Thử hương vị heo quay da giòn ở TP.HCM
Nếu yêu thích màu vàng bắt mắt và hương vị hấp dẫn của miếng thịt heo quay giòn rụm, bạn có thể ghé mua món ăn này tại 3 quán ăn dưới đây.
Heo quay là một món ăn có từ lâu đời và được ưa chuộng vào những dịp lễ, tết hay thờ cúng. Nhờ độ giòn, béo, thơm ngon từ ngoài vào trong mà hương vị này chiếm trọn cảm tình thực khách. Đến TP.HCM, bạn đừng quên tìm mua và thưởng thức món ăn độc đáo này.
1. Làng nướng Nam Bộ
Có thâm niên khá lâu trong làng ẩm thực TP.HCM, làng nướng Nam Bộ được nhiều thực khách lựa chọn làm điểm hẹn quen thuộc cho những cuộc gặp mặt gia đình, bạn bè. Điểm cộng ở đây là không gian rộng, thực đơn đa dạng và giá cả hợp lý. Hương vị được nhiều thực khách ưa thích phải kể đến heo quay. Món ăn với lớp da màu mỏng, giòn, phần thịt mọng nước ấn tượng.
Địa chỉ: Tô Hiến Thành, quận 10
Điểm đánh giá: 7,3/10
Không gian quán rộng, phù hợp cho các cuộc họp mặt gia đình, bạn bè. Ảnh: Eatingwithmarnie, feeding.jimpanzee, cheri_the_glutton_hcmc, stivoz.
Thực khách nhận xét:
Tit Tran: “Không gian quán khá rộng và thoáng, có lẽ đây là đặc điểm chung của hệ thống này. Mình đánh giá đồ ăn ở đây vừa miệng và ngon. Địa điểm phù hợp cho các dịp ăn uống hội nhóm. Tuy nhiên, nhân viên nhiều lúc lơ là, không hướng dẫn khách tìm chỗ ngồi”.
Nguyễn Ngân: “Nếu đi vào thời gian cao điểm trưa, tối hay cuối tuần, có lẽ bạn phải đợi phục vụ món khá lâu. Bù lại, món ăn ở đây ngon, giá cả hợp lý, rẻ so với mặt bằng chung. Mình thích nhất ở đây là món heo quay, bồ câu quay và xôi chiên”.
Video đang HOT
2. Mr Nhoi – Heo Quay Tây Bắc
Heo quay lá mắc mật là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của vùng Tây Bắc. Lá mắc mật, hay còn được gọi móc mật hoặc mác mật, là một trong những gia vị không thể thiếu làm nên món heo quay trứ danh. Thêm một gợi ý cho tín đồ yêu thích hương vị món heo quay giòn, thơm là Mr Nhoi. Ở đây, đầu bếp sử dụng phương pháp quay thủ công để giữ món ăn nguyên bản.
Địa chỉ: Đông Hưng Thuận (quận 12), Ngô Thị Thu Minh (quận Tân Bình)
Điểm đánh giá: 8,4/10
Chất lượng món ăn ở Mr Nhoi được thực khách đánh giá cao. Ảnh: Bungmoanchoi, Heo Quay Tây Bắc Mr Nhoi.
Thực khách nhận xét:
Mộng Nguyệt: “Heo quay bên này xuất sắc. Một phần đầy đặn với thịt mềm, thơm, phần da giòn rụm ngon không cưỡng nổi. Món ăn chấm cùng mắm đặc trưng bên quán hết sảy”.
La Bu: “Món này mình mới thấy lần đầu luôn. Nguyên tảng heo được cuộn tròn như mấy chỗ bán kebab, ở trong là lá móc mật, nướng lên thơm phức mùi thảo mộc. Da heo giòn, thịt mềm, mọng nước, xen kẽ mỡ và nạc. Dồi nướng cũng khá ngon, nêm nếm vừa miệng. Nhược điểm là quán này không có chỗ ngồi, chỉ phục vụ mua mang về”.
3. Tiệm cơm Tân Nhã
Tiệm cơm Tân Nhã, nằm ở tầng 1 và 2 một tòa chung cư cũ ở quận 5, là một trong những quán ăn của người Hoa lâu đời tại TP.HCM. Tìm đến nơi này, thực khách sẽ ấn tượng với tấm bảng hiệu vẽ tay kiểu xưa, gắn phía trên. Lối vào nằm ở phía bên hẻm, khách đi lên cầu thang sẽ thấy.
Cách bố trí trên bàn và món ăn khá đơn giản, không quá cầu kỳ và bắt mắt. Heo sữa quay nguyên con có giá 950.000 đồng. Thực khách cho rằng thực đơn quán đa dạng nhưng mức giá cao, tương đương nhà hàng trung tâm thành phố.
Địa chỉ: Trần Tuấn Khải, quận 5
Điểm đánh giá: 6,2/10
Nhà hàng Tân Nhã phục vụ món Hoa chuẩn vị nhưng giá cao. Ảnh: Youreatingbuddy, pearfoodbook, truongnguyen56.
Thực khách nhận xét:
Henry Trần: “Nhà hàng mang đậm phong cách Hoa, không gian nhỏ, nằm trên lầu 1. Thực khách đi nhóm đông nên đặt bàn trước khi tới, món heo quay nổi tiếng của quán này cũng cần đặt trước nửa ngày. Quán ăn mang hương vị gia truyền, lâu đời nhưng giá cũng rất chát. Mình thấy quán không trang trí gì nhiều nhưng ở tầm giá nhà hàng”.
KenRyan398: “Thực khách đến quán giữ xe ở đầu hẻm. Không gian 2 lầu khá sạch sẽ và thoáng mát. Giá món ăn ở đây khá cao, đa phần các món từ 150.000 đồng, 200.000 đồng trở lên. Theo mình, đồ ăn ở đây cực ngon, đáng với đồng tiền bỏ ra”.
Lợn quay trứ danh ở Bali
Lợn quay là món ăn mà nhiều du khách thường nghĩ khó thấy ở Indonesia, đất nước với số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới.
Nhưng Bali là trường hợp đặc biệt: phần đông dân cư ở đây theo một nhánh của đạo Hindu kết hợp với những truyền thống tâm linh bản địa. Điều này có nghĩa thịt lợn - món kiêng kỵ với tín đồ đạo Hồi - không bị cấm với người dân nơi đây.
Người dân Bali có đặc sản lợn quay trứ danh (babi guling). Trước kia, món này chỉ xuất hiện trong các sự kiện quan trọng như đám cưới, đám tang, ngày lễ mừng một đứa bé được 3 tháng tuổi hoặc khi nó mọc chiếc răng đầu tiên. Ngày nay, vô số nhà hàng nhỏ trên đảo chuyên bán đặc sản này.
Lợn quay ăn kèm cơm trắng. Ảnh: BBC/dbimages/Alamy.
Chris Salans, một đầu bếp mang hai dòng máu Pháp - Mỹ sống ở Bali 20 năm, chia sẻ: "Chìa khóa tạo nên một đĩa lợn quay ngon không chỉ nằm ở phần thịt. Phần rau cũng phải ngon. Đó là sự kết hợp của đậu đũa, cơm tơi xốp, thịt quay nóng mềm cùng một hoặc hai miếng bì lợn siêu giòn".
Món ăn này sẽ mất đi hương vị Bali truyền thống nếu thiếu đi hỗn hợp gia vị đặc biệt mang tên basa gede - nghĩa là "đại hỗn hợp gia vị". Nó bao gồm hẹ, tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt hiểm, rau mùi, hạt tiêu đen, lá salam (lá nguyệt quế Indonesia) và mắm tôm.
Hỗn hợp các loại gia vị này có mặt trong gần như mọi món ăn trên đảo Bali xinh đẹp. Ảnh: BBC/Ian McCarney/Alamy.
Điểm đặc biệt của món ăn này là bạn không thể tự làm món lợn quay tại nhà trừ khi bạn quay nguyên cả một con lợn. Bạn cũng không thể ra chợ chọn mua một miếng thịt lợn và nghĩ rằng nó sẽ thành babi guling đích thực. Đó là lý do hầu hết mọi người đều mua món ăn này ở các nhà hàng nhỏ hoặc tìm đến những người như ông Putu Pande, người đã dành cả thập kỷ quay lợn trong sân nhà để cung cấp cho các nhà hàng và tiệc gia đình.
Hỗn hợp gia vị basa gede sẽ được nhồi vào bên trong bụng lợn và khâu lại. Người nấu phải dùng tay xoay xiên lợn trên lửa, đó là cách chế biến không hề thay đổi qua từng ấy năm, Dodo, con trai ông Pande, trả lời BBC.
Nhà hàng Candra Babi Guling là một trong những nơi bán lợn quay hơn 30 năm ở Bali, theo CNN. Địa chỉ này mở cửa từ 5 giờ sáng nên đầu bếp phải dậy từ 3 giờ sáng để bắt đầu quay thịt.
Các đầu bếp "bậc thầy" phải đảm bảo thịt lợn được chín đều bằng cách xoay liên tục, thi thoảng sẽ rưới nước dừa và hỗn hợp gia vị lên thịt. Ảnh: CNN/Derrick Chang.
Mỗi ngày, các đầu bếp phải nướng 10 con lợn cho nhà hàng trong ca làm việc kéo dài 14 giờ. Họ chỉ chọn những con lợn từ 8 - 18 tháng tuổi, thời gian nướng khoảng 3 - 4 tiếng cho mỗi con. Thời điểm phù hợp nhất để ăn lợn quay là từ tầm giữa đến cuối buổi sáng, để đảm bảo phục vụ thực khách những phần thịt lợn nướng tươi ngon nhất.
Nhiều thực khách nước ngoài thích thú khi thưởng thức babi guling. Kirsty, một du khách, chia sẻ về babi guling trên TripAdvisor: "Đây là món thịt quay ngon nhất mà tôi từng ăn, bì lợn rất giòn. Chúng tôi chắc chắn sẽ quay lại Bali để ăn món này lần nữa".
Theo Vnexpress.vn
Độc đáo lễ hội lợn quay ở Lạng Sơn Hội Ba Xã (Văn Quan) và hội Bắc Nga (Cao Lộc) được coi là những lễ hội mang đặc trưng ẩm thực lớn nhất xứ Lạng. Thịt lợn quay nguyên con với lá mắc mật trở thành đặc sản Lạng Sơn. Ảnh: T.G. Thịt lợn quay cúng Tiên nữ Năm nào cũng vậy, vào đúng ngày Rằm tháng Giêng, người dân xã Gia...