Thu hút đầu tư PPP và định hình vai trò của Kiểm toán Nhà nước
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là quan hệ đối tác, với mục tiêu thu hút được khu vực tư nhân tham gia khi nguồn vốn nhà nước không đáp ứng, đồng thời cung cấp được sản phẩm, dịch vụ công tốt hơn khu vực công. Sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước đến đâu trong dự án PPP là vấn đề cần phải xem xét, đảm bảo vừa quản lý hiệu quả nhưng cũng thu hút được nhà đầu tư tư nhân có chất lượng, và đặc biệt phải tôn trọng quy luật cạnh tranh, quy luật thị trường. Bởi lẽ khi không thu hút được nhà đầu tư tư nhân nghĩa là PPP thất bại.
“Chúng ta đang bị ám ảnh từ thực tiễn thực hiện dự án BOT, BT thời kỳ vừa qua, mất niềm tin do những sai phạm đó” – ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Dự án PPP và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” do Kiểm toán Nhà nước tổ chức, vừa diễn ra tại Hà Nội.
Sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước trong dự án PPP là vấn đề cần phải xem xét, đảm bảo vừa quản lý hiệu quả nhưng cũng thu hút được nhà đầu tư tư nhân.
Thực tế vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn vừa qua đã giúp các tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng pháp luật, đóng góp vào sự công khai, minh bạch của nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, các dự án PPP được kiểm toán thời gian qua thực chất là “kiểm toán tài chính” và có đặc điểm là tập trung trong lĩnh vực giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, đều được chỉ định thầu.Có lẽ sự ám ảnh và thiếu niềm tin đó, sự lo ngại tham nhũng, bắt tay giữa nhà đầu tư và cán bộ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dẫn đến nhiều luồng quan điểm cho rằng cần quản lý thật chặt, giám sát chặt dự án PPP. Trong đó, phải phát huy vai trò của Kiểm toán Nhà nước, cả kiểm toán tài chính, tuân thủ và hoạt động, đặc biệt kiểm toán lại chi phí trước khi quyết toán để tránh thất thoát tài sản Nhà nước.
Ngược lại, hầu như không có dự án BOT điện được Kiểm toán Nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là hợp đồng BOT điện thời gian qua có đặc thù là nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu. Với nhà đầu tư nước ngoài, khi hợp đồng được ký kết, nhà đầu tư đã tự bỏ vốn để đầu tư dự án thì việc “can thiệp” sâu vào báo cáo tài chính của nhà đầu tư, tổng mức đầu tư của dự án sẽ vi phạm các hiệp định về đầu tư, không tôn trọng quyền tự do, kinh doanh của nhà đầu tư, không tôn trọng các cam kết hợp đồng được được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Từ đó, có khả năng dẫn đến khởi kiện từ phía nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, hoạt động kiểm toán nhà nước đã phát huy vai trò trong bối cảnh cơ chế thực hiện dự án PPP chưa được minh bạch. Tuy nhiên, khi hành lang pháp lý được quy định đồng bộ theo hướng tăng cường cạnh tranh, công khai thì việc tiếp tục áp dụng cách làm này cần được xem xét, hoàn thiện hơn. Và không chỉ nhà đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư trong nước cũng đòi hỏi phía nhà nước phải tôn trọng các cam kết của hợp đồng.
Theo ông Nguyễn Đăng Trương, quản lý dự án PPP tiếp cận theo tư duy quản lý “đầu ra” – nghĩa là phía Nhà nước tập trung vào kiểm soát yêu cầu về chất lượng sản phẩn, dịch vụ công được cung cấp theo điều kiện hợp đồng và nhà đầu tư chịu trách nhiệm về phương án kỹ thuật, phương án tài chính của mình. Việc tôn trọng phương án tài chính của nhà đầu tư, tránh can thiệp sâu vào đơn giá, định mức nhà đầu tư áp dụng sẽ tạo điều kiện cho việc phát huy tính sáng tạo của nhà đầu tư thông qua việc sử dụng các công nghệ, phương án kỹ thuật tốt, phù hợp, đem lại hiệu quả về cung cấp dịch vụ công cho người dân – mục đích cuối cùng của phương thức đầu tư PPP.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, để giải quyết được gốc rễ của vấn đề về đảm bảo tính công khai, minh bạch thông tin, đảm bảo hài hòa lợi ích cùa người dân, Nhà nước, nhà đầu tư, các nội dung chính sách phải được hoàn thiện đồng bộ (như công khai, lấy ý kiến người dân trong chuẩn bị dự án; chuẩn bị dự án, thẩm định dự án kỹ lưỡng; đẩy mạnh đấu thầu cạnh tranh, khu biệt trường hợp chỉ định thầu; công khai nội dung giá, phí dịch vụ trong hợp đồng; giám sát quá trình thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư; trách nhiệm các cơ quan; chế tài xử lý…) chứ không nằm ở việc mở rộng phạm vi kiểm toán (gồm cả phần sử dụng vốn công lẫn vốn tư).
Video đang HOT
Thông lệ quốc tế cho thấy, mặc dù mỗi nước áp dụng loại hình kiểm toán khác nhau, tại các giai đoạn khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu đảm bảo việc đầu tư theo phương thức PPP đạt hiệu quả. Ví dụ Hàn Quốc chỉ kiểm toán phần của Nhà nước tham gia vào thôi. Dù cách thức khác nhau nhưng bài học thành công là phải tuân thủ nguyên tắc thị trường.
Theo GS. Akash Deep – Giảng viên cao cấp về chính sách công thuộc Đại học Harvard (Mỹ), Nhà nước phải biết muốn đạt được gì khi đầu tư theo phương thức PPP. Sẽ là sai lầm nếu như Nhà nước chỉ quan tâm đến việc chặn tư nhân thu lời. Điều cần quan tâm hơn là chất lượng dịch vụ được cung cấp.
PPP không phải là trò chơi có kẻ thắng người thua. Mục đích của Nhà nước là có dịch vụ công xứng đáng với giá trị đồng tiền bỏ ra. Mục đích của khu vực tư nhân là thu lợi nhuận, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ công theo hợp đồng. Cái cần mua của dự án PPP là dịch vụ được cung cấp, vì thế thay vì kiểm toán chi phí mua tài sản, chuyển sang kiểm toán chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn đầu ra có đảm bảo như hợp đồng hay không./.
Nguyệt Minh
Dự án PPP "đóng cửa" với thanh tra, kiểm toán?
Được nhấn mạnh là dự án luật mới, rất quan trọng, song dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) lại chỉ được dành khoảng một giờ thảo luận tại tổ...
Dự án BOT nhà nước không bỏ ra đồng nào nhưng kiểm toán vẫn chỉ ra nhiều sai phạm, còn dự án PPP nói chung thì chỉ được kiểm toán phần vốn nhà nước thì sẽ kiểm soát thế nào, Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc băn khoăn.
Tại tổ thảo luận 11 (gồm các đoàn Nghệ An, Hoà Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu) Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc phát biểu đầu tiên.
Ông Phớc băn khoăn nhiều vấn đề, trong đó có quy định về chia sẻ rủi ro.
Theo dự thảo luật thì Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng
Việc này, theo Tổng Kiểm toán thì cần cân nhắc và nghiên cứu thật kỹ. Bởi quy định về thanh tra, kiểm toán như dự thảo không đủ cơ sở để mà thanh quyết toán và chia sẻ rủi ro. Vì, chỉ có thanh tra chuyên ngành mới được thanh tra, còn thanh tra cấp tỉnh hay Thanh tra Chính phủ là không được thanh tra dự án PPP.
Còn điều 80 thì quy định: Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán về sử dụng tài chính công, tài sản công trong dự án PPP quy định tại điều 65 và điều 67 của luật này.
Tức là chỉ được kiểm toán vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (điều 65) và vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (điều 67) .
Đó là các dự án nhà nước bỏ vốn thì có gì mà kiểm toán. Còn cả công trình có đúng giá trị không, có đạt chất lượng không, hoàn trả thế nào thì phải được kiểm toán mới đúng chứ, ví dụ dự án BOT giao thông nhà nước có bỏ đồng nào đâu mà vẫn kiểm toán và chỉ ra rất nhiều sai phạm, ông Phớc phân tích.
Kiểm toán quy định tại điều điều 67 tức là chỉ kiểm toán vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thế còn những dự án to đùng được nhà nước hoàn trả về đất đai thì không ai kiểm toán à? (trong các loại hợp đồng PPP có hợp đồng BT - đổi nguồn lực lấy công trình- PV) , ông Phớc tiếp tục băn khoăn và đề nghị nên quy định thanh tra, kiểm toán dự án PPP theo Luật Thanh tra và Luật Kiểm toán.
PPP là dự án huy động vốn tư nhân đầu tư công trình công chứ không phải đầu tư công trình tư nhân, Tổng Kiểm toán nhấn mạnh.
Phát biểu liền sau đó, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cũng nhắc đến độ nóng tại nghị trường khi kết quả kiểm toán các dự án BOT được công bố. Vị đại biểu này cũng đồng tình với Tổng Kiểm toán PPP là dự án có tính chất công xuyên suốt thì kiểm toán phải tham gia.
Đứng dậy lần hai, ông Phớc nhấn mạnh, với bản chất của các dự án PPP thì phải kiểm tra chặt chẽ từ đầu đến cuối, tài sản công phải quản thật chặt tránh tình trạng ở nhiều dự án BOT và BT vừa rồi.
Ông Phớc cũng đặt vấn đề là, tại sao các dự án BT không trả nhà đầu tư bằng tiền mà cứ trả bằng đất là thế nào, vì thực tế có thể đấu giá đất lấy tiền trả cho nhà đầu tư sòng phẳng.
Cũng quan tâm đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu thực tế có công trình PPP không có tiền mà chỉ dựa vào đất đai. Và vấn đề này có hai quan điểm. Thứ nhất là cứ dùng tiền ngân sách để trả (thống nhất thời gian trả tại hợp đồng) sau đó tiến hành đấu giá đất sạch và lấy tiền trả.
Còn nếu trả bằng đất thì lúc này chưa giải phóng mặt bằng, chưa đấu giá nên giá đất thấp, sau này có hiện tượng đội chi phí nên có nhiều quan ngại việc đổi đất lấy hạ tầng.
Cho rằng cần phải xem xét rất kỹ câu chuyện đổi đất lấy hạ tầng này, Bộ trưởng Hà góp ý, dự thảo luật nên bổ sung một chương quy định về các dự án đổi đất lấy hạ tầng.
Bộ trưởng Hà cũng đồng tình với ông Phớc, là nếu để chủ đầu tư tính toán thiết kế, lập dự toán rồi sau đó đấu thầu chọn nhà đầu tư thì không thể công khai minh bạch được. Mà Nhà nước phải làm quy hoạch, tổ chứ chuẩn bị dự án thì mới biết rõ dự án đó thế nào, công nghệ nào phù hợp, đưa danh mục ưu tiên rồi mới đấu thầu thì sẽ tốt hơn nhiều, mới hoàn toàn kiểm soát được tổng mức đầu tư thế nào. Còn nhà nước không đầu tư cái gì ở giai đoạn chuẩn bị mà đòi biết hết cả mọi thứ thì rất khó.
Hà Vũ
Theo Vneconomy
Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân 100% vốn đầu tư công để bù đắp tăng trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang dự thảo Báo cáo về những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.Chính phủ chưa điều chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm nay.Đẩy mạnh giải ngân 100% vốn đầu tư năm ngoái còn...