Thu hút FDI: những góc khuất nguy hiểm
Chính phủ cần phải có những ứng xử kịp thời với yếu tố quốc tịch trong chiến lược thu hút FDI. Làm như vậy không phải là phân biệt đối xử trong thu hút FDI mà ngược lại, chính ta đang thực hiện những động thái cần thiết để tiến tới một sân chơi bình đẳng.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC.
Thu hút FDI và nguy cơ phân hóa thành hai nửa nền kinh tế
Trong một phân tích trên báo cách đây hai năm, Giáo sư Trần Văn Thọ đã mở đầu cho những phân tích nguy cơ kinh tế Việt Nam bị phân hóa thành hai nửa: một nửa là khu vực FDI và một nửa là khu vực kinh tế còn lại của doanh nghiệp (DN) nội địa. Các yếu tố chính cho những nhận định trên là chúng ta đang thiếu một chiến lược tổng thể thu hút FDI; chưa có cơ chế phát triển mạnh hình thức liên doanh giữa DN FDI và DN nội địa; thiếu liên kết hàng dọc giữa DN FDI và DN nội địa (DN FDI chủ yếu nhập nguyên liệu và phụ tùng từ nước ngoài thay vì từ các DN trong nước, khiến cho ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta không thể phát triển).
Về mặt lý thuyết, có thể tóm lược kênh truyền dẫn chính để FDI và các công ty đa quốc gia (MNC) tác động đến tăng trưởng kinh tế và các thành quả khác của nước ta là thông qua ba cơ chế: hiệu ứng quy mô, hiệu ứng kỹ thuật, kỹ năng và hiệu ứng cấu trúc. Tất cả các kênh truyền dẫn này đều không thực sự tạo ra hiệu ứng lớn như kỳ vọng ban đầu, thậm chí là gây thất vọng.
Các số liệu thống kê và những phân tích của nhiều chuyên gia sau đó đã ngày càng củng cố thêm rằng giả thuyết nguy cơ hai nửa nền kinh tế ngày càng khó bị bác bỏ.
Có lẽ do không đồng ý với những nhận định trên, hầu hết phản hồi từ các nhà hoạch định chính sách và một số chuyên gia Bộ Khoa học và Công nghệ đã không đi thẳng vào phản bác lập luận này. Thay vào đó, họ chỉ thừa nhận một vài yếu kém trong thu hút FDI và khẳng định FDI vẫn là trụ cột chính trong phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam. Thậm chí trong một hội thảo mới tổ chức ở Hà Nội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư còn nhấn mạnh, các DN FDI cần phải chia sẻ với DN nội địa, hợp tác, bổ sung để cùng nhau có lợi, lúc ấy mới mong công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển; nếu không, muôn đời công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng không phát triển được.
Những tranh luận về thu hút FDI ở Việt Nam cũng như ở các nền kinh tế mới nổi luôn diễn ra như vậy. Một phía, các nhà kinh tế đưa ra những cảnh báo về nguy cơ. Phía còn lại, dù thừa nhận tác động lan tỏa yếu của FDI đến nền kinh tế, vẫn viện dẫn những số liệu thống kê tạo công ăn việc làm, bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán, đóng góp vào thu ngân sách, xuất khẩu và tăng trưởng để khẳng định tầm quan trọng của thu hút FDI. Nhưng có đúng là như vậy?
Cách tiếp cận mới: quốc tịch của các MNC và những nguy hiểm tiềm ẩn đến kinh tế, an ninh và quốc phòng
Những lập luận để chứng minh tầm quan trọng của FDI theo cách của các nhà hoạch định chính sách như trên vẫn còn nhiều điểm không thật sự thuyết phục, ít nhất để trả lời cho câu hỏi: vậy giải pháp sắp đến là gì để nâng cao hiệu quả thu hút FDI hoặc cần phải làm gì để nguy cơ nền kinh tế không bị phân hóa. Hoặc sát sườn hơn là phải làm gì với liên tục các thảm họa môi trường từ các DN FDI diễn ra dồn dập thời gian mới đây.
Nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đã hướng vào một cách tiếp cận mới cho các tranh luận này. Theo đó, dòng vốn FDI và các MNC không thể được xem như một thể thuần nhất khi phân tích tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà. Nếu xem dòng vốn FDI như một thể thuần nhất không có sự khác biệt sẽ không thể đánh giá được chính xác đóng góp FDI vào tăng trưởng của một quốc gia. Tức là ta chỉ mới thấy một bức tranh tổng thể FDI và tăng trưởng kinh tế mà không biết được những cấu trúc vi mô nào của các FDI kìm hãm hoặc tạo động lực phát triển.
Video đang HOT
Để xử lý vấn đề này, các nhà hoạch định chính sách có thể tập trung vào từng dạng đầu tư hay loại nhà đầu tư để xem tác động của từng loại hình FDI đến tăng trưởng kinh tế (thậm chí các đánh giá cơ bản này cũng chưa thấy từ các nhà làm chính sách?). Tuy nhiên các phân tích này cũng chỉ mới giải quyết được đóng góp của FDI vào thành quả của từng ngành công nghiệp mà không chỉ ra được tác động chung đối với toàn bộ nền kinh tế. Một số nghiên cứu đột phá gần đây vì vậy đã hướng đến phân tích quốc tịch gốc của các MNC và FDI.
Áp dụng cách tiếp cận này vào bối cảnh Việt Nam, ta sẽ phần nào nhận rõ được đóng góp của FDI vào tăng trưởng của Việt Nam theo quốc tịch. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào TPP, cách tiếp cận FDI theo nguồn gốc quốc gia của các MNC càng tỏ ra hữu ích; khi mà chính sách thu hút FDI và ứng xử với các MNC từ những quốc gia trong khối TPP, với những luật chơi riêng trong khối, phải khác với các nước như Trung Quốc chẳng hạn. Chúng ta cần phải đánh giá được trong tổng số xuất khẩu, thu ngân sách, việc làm được tạo ra hay tăng trưởng kinh tế thì FDI của quốc gia nào đã tác động thuận lợi hay bất lợi và góp phần bao nhiêu vào trong các thành quả này.
Về lý thuyết, nguồn gốc quốc gia của các MNC có thể tập trung vào các nhóm nhân tố chính là điều kiện thị trường, hệ thống kinh doanh, hành vi quản lý và thể chế ở các quốc gia của các MNC. Rất tiếc là các nhà làm chính sách nước ta chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố trên theo nguồn gốc quốc gia của các MNC đã tác động như thế nào đến tăng trưởng (hay kìm hãm) kinh tế ở Việt Nam trong quá trình thu hút FDI. Điều may mắn là các nghiên cứu này lại mang yếu tố định tính nhiều hơn định lượng. Chỉ cần nhìn vào những vụ việc bê bối gần đây trong thu hút FDI, cùng với một vài dẫn chứng và liên hệ thêm ở cấp độ quốc tế, chắc chắn sẽ thấy ngay yếu tố quốc tịch của FDI là quan trọng như thế nào.
Các DN FDI có quốc tịch Trung Quốc nói chung chính là minh họa rõ nét nhất đóng góp của FDI nhìn từ thể chế kinh tế – chính trị quốc gia của các MNC đã tác động lan tỏa đến tăng trưởng của Việt Nam ra sao.
Trong một bài viết mới đây trên TBKTSG, tác giả đã có cảnh báo về đặc thù của MNC và FDI Trung Quốc đến tăng trưởng của Việt Nam (http://www.thesaigontimes.vn/147376/Thien-duong-o-nhiem-tu-FDI-Trung-Quoc.html). Theo đó, yếu tố thể chế lớn nhất, tác động lâu dài, chẳng những đến tăng trưởng mà còn liên quan đến an ninh, quốc phòng và bất ổn xã hội chính là do có gần đến 80% các MNC Trung Quốc có gốc gác là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đang đầu tư ra nước ngoài. Đã là DNNN thì động cơ của các MNC tuyệt nhiên không bao giờ tuân theo những nguyên lý của một nền kinh tế thị trường khi họ đem FDI ra thế giới.
Đã là các DNNN thì FDI từ các MNC Trung Quốc tiến công vào Việt Nam sẽ tuân theo những chỉ đạo từ chính quyền trung ương Trung Quốc, và đương nhiên sẽ vượt khỏi phạm vi kinh tế thuần túy. Đây có lẽ là gót chân Achilles lớn nhất trong chiến lược thu hút FDI khi ta hầu như bàng quan về quốc tịch của các MNC. Trong khi đây lại là điều mà những lý thuyết mới gần đây về thu hút FDI thừa nhận là yếu tố không thể bỏ qua.
Chẳng hạn, ngày 12-6-2016, Reuters đưa tin các nhà lãnh đạo EU đã có những quan ngại sâu sắc về “an ninh và chính trị” khi ngày càng có nhiều DNNN Trung Quốc mua lại tài sản và liên doanh với các công ty khu vực EU. Lãnh đạo EU tuyên bố đã có những giám sát nghiêm ngặt và sẽ tạo ra những rào cản kỹ thuật đối với các hoạt động của các MNC có gốc gác là các DNNN. Họ làm vậy để ngăn chặn phần nào các vụ thâu tóm, mua tài sản và đầu tư của các DNNN Trung Quốc ở khu vực EU có liên quan đến an ninh và chính trị.
Việc bộc lộ ra những lỗ hổng quá lớn trong thu hút FDI thời gian gần đây cho thấy, trong khi ta vẫn chưa có những giải pháp cần thiết để tránh rơi vào nguy cơ phân hóa nền kinh tế, thì một cú sốc nữa có thể tác động còn khủng khiếp hơn đến kinh tế, an ninh và quốc phòng trong thu hút FDI lại liên quan đến yếu tố quốc gia có FDI đang ồ ạt đổ vào Việt Nam. Trong một phát biểu mới đây, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đã cảnh báo “vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng và an ninh”.
Động cơ của các MNC theo từng quốc tịch là gì, có chịu sự lãnh đạo từ chính quyền trung ương tại chính quốc, nguồn gốc của chúng, lý lịch hoạt động, tính minh bạch và giải trình trách nhiệm, các điều kiện tài chính và nhất là tiền sử gây ô nhiễm như thế nào?
Đây là những câu hỏi – vấn đề cấp bách cần sự ứng xử kịp thời của Chính phủ. Đó cũng là cách nhìn nhận lại chính xác đóng góp của FDI theo từng quốc gia để có thêm những chính sách khuyến khích thỏa đáng cho FDI ở vùng lãnh thổ nào đóng góp vào tăng trưởng ở nước ta bền vững nhất. Cách ứng xử và những giải pháp mang tính kỹ thuật của các nhà lãnh đạo EU mới đây đối với các MNC Trung Quốc sẽ là bài học vô cùng đáng giá cho Việt Nam trong việc biên soạn lại cẩm nang những giải pháp thu hút FDI trong thời gian đến.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Kỳ 2: Siết chặt quản lý để ngăn 'chảy máu' khoáng sản
Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần siết chặt quản lý, minh bạch thông tin khai khoáng để ngăn chảy máu khoáng sản, chống thất thu ngân sách.
Thực trạng quản lý khai thác khoáng sản còn lỏng lẻo, nạn khai thác trái phép, buôn lậu khoáng sản vẫn diễn ra không chỉ gây thiệt hại tài nguyên quốc gia, thất thu ngân sách nhà nước mà còn sinh ra nhiều hệ lụy về môi trường và xã hội. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần xốc lại công tác quản lý khai khoáng.
Nâng cấp trách nhiệm địa phương quản lý
Theo chuyên gia kinh tế độc lập Nguyễn Thanh Sơn, hiện tại ngành khoáng sản của Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề như: tiềm năng nhỏ, trữ lượng ít, chủng loại thiếu, tiêu chuẩn đánh giá trữ lượng rất thấp, công nghệ lạc hậu, tai nạn lao động lớn, năng suất lao động và hiệu quả thấp, xâm hại nghiêm trọng đến môi trường.
Nạn khai thác lậu khoáng sản làm thất thu ngân sách mà vẫn mất tài nguyên (Ảnh minh họa: KT)
Còn GS. TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, do khai thác khoáng sản đem lại lợi ích lớn, nên không ít doanh nghiệp khai thác thác lậu, trái phép. Điều này không chỉ làm tổn thất tài nguyên quốc gia, mà còn gây nhiều bất bình trong xã hội. Vì thông thường, doanh nghiệp khai thác khoáng sản lậu gắn với có thế lực "chống lưng", bảo kê, xã hội đen. Trong khi đó, chức năng, nhiệm vụ của địa phương trong việc quản lý các mỏ khoáng sản chưa được trú trọng.
Theo GS. Võ, về mặt chiến lược quản ký khai thác khoáng sản, quy hoạch của Trung ương chưa thực sự chuẩn xác nhưng dù sao nó vẫn tại ra những quy tắc, còn lại là vấn đề của địa phương. Bởi đơn cử như tình trạng khai thác lậu khoáng sản ở địa phương, thì địa phương phải có lực lượng đối phó, huyện hỗ trợ xã phường như thế nào, xã phường chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp trên địa bàn như thế nào?
Cho nên, theo GS. Võ, việc rất cần kíp là phải xốc lại hệ thống quản lý ở địa phương. Tránh để xảy ra việc giấy phép một đằng, khai thác một nẻo, hoặc khai thác mà ảnh hưởng xấu đến môi trường và điều kiện sống của người dân địa phương (canh tác nông nghiệp, nguồn nước...).
GS. Đặng Hùng Võ đặc biệt nhấn mạnh, "muốn ngăn chặn nạn bảo kê khai thác khoáng sản lậu, cần quy rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý của người đứng đầu địa phương (từ xã/phường, huyện/quận) về khoáng sản trên địa bàn; phải chấm dứt tình trạng giấy phép một đằng, khai thác một nẻo, khai thác trái phép, trá hình. Cùng với đó, cần rà soát nghiêm túc các mỏ khoáng sản đang được khai thác và những dự án sắp khai thác để tránh các lỗ hổng, hạn chế độ vênh giữa quản lý thực tại và quản lý trên giấy.
Đặc biệt, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách, xốc lại công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về khai thác khoáng sản. Người dân cũng phải tích cực bảo vệ tài sản của mình, của quốc gia. Cần công khai và minh bạch thông tin khai thác khoáng sản để mọi cấp, ngành, người dân có quyền giám sát, phát hiện sai phạm. Như vậy mới có thể góp phần chấn chỉnh hoạt động khai thác lậu khoáng sản.
Liên quan việc quản lý trên giấy, bà Trần Thanh Thủy, Điều phối viên Liên minh Khoáng sản cho biết, trong vấn đề cấp phép, hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp những mỏ lớn và quan trọng. Đối với những mỏ nhỏ, lẻ phân tán, ngoài quy hoạch của quốc gia thì do UBND cấp tỉnh cấp. Tuy nhiên, năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra công tác cấp phép khai khoáng tại địa phương cho thấy, có tới 50% các mỏ cấp không đúng pháp luật về quy mô, thẩm quyền, chưa có báo cáo tác động môi trường.
Cần biết "lắc đầu" với khoáng sản
Ông Nguyễn Thanh Sơn, chuyên gia độc lập và nguyên là Giám đốc Ban Quản lý Các dự án than Đồng bằng sông Hồng, khuyến nghị Việt Nam không nên coi tài nguyên khoáng sản là một "cứu cánh" của nền kinh tế, cần tập trung phát triển kinh tế đất nước bằng trí tuệ và thực lực của người Việt. Nếu tiếp tục khai thác khoáng sản tràn lan, thiếu kiểm soát như hiện nay thì thế hệ con cháu sau này phải nhập khẩu tài nguyên khoáng sản từ A đến Z, chưa kể môi trường còn bị phá hủy khó phục hồi.
Bà Trần Thanh Thủy thì nêu giải pháp: Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) giúp giải quyết các lỗ hổng của chính sách thuế tài nguyên. Nguyên tắc của EITI là doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ cùng công khai các thông tin trên chuỗi giá trị công nghiệp khai thác từ cấp phép, khai thác, quản trị doanh nghiệp nhà nước, nộp ngân sách và quản lý ngân sách. Các số liệu được đối chiếu và đưa vào báo cáo EITI. EITI tạo cơ chế so sánh và đối chiếu thông tin hiệu quả giữa các doanh nghiệp và qua đó hỗ trợ quản lý thu.
Nếu tham gia EITI, theo bà Thủy sẽ góp phần giảm hành vi trốn và tránh thuế trong lĩnh vực khoáng sản; giảm rủi ro pháp lý cho Chính phủ. Đặc biệt là đoạn cấp phép, tạo môi trường đầu tư tốt hơn, qua đây có thể lựa chọn được những dự án có hiệu quả, giúp hỗ trợ quản trị tốt hơn tài nguyên khoáng sản bởi sự minh bạch trong cấp phép, sản xuất và thu ngân sách. Do vậy, theo bà Thủy, Việt Nam nên nhanh chóng áp dụng các sáng kiến quốc tế về quản lý thuế. Hiện tại, có 49 quốc gia trong đó có nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Na -Uy...
Cần minh bạch thông tin về khai khoáng
GS.Đặng Hùng Võ thì kiến nghị Nhà nước cần rà soát lại chiến lược để định vị loại khoáng sản nào cần khai thác. Mạnh dạn loại bỏ khai thác khoáng sản thô để xuất khẩu, vì đó là phục vụ cho các nước khác chứ không phục vụ cho đất nước ta. Khoáng sản thô giữ lại cho thế hệ sau, lúc đó công cụ, công nghệ khai thác tốt hơn, đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia hơn. Nhanh chóng thay đổi quy hoạch, phải xử lý triệt để khai thác lậu, trái phép. Còn những khoáng sản cần phục vụ cho sự phát triển đất nước thì cần thay đổi cơ chế quản lý gắn quản trị, và yếu tố kỹ thuật để quản lý chặt.
"Cần áp dụng cơ chế minh bạch nguồn thu khoáng sản để quản lý khai thác. Vấn đề này phụ thuộc vào cơ quan quản lý tiếp cận việc khai thác khoáng sản ở góc độ nào. Nếu muốn biết khoáng sản sẽ đi về đâu thì cần xem cả nó đi bằng phương tiện gì. Tôi kỳ vọng, chúng ta sẽ có được bức tranh sáng sủa hơn về quản lý khai khoáng trong thời gian tiếp theo" - GS. Đặng Hùng Võ.
Đặc biệt, minh bạch việc chia sẻ lợi ích từ khoáng sản, rõ ràng khoản nào sử dụng cho khôi phục môi trường, phần nào để động viên người dân, phần nào cho doanh nghiệp, và phần nào nộp thuế.
Đồng thời, "Nhà nước cần nắm thế chủ động trong việc đánh giá trữ lượng khoáng sản, kiểm soát sản lượng thực khoáng sản mà các doanh nghiệp khai thác được, không nên thụ động xem báo cáo của doanh nghiệp. Khi quản chặt khai thác khoáng sản, chắc chắn thu ngân sách nhà nước tăng lên"- GS. Võ nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cần minh bạch thông tin về khai khoáng. Vì theo khảo sát đánh giá mức độ minh bạch của ngành khai khoáng ở Việt Nam cho thấy nhiều chỉ số đáng quan ngại.
Đơn cử, việc cần mối quan hệ với cơ quan nhà nước để có thể có thông tin về khoáng sản thì doanh nghiệp khai khoáng trả lời khảo sát có tới 67%; 58% và 72% doanh nghiệp trả lời có trong các năm lần lượt 2012, 2013, 2014. Hay trên website của Tổng cục Địa chất Khoáng sản hiện đăng tải 38 trường hợp xin cấp phép thăm dò khoáng sản không qua đấu giá. Nhưng mỗi trường hợp lại không có thông tin về ngày đăng hay thời gian hết hạn. Trong 3 năm, 2012-2014, Bộ TNMT đã cấp 112 giấy phép thăm dò khoáng sản không qua đấu giá, 17 trường hợp gia hạn, 95 trường hợp cấp mới.
Một thực tế nữa là việc công bố khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ (để địa phương cấp phép). Thực tế, các địa phương đề nghị đưa vào 874 khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, Bộ TNMT mới chỉ chấp nhận 167 khu vực. Phê duyệt theo đợt (đến nay mới có 3 đợt). Các quyết định phê duyệt này không được công bố.../.
Hà Thanh
Theo_VOV
Lời giải cho bài toán hụt thu ngân sách Trung ương Tại sao thu ngân sách Trung ương (NSTƯ) có chiều hướng giảm trong khi ngân sách địa phương (NSĐP) vượt dự toán? Đó là câu hỏi đặt ra trong những năm gần đây khi cơ cấu thu ngân sách có nhiều thay đổi. Giá dầu giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến số thu NSTƯ. (Ảnh: H.Vân) Địa phương tăng thu vẫn được bổ...