Thu hút vốn FDI phải đảm bảo nguyên tắc “win – win”
Để tận dụng được làn sóng đầu tư FDI mới, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần phải có cách làm khác trước đây trong việc lựa chọn các dự án FDI với những ưu đãi để thu hút các dự án này trên nguyên tắc cả đôi bên cùng thắng.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019 Ảnh: Internet.
Tại Tọa đàm “Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá” được tổ chức ngày 4/9, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, thu hút FDI và tình hình hoạt động của DN FDI có chịu tác động, nhưng tần suất quan tâm của các nhà đầu tư tới Việt Nam đều tăng lên. Sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua.
Về xu thế tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, theo ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dịch Covid-19 làm cho dịch chuyển nhanh hơn, rõ ràng hơn. Việt Nam ký rất nhiều FTA với các đối tác, đều là thị trường lớn trên thế giới, đây là vấn đề nổi trội, ưu thế của Việt Nam trong thu hút FDI, hấp dẫn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cho tới nay vốn FDI vào Việt Nam phần lớn từ các nước, vùng lãnh thổ thuộc châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…), rất ít nhà đầu tư từ Mỹ và EU. Trong khi Việt Nam rất kỳ vọng đầu tư từ EU, Hoa Kỳ, là những nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao, phù hợp với chúng ta trong chuyển đổi tái cơ cấu.
“Điều đầu tiên nhà đầu tư từ EU, Hoa Kỳ muốn là chính sách ổn định, rõ ràng và minh bạch. Không có tiền “gầm bàn”, không có chi phí phi chính thức. Họ là những người luôn luôn tuân thủ luật pháp, họ luôn trách rủi ro pháp lý. Thứ hai, phải có hạ tầng quy mô lớn”, TS. Nguyễn Đình Cung lưu ý.
Do vậy, chúng ta cần thay đổi cách thức quản lý và có lựa chọn trong thu hút FDI. Từng nhà đầu tư khác nhau thì phải thiết kế chính sách khác nhau, giống như cách cách may đo, với nguyên tắc và mục tiêu cuối cùng là cả hai bên phải cùng thắng.
Video đang HOT
Để tận dụng được làn sóng đầu tư mới, các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần phải có cách làm khác trước đây. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng, làn sóng dịch chuyển FDI không phải giờ mới xuất hiện, dịch Covid-19 là một điểm nhấn đẩy nhanh quá trình dịch chuyển. Tuy nhiên, vấn đề là làn sóng đó có tới Việt Nam không.
Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn thể hiện ở 2 vấn đề: FDI mới và FDI dịch chuyển.
Cụ thể, khi vốn FDI có làn sóng dịch chuyển và luồng vốn giảm thì Trung Quốc lại phải có những chính sách mới để thu hút FDI.
Dòng vốn dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc có thể quay về nước bản địa hoặc sang nước thứ 3. Hiện Ấn Độ, Indonexia… đều có những chính sách hấp dẫn để hút vốn FDI dẫn đến một cuộc cạnh tranh về đầu tư FDI khá quyết liệt.
Trong thế cạnh tranh đó, ông Đỗ Nhất Hoàng cho rằng chúng ta cần có đột phá mới thì mới có thể thu hút được nhiều hơn vốn FDI. Các bộ ngành cũng đã nghiên cứu và xem xét những giải pháp đột phá phù hợp với Việt Nam. Trong Luật Đầu tư đã có thêm điều khoản ưu đãi đầu tư đặc biệt với một khung ưu đãi đặc biệt được đưa ra rất cạnh tranh so với nhiều nước.
“Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt thu hút FDI. Chúng ta đã làm việc với các tập đoàn công nghệ, các tập đoàn đang yêu cầu giữ bí mật và đang trong qúa trình đàm phán, một số dự án lớn từ 500 triệu -1 tỷ USD đang được xây dựng và đàm phán trực tuyến. Sắp tới, một số tập đoàn lớn sẽ đến Việt Nam để đàm phán về đầu tư”, ông Hoàng thông tin.
Dưới góc độ DN, ông Hoàng cho rằng, cần phải nâng cấp DN Việt Nam bởi hiện DN chúng ta vẫn loay hoay trong việc kết nối với DN FDI. Cục Đầu tư nước ngoài rất mong muốn DN Việt tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.
“Để làm được điều đó có 3 cách: chính DN phải nâng cấp mình, có sự hỗ trợ của Nhà nước; DN Việt Nam mua lại DN FDI tại Việt Nam có công nghệ và đã tham gia vào chuỗi; DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, mua và tham gia vào các công ty đã tham gia vào chuỗi để học tập kinh nghiệm của họ”, ông Hoàng chia sẻ.
“Theo đánh giá, đầu tư trên toàn cầu giảm sâu, thậm chí âm trong năm 2020. Ở Việt Nam, vốn đầu tư mới, vốn tăng thêm và vốn giải ngân đều giảm so với năm 2019. Tuy nhiên, số dự án đăng ký mới tăng 6,6%; tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,87 tỷ USD, tăng 22,2%. XNK của khu vực đầu tư nước ngoài chỉ giảm 5-6%, điều đó chứng tỏ DN FDI bị tác động nhưng rất ít”.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài.
Thu hút FDI - Điểm sáng kinh tế trong đại dịch
Trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước trên đà suy giảm do chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu hút FDI từ đầu năm đến nay đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Dù chưa thoát ra được đà suy giảm song mức giảm đã được rút ngắn lại so với những tháng đầu năm, cho thấy đây là một trong những điểm sáng có thể bù đắp được một phần cho tăng trưởng kinh tế năm nay.
Kết quả thu hút FDI 7 tháng năm 2020 tương đối khả quan. Ảnh: ST
Một số tín hiệu tích cực
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong 7 tháng năm 2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài rót vào Việt Nam đạt 18,82 tỷ USD, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 1.620 dự án mới đăng ký đầu tư vào Việt Nam, tuy giảm 21,5% so với cùng kỳ năm 2019 về số lượng dự án song lại tăng về vốn với tổng vốn đăng ký đạt 9,46 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Một trong những nguyên nhân làm tăng vốn đầu tư chủ yếu là do Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD (chiếm 42,3% tổng vốn đăng ký mới). Dự án lớn này cũng đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ năm 2019, từ 4,3 triệu USD năm 2019 lên 5,8 triệu USD trong năm 2020.
Tương tự, vốn điều chỉnh cũng giảm về số lượng dự án điều chỉnh nhưng lại có sự tăng trưởng về số vốn. Theo đó, đã có 619 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 21,7% về số lượng dự án, nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,7 tỷ USD, tăng tới 37,7% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, chỉ tính riêng trong tháng 7, cả nước đã thu hút được 3,15 tỷ USD tăng tới 79,8% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 76,2% so với tháng trước đó. Đặc biệt, trong tháng 7/2020, lần đầu tiên, quốc đảo Malta, thường được biết đến như là một "thiên đường thuế" đã có nhà đầu tư dự án mới tại Việt Nam, nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam lên 137 đối tác. Đây là những tín hiệu tích cực, thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Đánh giá về thu hút FDI trong những tháng đầu năm 2020, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT cho biết, vốn đầu tư trong tháng 7/2020 tăng mạnh so với các tháng trước, chỉ sau tháng 4/2020 và so với cùng kỳ năm 2019. Quy mô dự án đầu tư mới, điều chỉnh cũng như quy mô góp vốn mua cổ phần đều tăng lên đáng kể, đạt 5,1 triệu USD/dự án mới, 10,7 triệu USD/lượt điều chỉnh vốn và 3,4 triệu USD/lượt góp vốn mua cổ phần.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đại dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, trong đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm trong 7 tháng đầu năm, chỉ bằng 95,9% so với cùng kỳ, song mức độ giảm đang cải thiện dần so với các tháng trước đó.
Bên cạnh đó, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn bị ảnh hưởng. Số dự án mới, điều chỉnh vốn đều giảm so với cùng kỳ, nhất là các dự án đăng ký mới (giảm cả trong tháng 7 và 7 tháng). Mặc dù vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn tăng lên, song vẫn chủ yếu tăng là nhờ các dự án lớn, đã được nộp hồ sơ và đàm phán trong một thời gian dài trước đó.
Cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư
Để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động làm suy giảm tăng trưởng, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này. Cụ thể, trong tháng 7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, trong đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương thành lập Tổ công tác đặc biệt thu hút FDI do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Tổ trưởng để phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tập trung giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển, nhất là từ các công ty đa quốc gia, có công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, mới đây, một tin không mấy vui đối với Việt Nam đó là việc ông lớn Apple có thể đang cân nhắc tạm ngừng kế hoạch sản xuất IPhone tại Việt Nam sau khi có chuyến thăm nhà máy của Luxshare, một trong những đối tác lắp ráp iPhone của Apple (tại khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang) để đánh giá khả năng sản xuất iPhone tại cơ sở này. Điều này như hồi chuông cảnh báo đối với Việt Nam trong việc chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng các tiêu chuẩn của các DN lớn. Bên cạnh khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam trong viêc cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư, nhiều chuyên gia cũng từng có ý kiến lo ngại về những hạn chế có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút đại bàng của Việt Nam. "Trong 10 năm qua, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tốt lên rất nhiều, nhưng tính cạnh tranh trong môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa bằng các nước lân cận đang có thế mạnh thu hút FDI như Thái Lan, Indonesia", chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.
Trước đó, tại diễn đàn bất động sản công nghiệp được tổ chức hồi giữa năm 2020, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Việt Nam đang mong đón được những dự án, những nhà đầu tư lớn và bất động sản công nghiệp là một yếu tố quan trọng thúc đẩy vấn đề này. Tuy nhiên, chất lượng quản lý khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất hạn chế... Ông cũng cho rằng, hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để đón "đại bàng". Cũng tại diễn đàn này, chia sẻ kinh nghiệm "dọn tổ đón đại bàng", ông Phạm Minh Phương, Chủ nhiệm CLB Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế, Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương cho rằng, để đón được "đại bàng" cần có diện tích đất đai lớn, cần chuẩn bị nhiều đất sạch, cần nhiều KCN để đón các nhà đầu tư lớn.
Chọn lọc dòng vốn mới Theo Tổng cục Thống kê, trong những năm qua, Việt Nam được thế giới ghi nhận là một trong những quốc gia có tăng trưởng GDP cao hàng đầu thế giới, với quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001. Xưởng lắp ráp động cơ xe máy Vespa tại Công ty TNHH Piaggio Việt...