Thu hút 5 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực phần cứng điện tử trong 5 năm tới
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Chương trình).
Đưa CNTT trở thành ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu lớn
Đến năm 2025, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Chương trình).
Theo đó, Chương trình phấn đấu đến 2020 tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015-2020.
Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội duy trì vị trí thuộc nhóm 10 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm toàn cầu.
Video đang HOT
Thu hút 5 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực phần cứng điện tử trong 5 năm tới. Ảnh minh họa
Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia.
Phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm
Một trong những nhiệm vụ mà chương trình đặt ra là phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm. Theo đó, triển khai lựa chọn sản phẩm, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ đầu tư cho hoạt dộng nghiên cứu, phát triển, sản xuất, xúc tiến, thương mại hóa, triển khai thử nghiệm và các nội dung liên quan khác.
Trong đó, chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm phần mềm dùng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là các phần mềm cho các hệ thống lớn, phần mềm ứng dụng trên mạng di động, mạng internet; phát triển các sản phẩm, giải pháp dựa trên phần mềm nguồn mở và trên nền công nghệ mở.
Phát triển các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt; các sản phẩm phục vụ cơ quan nhà nước, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn; các sản phẩm trên mạng di động, internet, công cụ, dịch vụ tìm kiếm trên mạng.
Đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các sản phẩm phần cứng, tích hợp hệ thống mà Việt Nam có lợi thế hoặc vì yêu cầu an toàn an ninh; các sản phẩm vi mạch, điện tử, bán dẫn; phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phần cứng – điện tử; đầu tư phát triển các sản phẩm CNTT trọng điểm, sản phẩm an toàn thông tin, sản phẩm CNTT phục vụ các hệ thống thông tin quốc gia, an ninh, quốc phòng.
Theo NTD
Xác định nguyên nhân các sản phẩm của Tân Hiệp Phát hư hỏng ở Cà Mau
- Theo ông Sâm - đại diện cho nhà sản xuất Tân Hiệp Phát, nguyên nhân chủ yếu khiến các sản phẩm sữa, trà Dr Thanh bị hư mà anh Huy gặp phải là do vận chuyển, bảo quản không cẩn thận.
Chiều ngày 17/3, đại diện cho Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát là ông Nguyễn Tiến Sâm - Trưởng phòng đảm bảo chất lượng đã xuống huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền tại đây, cùng anh Đặng Quyền Huy, người phản ánh 5 chai sữa đậu nành Soya Number 1 và 2 chai trà Dr Thanh có vấn đề về chất lượng.
Tại buổi làm việc này, ông Sâm đã khẳng định, toàn bộ các chai sữa mà anh Huy phản ánh đều là sản phẩm do Tân Hiệp Phát sản xuất, trừ phần nước và sữa bên trong chai, vì nó đã bị hư, không thể kiểm tra và xác định được.
Đối với hai chai trà thảo mộc Dr Thanh mà anh Huy phản ánh bị lỗi, ông Sâm cho rằng, để khách quan thì cần có một cơ quan thứ 3 bước vào tổ chức kiểm định độc lập, khách quan, do vỏ chai đã phai màu, nhãn có khác biệt so với các sản phẩm do Tân Hiệp Phát sản xuất.
Một trong số các chai sữa Soya Number 1 mà anh Huy phản ánh có vấn đề về chất lượng (ảnh: H.T)
Đại diện phía Tân Hiệp Phát đã nhấn mạnh: Quy trình sản xuất của Tân Hiệp Phát là hoàn toàn khép kín, vô trùng tuyệt đối, nên không thể có chuyện vật thể lạ lọt vào bên trong sản phẩm khi còn đang ở khâu sản xuất.
Qúa trình vận chuyển, lưu thông và bảo quản sản phẩm bên ngoài thị trường không cẩn thận, thì có thể xảy ra việc sản phẩm bị lỗi, và Tân Hiệp Phát không thể nào kiểm soát được hết.
Với lời giải thích này từ phía Tân Hiệp Phát, anh Đặng Quyền Huy đã đồng ý rút lại khiếu nại, yêu cầu hủy các sản phẩm hư hỏng ngay tại chỗ, và sẽ không có bất cứ thắc mắc, khiếu nại nào về sau.
Theo NTD
Xây dựng nông thôn mới không chạy theo kết quả trước mắt Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Hà Giang khi xây dựng nông thôn mới phải giải quyết căn cơ thực chất không chỉ làm điểm một vài xã Chiều 16/12 tại Hà Giang, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn và đoàn công tác của Chính phủ đã...