Sau ba lần liên tiếp tôi đuổi anh ra khỏi nhà, anh đã ra đi. Vài ngày, anh tranh thủ qua thăm con, mua sữa cho con, ôm và hôn con thắm thiết. Tôi biết anh rất nhớ con nhưng không thể chấp nhận được người vợ như tôi nên không quay về nữa.
Từ ngày anh đi, cả gia đình anh ai cũng an ủi và khuyên nhủ hai vợ chồng tôi quay lại. Anh không nói gì và tôi nhớ không nhầm thì tôi cũng chưa bao giờ hạ thấp mình để xin lỗi hay năn nỉ anh một câu, chắc cũng vì cái tính của tôi luôn cho rằng mình đúng, không biết nhận sai. Mặc dù đêm đêm nhìn con, tôi vẫn mong anh quay lại nhưng không sao thốt ra lời được.
Anh ra đi với đôi bàn tay trắng vì tất cả tài sản tôi đã giành lấy. Tôi nói rằng tài sản chung là để nuôi con, tôi sẽ không chia cho anh một đồng nào cả. Anh cũng chẳng nói gì, anh bảo luôn muốn tốt cho hai mẹ con, muốn hai mẹ con sống tốt hơn anh. Anh không bao giờ toan tính gì hết. Anh đã viết đơn ly hôn nhưng tôi không ký và xé nó trước mặt anh. Tôi bảo sẽ không bao giờ ký vào tờ đơn đó nhưng anh nói rằng điều này không quan trọng vì anh có thể ly hôn đơn phương.
Có phải tôi là người quá ích kỷ, quá hiếu thắng không? Tôi là người vợ không tốt đúng không? Bây giờ, tôi phải làm gì đây? Tôi không muốn mất gia đình nhỏ của mình nhưng tôi không đủ tự tin để thay đổi bản thân. Trước mặt tôi, anh cũng đã nói với cả gia đình anh là không còn tình cảm gì nữa. Tính tình đã thế thì dù có quay lại thì cũng sẽ không hạnh phúc.
Anh bảo tính cách của tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi được vì trong thời gian qua, cứ mỗi lần gọi điện thăm con là hai vợ chồng lại cãi nhau. Tôi nên chấp nhận ly hôn hay cầu mong anh quay lại. Xin cho tôi lời khuyên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cậu bé trả 10 triệu đồng cho người đánh rơi Thây cụ bà đi xe đạp đánh rơi bọc tiên, Quang nhặt lên và chạy khắp làng đê tìm. Đên khi nhân lại hơn 10 triêu đông, bà cụ mới biêt mình bị rơi khoản tiền trả nợ. UBND huyên Nam Đàn (Nghê An) vừa có quyêt định trao tặng giây khen "Điên hình tiên tiên trong học tâp và làm theo tâm...